Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập

(LĐTĐ) Một trong những nội dung được các đại biểu đại diện cho cử tri cả nước kiến nghị tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV liên quan đến vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, miễn trừ gia cảnh, Thuế Thu nhập cá nhân, được người dân đánh giá cao và mong muốn các cơ quan chức năng sớm triển khai, giải quyết.
Đề nghị nên cho hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không bị trừ 2% lương hưu Mức đóng bảo hiểm xã hội tối đa năm 2024 được tính như thế nào?
Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập
Toàn cảnh kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV.

Sống “thắt lưng buộc bụng” nhưng phải đóng TTNCN

Phát biểu thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2023; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2024, đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Đoàn tỉnh Bắc Kạn - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp) phản ánh, cử tri cho rằng, mức giảm trừ gia cảnh 4,4 triệu đồng/người/tháng là quá lạc hậu, cần được Quốc hội xem xét sửa đổi sớm, không nên chờ đến hai năm nữa - năm 2026 mới xem xét sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân (TTNCN) như đã đề xuất.

Theo đại biểu Thủy, nhiều chuyên gia và cử tri cho rằng, Luật TTNCN hiện hành lấy tiêu chí là biến động CPI 20%, tức là phải dựa trên "rổ" hàng hóa 720 mặt hàng là bất hợp lý, trong khi đó, các mặt hàng thiết yếu, ảnh hưởng đến chi tiêu của người dân chỉ khoảng trên 20%, nhưng phải chờ tính mức giá trung bình của 720 mặt hàng sẽ rất lâu, thậm chí phải đến 6 - 7 năm. Thời gian này là quá dài, không phản ánh được biến động trong chi tiêu của người dân và các hộ gia đình, gây thiệt thòi cho người dân. Cạnh đó, quy định mức giảm trừ gia cảnh hiện nay chưa phù hợp với quốc gia có mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam. Phần lớn thu nhập của người dân sẽ dành cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu, ví dụ thu nhập 10 triệu đồng/tháng thì chi cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu phải chiếm 70%.

Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy kiến nghị cần sớm xem xét để sửa đổi Luật TTNCN.

Theo khảo sát của Trường Đại học Kinh tế quốc dân, với các quốc gia có thu nhập cao, ví dụ khoảng 100 triệu đồng/tháng, thì mức chi cho hàng hóa dịch vụ thiết yếu cũng chỉ chiếm 30%. Do đó, quy định về mức giảm trừ gia cảnh hiện nay sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức chi cho dịch vụ thiết yếu của người dân. Vì vậy, đại biểu kiến nghị, Chính phủ sớm trình Luật TTNCN vào tháng 10 năm nay và trình Quốc hội thông qua vào tháng 5/2025.

Nên cho hoán đổi thời gian đóng BHXH để không bị trừ 2% lương hưu

Thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Duy Thanh (đoàn Cà Mau) đề nghị, cho phép người lao động nghỉ hưu sớm tối đa là 5 năm so với tuổi nghỉ hưu, cho phép hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không bị trừ 2% lương hưu mỗi năm do nghỉ hưu sớm.

Cụ thể, về giảm trừ tiền lương hưu do nghỉ hưu sớm, đại biểu cho biết, qua thực tế tìm hiểu nguyện vọng của người lao động và ý kiến của nhiều hiệp hội ngành nghề, trong quá trình tham gia đóng góp ý kiến dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đề nghị nghiên cứu, kế thừa quy định Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006, người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên 20 năm được nghỉ hưu sớm và mỗi năm nghỉ hưu sớm chỉ bị trừ 1%. Do đó, dự thảo Luật (sửa đổi) lần này cần bổ sung quy định cho phép người lao động nghỉ hưu sớm, và thời gian nghỉ sớm tối đa là 5 năm so với tuổi nghỉ hưu theo lộ trình quy định tại Bộ luật Lao động. Theo đó, nam đạt 62 tuổi vào năm 2028, và nữ đạt 60 tuổi vào năm 2035, và đã đóng đủ 30 năm bảo hiểm xã hội đối với nữ và 32 năm đối với nam thì được nghỉ hưu, hưởng mức tối đa 75% và bổ sung quy định hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu sớm, không bị trừ 2% lương hưu mỗi năm do nghỉ hưu sớm.

Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập
Đại biểu Nguyễn Duy Thanh kiến nghị nên cho hoán đổi thời gian đóng bảo hiểm xã hội để không bị trừ 2% tiền hưu/năm.

Theo đại biểu, việc điều chỉnh linh hoạt như vậy mới khuyến khích được người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, hạn chế rút bảo hiểm xã hội một lần ở những người đã có đóng từ 20 đến 25 năm đóng bảo hiểm xã hội. Do thời gian chờ đợi hưởng lương hưu quá dài, như hiện nay, đa số công nhân lao động khó có thể tham gia bảo hiểm xã hội cho đến khi độ tuổi nghỉ hưu là 62 đối với nam và 60 đối với nữ.

Cần thông tin thang bảng lương chính thức khi thời điểm 1/7 đang đến gần

Thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội… đại biểu Dương Minh Ánh (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, tại cuộc tiếp xúc cử tri gần đây nhất, cử tri phản ánh để thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7, việc dự thảo bảng lương, cũng như chính sách khi thực hiện Nghị quyết 29, cử tri chưa thấy có bất kỳ thông tin chính thống nào được đưa ra, nhưng trên mạng xã hội lan truyền bảng dự thảo Tờ trình của Chính phủ về việc xây dựng chế độ tiền lương mới.

Qua tham khảo thông tin trên mạng, thì việc đưa ra phân cấp theo nhóm trong bảng lương tại vị trí việc làm chức danh lãnh đạo còn chưa thật sự tương xứng với công việc mà các đối tượng đang thực hiện. Việc tăng lương cũng chưa được thể hiện rõ trong bảng lương dự kiến mới.

Những kiến nghị thấu tình, đạt lý về lương, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập
Đại biểu Dương Minh Ánh kiến nghị sớm công bố các văn bản hướng dẫn về lộ trình thực hiện thang bảng lương mới có hiệu lực từ 1/7 tới.

Theo các thông tin trên mạng, đối tượng được tăng lương nhiều nhất lần này là ngành Y tế và Giáo dục. Do đó các chi phí dành cho việc này sẽ tăng cao. Cử tri nêu, việc nâng lương cho đội ngũ cán bộ y tế và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và chất lượng giáo dục phổ thông công lập là đáng mừng. Nhưng việc nâng lương cho 2 ngành này là từ ngân sách Nhà nước hay nguồn thu tự chủ? Nếu là nguồn thu tự chủ với ngành Y tế thì người bệnh sẽ phải đóng thêm số tiền lớn, với người không có bảo hiểm y tế sẽ càng khó khăn, thậm chí, chờ chết chứ không có tiền đi bệnh viện, chất lượng giáo dục có nâng lên hay không.

Với ngành Giáo dục, chi phí tự chủ nghĩa là học sinh phải đóng học phí theo quy định của các trường công lập, sẽ gây khó khăn cho phụ huynh, bởi hầu hết là con em cán bộ, công chức, viên chức có lương, phụ cấp thấp. Với bậc đại học, tự chủ như hiện tại, có thể sẽ khiến nhiều cháu cũng phải bỏ giấc mơ vào đại học để đi kiếm sống vì gia đình không có điều kiện...

Theo đại biểu Dương Minh Ánh, cử tri kiến nghị cơ quan có thẩm quyền, trước khi ban hành bảng lương chính thức, cần thông tin cho các đối tượng được hưởng lương biết một cách rõ ràng, chính xác quan điểm, thấy được việc cải cách tiền lương là đúng đắn, tránh việc gây hoang mang và không yên tâm công tác...

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cháy xưởng tái chế nhựa ở Hoài Đức, một người tử vong

Cháy xưởng tái chế nhựa ở Hoài Đức, một người tử vong

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào rạng sáng nay (28/9), tại xưởng tái chế nhựa (diện tích khoảng 500m2) khu chùa Rừng, Miền Bãi, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy, phát sinh khói khí độc, khiến công tác chữa cháy hết sức khó khăn. Vụ cháy làm 1 người tử vong và thiệt hại một phần xưởng tái chế nhựa...
Nghệ An: Sôi nổi Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm trong KCN WHA và Nam Cấm

Nghệ An: Sôi nổi Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm trong KCN WHA và Nam Cấm

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Ban quản lý Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An phối hợp cùng UBND huyện Nghi Lộc tổ chức Ngày hội tư vấn, giới thiệu việc làm cho các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc và người lao động trong huyện và các huyện lân cận trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai: Liên tiếp bắt hai nhóm buôn bán ma túy

Đồng Nai: Liên tiếp bắt hai nhóm buôn bán ma túy

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, đang thụ lý điều tra vụ án liên quan đến vận chuyển trái phép chất ma túy xảy ra trên địa bàn.
Đoàn viên ngành Giao thông vận tải sôi nổi tranh tài lái xe mô tô giỏi, an toàn

Đoàn viên ngành Giao thông vận tải sôi nổi tranh tài lái xe mô tô giỏi, an toàn

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội phối hợp với Ban An toàn giao thông, Sở GTVT Hà Nội tổ chức Hội thi “Tìm hiểu Luật giao thông đường bộ và Kỹ năng lái xe mô tô giỏi, an toàn” trong công nhân, viên chức, lao động ngành GTVT Hà Nội năm 2024.
70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi”

70 tác phẩm trưng bày tại triển lãm ảnh “Hà Nội trong tôi”

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), ngày 28/9, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với Chi hội Nhiếp ảnh - Báo chí (Hội Nhiếp ảnh nghệ thuật Hà Nội) tổ chức triển lãm ảnh với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.
Xây dựng lại nhà ở cho người dân bị thiệt hại do bão số 3 trước 31/12

Xây dựng lại nhà ở cho người dân bị thiệt hại do bão số 3 trước 31/12

(LĐTĐ) Phát biểu kết luận Hội nghị trực tuyến sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng chống và khắc phục hậu quả bão số 3 (bão Yagi), sáng 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu xây dựng lại nhà ở cho dân bị mất tài sản trước 31/12 với vách cứng, nền cứng, mái cứng; hoàn thành khắc phục cơ sở trường học, bệnh viện, trạm xá trong tháng 10/2024.
Sân chơi bổ ích dành cho nhân viên nuôi dưỡng cấp học mầm non

Sân chơi bổ ích dành cho nhân viên nuôi dưỡng cấp học mầm non

(LĐTĐ) Trong hai ngày 28 - 29/9, 140 nhân viên nuôi dưỡng xuất sắc đến từ các trường mầm non trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tham gia thi tài tại Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua 28 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội

Hội đồng nhân dân TP.HCM thông qua 28 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngày 27/9, Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã bế mạc và thông qua 28 Nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội Thành phố.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden

Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có cuộc gặp với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp lãnh đạo các tổ chức Liên hợp quốc

Tiếp tục các hoạt động trong khuôn khổ chuyến công tác tại New York, Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có các cuộc gặp với Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 79 Philemon Yang, Tổng Giám đốc Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Achim Steiner và Giám đốc điều hành Quỹ Nhi đồng quốc tế (UNICEF) Catherine Russel.
Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Điểm lại lịch sử quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng đây là một quá trình hiếm có và là hình mẫu trong quan hệ quốc tế về hàn gắn và xây dựng quan hệ sau chiến tranh.
"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"

"Cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới"

Phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhận định nhân loại đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào kỷ nguyên tốt đẹp hơn.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khoá XIII của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 20/9/2024, Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII họp phiên bế mạc tại Hà Nội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài phát biểu bế mạc Hội nghị. Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước.
Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII

Theo Báo Nhân dân, ngày 20/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng diễn ra ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 10, khóa XIII. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn điều hành Hội nghị.
Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

Vun đắp quan hệ hợp tác giữa Thủ đô của hai nước Việt Nam - Lào

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, chiều 17/9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã gặp và làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thủ đô Viêng Chăn Anouphap Tounalom và Ủy viên Trung ương Đảng, Đô trưởng Thủ đô Viêng Chăn Athsaphangthong Siphandone.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã tới Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, từ ngày 10 - 13/9/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động