Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Toàn diện, bao quát, mang tính đột phá
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô Tạo đột phá xây dựng đô thị thông minh Chiều nay (28/5), Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) |
Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) được trình Quốc hội lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Dự thảo luật đã cơ bản được các đại biểu Quốc hội tán thành về sự cần thiết, mục đích, quan điểm sửa đổi luật và nội dung chính của dự thảo luật.
Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chủ trì phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan hữu quan tổng hợp, nghiên cứu ý kiến của các đại biểu Quốc hội; tổ chức các cuộc làm việc với bộ, ngành, cơ quan có liên quan; cử đại diện tham gia một số cuộc hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý để có thêm thông tin và cơ sở thực tiễn phục vụ công tác giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật.
Nội dung giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật đã được Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp tháng 3/2024; sau đó được tiếp thu, chỉnh lý để trình xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ năm (tháng 3/2024) và gửi lấy ý kiến các Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan có liên quan.
Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, các đại biểu sẽ xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), trước khi thông qua |
Dự thảo luật đã được chỉnh lý, hoàn thiện trình Quốc hội trên cơ sở tiếp thu ý kiến của Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý có nhiều điểm mới, tiến bộ, đưa ra những cơ chế vượt trội để Hà Nội có thể phát triển...
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có 7 chương và 54 điều. Dự thảo luật đã bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung để thực hiện chủ trương tăng cường phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội trên một số lĩnh vực. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, dự thảo luật đã tập hợp, bổ sung, sắp xếp lại các quy định về nguyên tắc và các nội dung cụ thể về phân cấp, ủy quyền trong dự thảo luật do Chính phủ trình để quy định thành một điều riêng, bảo đảm rõ ràng về chủ thể, đối tượng, nội dung và trách nhiệm trong phân cấp, ủy quyền thay thế cho việc áp dụng các quy định về phân cấp, ủy quyền theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Trong khi đó, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nhận định, trong thời gian ngắn, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đã phối hợp với các cơ quan liên quan nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ với những sự thay đổi rất đáng kể về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Hồ sơ dự án luật đã được gửi đến các đại biểu Quốc hội nghiên cứu trước Kỳ họp thứ 7, bảo đảm đúng thời gian quy định.
Về cơ bản, dự thảo của Luật Thủ đô (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 được hoàn thiện với mức độ cao, không có các nội dung phải đưa ra nhiều phương án để Quốc hội thảo luận, lựa chọn; nghĩa là không còn nội dung có ý kiến khác nhau gây khó khăn cho quá trình lập pháp. Theo Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Tạo, phạm vi áp dụng dự thảo luật tương đối toàn diện, bao quát hầu hết các lĩnh vực, gồm cả tổ chức chính quyền địa phương, việc phân quyền, việc liên kết phát triển mang tính liên vùng… Những ưu tiên áp dụng trong hệ thống luật pháp sẽ quyết định đến hiệu quả, hiệu lực thi hành của Luật Thủ đô sau khi được ban hành.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đưa ra những cơ chế vượt trội để phát triển Thủ đô Hà Nội |
Đối với vấn đề được quan tâm là chính quyền thành phố thuộc thành phố, trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), các cơ chế, chính sách đặc thù cho thành phố thuộc thành phố sẽ do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định khi Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội việc thành lập thành phố thuộc thành phố, bảo đảm thực hiện các yêu cầu đã đặt ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Dự thảo luật cũng quy định cụ thể chính sách ưu đãi riêng cho Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy cho rằng, việc này thể hiện vai trò hạt nhân của Khu công nghệ cao Hòa Lạc đối với việc phát triển đồng bộ các khu công nghệ cao trên địa bàn Thành phố; đồng thời cũng là bước tiếp nối các chính sách ưu đãi sau khi Bộ Khoa học và Công nghệ chuyển giao Khu công nghệ cao Hòa Lạc cho UBND Thành phố quản lý. Dự thảo cũng xác định việc đầu tư cho đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội được ưu tiên áp dụng mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) với một số chính sách đặc thù.
Đại biểu Trần Văn Lâm (Đoàn tỉnh Bắc Giang) bày tỏ, sự phát triển của Thủ đô luôn là niềm tự hào chung của cả nước. Thủ đô của Việt Nam sánh vai được với Thủ đô các nước, góp phần nâng vị thế của Việt Nam sánh vai cùng với các nước. Do đó, việc hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) chính là tạo sức lan tỏa, trở thành động lực dẫn dắt cho sự phát triển của cả vùng cũng như đất nước.
Còn theo đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn thành phố Hà Nội), dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có những thay đổi căn bản và mang tính đột phá với tinh thần là trao quyền quyết định nhiều hơn cho Thủ đô trong việc ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quyết định khác biệt so với quy định chung của cả nước.
Với phạm vi điều chỉnh khá toàn diện, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật và bảo đảm thực thi pháp luật đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả với các cơ chế, chính sách ưu tiên, vượt trội để phát triển Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo
Sự kiện 20/11/2024 10:28
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa
Sự kiện 20/11/2024 09:52
Bổ sung sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật Xử lý vi phạm hành chính
Sự kiện 19/11/2024 15:43
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật
Sự kiện 18/11/2024 21:15
Đề xuất không trừ tỷ lệ lương hưu với cán bộ xin nghỉ hưu vì không đủ tuổi tái bổ nhiệm
Sự kiện 18/11/2024 19:37