Áp dụng phương thức đối tác công tư để phát triển văn hóa, thể thao
Tạo cơ chế mở để Thủ đô “hóa rồng” Hà Nội: Đề xuất sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm |
Phát triển công nghiệp văn hóa
Nội dung trên được đưa ra thảo luận tại Hội thảo về "Phát triển công nghiệp văn hóa; bảo vệ, phát huy, khai thác di sản văn hóa; cơ chế quản lý, khai thác tài sản công trong lĩnh vực văn hóa thể thao, giáo dục, y tế", nhằm phục vụ giải trình, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã đề xuất áp dụng phương thức đối tác công tư (PPP) đối với các dự án trong lĩnh vực văn hóa và thể thao trên địa bàn Thủ đô. Cụ thể, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trên địa bàn Thủ đô, Vùng Thủ đô có tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án để thanh toán hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng thuộc dự án PPP và chi trả kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư; hỗ trợ xây dựng công trình tạm.
Đây là đề xuất quan trọng vì theo Luật Đầu tư, các dự án PPP vẫn tập trung ở lĩnh vực giao thông mà chưa triển khai trong các lĩnh vực khác. Trong khi đó, nhu cầu thu hút vốn đầu tư tư nhân ở các ngành khác như văn hóa, y tế, giáo dục rất tiềm năng, đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nhưng chưa được triển khai.
Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong lĩnh vực y tế, giáo dục. Trình tự, thủ tục thực hiện các dự án này thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và pháp luật có liên quan…
Nhà văn hóa thôn Đại Áng, huyện Thanh Trì. Ảnh: Bảo Thoa |
Theo ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, tính đến 1/4/2023, hệ thống thiết chế, điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao do các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố quản lý hiện có 383 công trình, điểm sinh hoạt văn hoá, thể thao.
Trong đó, Ủy ban nhân dân Thành phố quản lý trực tiếp 1 thiết chế; các sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố quản lý 350 thiết chế, điểm sinh hoạt văn hoá, thể thao; Sở Văn hoá và Thể thao quản lý 27 thiết chế, công trình văn hoá, thể thao; Công ty TNHH một thành viên điện ảnh Hà Nội quản lý 5 thiết chế, công trình.
Thành phố có 84 thiết chế văn hoá, thể thao/30 quận, huyện, thị xã, gồm: 29 nhà văn hóa cấp huyện, 26 trung tâm thể dục, thể thao cấp huyện, 4/30 tổ hợp Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao; 10 thiết chế khác; 125/579 xã, phường, thị trấn có công trình Trung tâm văn hoá, thể thao cấp xã; 4.656/5.476 thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa/điểm sinh hoạt cộng đồng.
Thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân
Cũng theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, công tác đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở được Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố quan tâm chỉ đạo. Hoạt động của các đơn vị văn hóa thể thao Thành phố từng bước nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp và đã hướng mạnh về cơ sở.
Hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn Thành phố đã có sự phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện. Các công trình văn hóa, thể thao cấp Thành phố, cấp huyện, cấp xã, thôn, tổ dân phố được quan tâm đầu tư xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp. Nhiều quận, huyện đã xây dựng và triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, quản lý, sử dụng và phát huy các thiết chế văn hóa, thể thao, thu hút được sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên, việc triển khai hoạt động của các thiết chế này vẫn còn vướng mắc, chưa hiệu quả, cả về cơ chế, chính sách, việc khai thác, phát huy các thiết chế. Cơ chế phân cấp quản lý, sử dụng, khai thác, quản lý tài sản công để cho thuê, liên doanh, liên kết còn chưa hợp lý...
Một số đại biểu cho biết, có những công trình văn hóa, thể thao nhiều nhà đầu tư mong muốn đầu tư, nhưng cũng có những công trình văn hóa, thể thao muốn phát huy lại không có cơ chế đầu tư vì vướng Luật Quản lý, sử dụng tài sản, còn Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư chưa quy định đối với lĩnh vực văn hóa, thể thao…
Vì vậy, đề xuất áp dụng mô hình PPP được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập hiện nay, tạo cơ chế phù hợp để đầu tư, phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao. Theo các đại biểu, lợi thế của mô hình PPP là hình thức hợp tác tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ công cộng chất lượng cao, sẽ mang lại lợi ích cho cả Nhà nước và người dân.
Đồng thời, tăng cường hiệu quả trong việc quản lý và khai thác sử dụng các cơ sở hạ tầng; thu hút được các nguồn lực của nhà đầu tư để đầu tư phát triển hạ tầng và khai thác các dịch vụ sau đầu tư.
Mô hình này cũng sẽ giảm gánh nặng ngân sách và rút ngắn thời gian đầu tư cơ sở hạ tầng, giúp đưa ra những lựa chọn tốt hơn về thiết kế, công nghệ, xây dựng, sự vận hành và chất lượng cung cấp dịch vụ hạ tầng; gia tăng và bổ sung thêm nguồn thu mới cho ngân sách Nhà nước từ việc khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng, góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện lộ trình tự chủ với các đơn vị sự nghiệp công…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhận định kết quả trận đấu giữa Singapore và Việt Nam: 3 điểm cho các "chiến binh sao Vàng"?
Cổ phiếu của nhà sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai" nằm sàn sau chuỗi ngày tăng kịch trần
Đêm nay, không khí lạnh tăng cường xuống miền Bắc
Khu đô thị nào có giá đất cao nhất Hà Nội?
LOTTE Finance, Alliex và VNPT EPAY ký kết hợp tác ba bên
Giá vàng bật tăng sau nghỉ lễ Giáng sinh
Grand Marina, Saigon – sống tinh hoa trên nền di sản
Tin khác
Từ ngày 1/1/2025, cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô được hưởng thu nhập tăng thêm
Luật Thủ đô 2024 24/12/2024 16:12
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Luật Thủ đô 2024 23/12/2024 11:34
Tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức để thu hút người giỏi vào khu vực công
Luật Thủ đô 2024 08/12/2024 22:05
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới
Longform 08/12/2024 21:09
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng
Luật Thủ đô 2024 07/12/2024 08:16
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn
Luật Thủ đô 2024 05/12/2024 17:17
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 16:05
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34