Ấm áp tủ quần áo từ thiện giữa lòng Thủ đô trong ngày mưa

Những ngày giáp Tết, cơn mưa dầm gió bấc suốt mấy ngày qua cùng cái lạnh rét buốt đặc trưng của mùa Đông miền Bắc đã làm xáo trộn cuộc sống của người dân Thủ đô. Trong cơn mưa và cái lạnh đến tê tái ấy, có biết bao người vẫn ngày đêm khoác lên mình bộ quần áo mỏng manh, đội mưa đội gió, xoay vần với công cuộc mưu sinh.
am ap tu quan ao tu thien giua long thu do trong ngay mua Ấm áp giữa mùa đông

Sau trà đá, nước uống miễn phí, gần đây tại Hà Nội xuất hiện thêm vài sạp hàng quần áo miễn phí cho người nghèo. Đến đây, không cần mất tiền, những người có nhu cầu có thể chọn cho mình và người thân những chiếc áo nguyên vẹn.

Nhưng chính cái rét lại là chất xúc tác tuyệt vời gieo nên những nghĩa cử cao đẹp. Mùa Đông Hà Nội trở nên ấm áp hơn khi những tủ quần áo miễn phí cho người nghèo do một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội tình nguyện mở ra với khẩu hiệu “Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến lấy” được mở ra giữa lòng Thủ đô.

Những quầy quần áo từ thiện đầu tiên được nhóm tình nguyện đặt trên đường Nguyễn Chí Thanh và đường Quán Sứ. Cứ vào khoảng giữa trưa hay cuối giờ chiều, quầy quần áo miễn phí trên đường Nguyễn Chí Thanh lại đón khá đông người đến lấy. Đó là một chiếc tủ tôn màu xanh được thiết kế khá đơn giản để đựng và treo quần áo; trong đó có hàng trăm bộ quần áo với đủ mọi kích cỡ, màu sắc, dành cho mọi lứa tuổi.

am ap tu quan ao tu thien giua long thu do trong ngay mua
(Nguồn: Facebook)

Gọi là quần áo từ thiện nhưng một số bộ còn rất mới, được treo cẩn thận trên giá hoặc xếp ngay ngắn dưới kệ, phân thành từng loại để người lấy dễ dàng lựa chọn. Đặc biệt, ngoài quần áo, trong tủ còn bày biện thêm một số túi xách, giày dép phục vụ nhu cầu của những người có hoàn cảnh khó khăn.

Chủ nhân của quầy quần áo miễn phí này là một nhóm bạn trẻ ở Hà Nội, nhân viên các công ty, một số là sinh viên các trường đại học, cao đẳng.

Phụ trách việc tiếp nhận ủng hộ, chị Hoàng Thị Xuân (sinh năm 1990, Công ty Dược Viet Mediacare) cho biết ý tưởng về việc thực hiện một quầy quần áo miễn phí cho người nghèo hình thành sau khi nhóm bạn đọc được bài báo về mô hình này ở Hội An.

Liên hệ với thực tế cuộc sống xung quanh, nhóm của chị Xuân thấy ở Hà Nội vẫn còn rất nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, người vô gia cư ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, họ rất cần những chiếc áo ấm để chống chọi với thời tiết lạnh giá của mùa đông.

Những bộ áo quần có thể đã cũ với người này nhưng lại là món quà ý nghĩa và thiết thực cho những người khác. Với suy nghĩ như thế, quầy quần áo miễn phí cho người nghèo dần dần được hình thành.

Đầu tiên, chị Xuân và nhóm bạn kêu gọi sự ủng hộ từ gia đình, bạn bè và người thân. Họ cùng dành quỹ thời gian eo hẹp của mình để thực hiện kế hoạch. Sau khi quyên góp quần áo, cả nhóm tranh thủ sắp xếp, phân loại quần áo vào buổi tối.

Chị Xuân cho biết vì đều là những người đi học, đi làm nên chỉ có thể đến thăm và bổ sung quầy quần áo vào buổi tối và những ngày nghỉ cuối tuần. Thời gian còn lại, họ nhờ những người bán hàng gần đó giúp đỡ, khi thì trông coi quầy quần áo, cất đồ đạc lúc có mưa, có lúc lại thay mặt nhóm tình nguyện nhận quần áo do các nhà hảo tâm ủng hộ.

Cách nơi đặt quầy quần áo vài bước chân, cô Lan ngồi bán hàng nước gần đó liên tục để mắt trông coi, tận tình hướng dẫn người đến lấy biết phải lựa bộ quần áo nào cho phù hợp, lấy bao nhiều là đủ.

Cô Lan tâm sự việc chia sẻ quần áo với người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình là một nghĩa cử cao đẹp. Dù không đóng góp được nhiều nhưng cô luôn sẵn sàng tham gia, giúp đỡ nhóm thiện nguyện để những người nghèo có thêm được tấm áo ấm áp tránh mưa, tránh rét.

Tranh thủ chút thời gian đến chọn quần áo trước khi đi làm, cô Tạ Thị Thục (quê ở Văn Chấn, Yên Bái) xúc động cho biết: “Tôi đến lấy đồ không chỉ cho bản thân mà còn gửi về cho những người nghèo ở quê. Quê tôi ở vùng sâu vùng xa còn nghèo khó lắm. Chúng tôi xuống Hà Nội làm thuê thu nhập tốt hơn, được ăn mặc lành lặn chứ bà con còn ít cái ăn cái mặc. Nhiều đứa trẻ con phải mặc quần áo rách, mỏng dù trời rét thấu xương. Những bộ quần áo này sẽ giúp đỡ cho bọn trẻ ở quê tôi được phần nào.”

Cùng đi với cô Thục, cô Nguyễn Thị Khuế (Văn Chấn, Yên Bái) vui vẻ chia sẻ: “Tôi thấy đây là hoạt động rất ý nghĩa. Tết năm nay tôi cũng đỡ được một số tiền sắm quần áo mà lại có ít quà cho các cháu ở quê nên rất vui. Mong rằng sẽ có nhiều quần áo được ủng hộ hơn để chia sẻ với những người có chung hoàn cảnh khó khăn.”

Phương châm “cũ người-mới ta” với hành động sẻ chia đầy tính nhân văn đã lan tỏa đến cộng đồng xã hội. Ngày càng nhiều người biết đến quầy đồ từ thiện đã tình nguyện mang những bộ quần áo của mình, của gia đình đến ủng hộ.

Em Nguyễn Thanh Huyền, một trong những thành viên năng nổ, nhiệt huyết của nhóm tình nguyện chia sẻ, với nhiều người bình thường, tủ quần áo đã chật nhưng vẫn muốn mua thêm những bộ đồ mới, thế nhưng với nhiều người nghèo thì chỉ cần có quần áo lành, sạch sẽ để mặc đã là quý lắm rồi.

Chính vì lẽ đó mà các em dựng nên quầy quần áo miễn phí này. Điều khiến em và nhóm tình nguyện vui nhất, tiếp thêm động lực làm việc thiện là khi quầy quần áo miễn phí mới đi vào hoạt động và được chia sẻ trên mạng xã hội, quầy đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ của rất nhiều người.

Cầm trong tay một túi quần áo đã giặt là sạch sẽ, gấp gọn gàng đến ủng hộ quầy quần áo miễn phí, em Nguyễn Thị Bích Ngọc (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết Thủ đô Hà Nội dù là nơi đô thị sầm uất nhưng vẫn còn có những mảnh đời bất hạnh, vẫn có những người ăn không đủ no, mặc không đủ ấm. Em mang quần áo ủng hộ với mong muốn những người nghèo có thể có một mùa đông ấm áp, một cái Tết đủ đầy, đẹp đẽ hơn.

Chiếc tủ quần áo miễn phí cứ vơi đi rồi lại đầy bởi những tấm lòng biết chia sẻ, yêu thương. Những ngày không mưa, ngoài tủ quần áo, nhóm tình nguyện còn bố trí thêm một phần diện tích bên cạnh để trải bạt, bày thêm đồ đạc để những người có hoàn cảnh khó khăn có nhiều lựa chọn hơn. Tình yêu thương lan tỏa làm ấm lòng mỗi người đi qua khi những ngày Tết đang về thật gần.

Vietnam Plus

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gian hàng 0 đồng - ấm lòng người lao động khó khăn

Gian hàng 0 đồng - ấm lòng người lao động khó khăn

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ các hoạt động chăm lo cho đoàn viên Công đoàn, người lao động, các cấp Công đoàn Thủ đô đã tổ chức nhiều gian hàng 0 đồng nhằm giúp đoàn viên, công nhân lao động khó khăn được mua sắm các sản phẩm cần thiết với giá 0 đồng.
Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

(LĐTĐ) Trong trận chiến Điện Biên Phủ, chiến sĩ Lê Bình và đồng đội của mình khi ấy còn rất trẻ, ôm những gói bộc phá đi đầu tạo cửa mở, phá hàng rào dây thép gai bao quanh đồn địch để quân ta xung phong đánh vào trung tâm đồn giặc.
Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước

Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Sáng nay (8/5), tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội phối hợp Ban Đại diện Hội Người cao tuổi Thành phố tổ chức chương trình “Gặp mặt, biểu dương phụ nữ cao tuổi tiêu biểu trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019 - 2024” nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Ba Vì hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

Ba Vì hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì tổ chức Lễ hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

Đảm bảo ATVSLĐ đối với người lao động tự do trong lĩnh vực xây dựng

(LĐTĐ) Người làm việc không có quan hệ lao động đa số điều kiện lao động còn nhiều khó khăn, đặc biệt là NLĐ tự do trong lĩnh vực xây dựng.
Kinh nghiệm phát triển đảng viên trẻ nhìn từ Quận ủy Thanh Xuân

Kinh nghiệm phát triển đảng viên trẻ nhìn từ Quận ủy Thanh Xuân

(LĐTĐ) Tính từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Đảng bộ quận Thanh Xuân đã kết nạp 691 đảng viên, đạt 70% chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra. Trong đó, tính đến tháng 5/2024, đã kết nạp 8 học sinh trung học phổ thông (THPT).
Đề nghị bổ sung công việc nấu ăn tại các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc

Đề nghị bổ sung công việc nấu ăn tại các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc

(LĐTĐ) Tổng LĐLĐ Việt Nam đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét bổ sung công việc nấu ăn cho các trường mầm non là nghề, công việc nặng nhọc.

Tin khác

Trạm cứu hộ trái tim

Trạm cứu hộ trái tim

(LĐTĐ) Trải qua tổn thương, Ngọc Hà khao khát được yêu thương bởi một người đàn ông mới, người có thể là điểm tựa và vỗ về trái tim vỡ vụn của cô. Anh trở thành trạm cứu hộ cho cô, và cùng cô xây dựng một tình yêu hòa quyện, mạnh mẽ.
Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

Người dân cần tỉnh táo, kiểm chứng thông tin để tránh sập bẫy lừa đảo

(LĐTĐ) Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều, với phương thức, thủ đoạn tinh vi, đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Để không mắc “bẫy lừa”, người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, cần luôn chủ động kiểm chứng thông tin từ những tin nhắn hay các cuộc gọi.
Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

Hàng nghìn người dân xem Lễ diễu binh lớn nhất từ trước đến nay ở Điện Biên

(LĐTĐ) Sáng 7/5, mặc dù trời đổ mưa lớn trước buổi Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ nhưng hàng ngàn người dân vẫn đứng đợi từng khối binh chủng quân đội, công an nhân dân.. diễu hành qua.
Điện Biên trên đường đổi mới

Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

Tháng 5 về Điện Biên lịch sử

(LĐTĐ) 70 năm trước, cái tên Điện Biên Phủ hiện lên chói lọi trên bản đồ thế giới với chiến thắng lịch sử “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngày nay, thành phố Điện Biên Phủ của tỉnh Điện Biên được biết đến như một trung tâm du lịch mới nổi của vùng Tây Bắc với thế mạnh về du lịch lịch sử - tâm linh văn hóa; du lịch sinh thái, khám phá cảnh quan thiên nhiên,...
Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

Thanh Trì thăm, tặng quà gia đình liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Thanh Trì đã đến thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ, chiến sĩ Điện Biên, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

Thanh Trì kiểm soát chặt an toàn thực phẩm trường học

(LĐTĐ) Trên địa bàn huyện Thanh Trì có 64 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập và 12 trường mầm non tư thục tổ chức ăn bán trú. Hiện nay, 100% bếp ăn tại các trường học đã có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

Ôn lại lịch sử hào hùng qua Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”

(LĐTĐ) Từ ngày 4/5 đến 10/5, tại Nhà Triển lãm 45 Tràng Tiền (Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Chiến dịch Điện Biên Phủ - Quyết định lịch sử”.
Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Phát hành bộ tem kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem được thiết kế tạo sự liên hoàn, thể hiện từ quá khứ hào hùng đến tương lai tươi sáng của đất nước.
Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

Đàn Ghi ta và sự biến chuyển trải qua thế kỷ

(LĐTĐ) Đàn ghi ta, từ nhạc cổ điển đến lễ hội hiện đại là hình mẫu văn hóa quyến rũ. Từ nguyên thủy Ai Cập tới Tây Ban Nha, từ cổ điển cho đến điện tử, giáo dục và công nghệ hiện đại đã không ngừng làm mới nhạc cụ này.
Xem thêm
Phiên bản di động