Điện Biên trên đường đổi mới

(LĐTĐ) Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Điện Biên, 70 năm sau ngày giải phóng, Điện Biên hôm nay đã khoác lên mình tấm áo mới hòa với nhịp phát triển của đất nước, đời sống của người dân ngày càng ấm no - hạnh phúc. Kết cấu hạ tầng, văn hóa - xã hội không ngừng phát triển.
Người dân và du khách nô nức đổ về Điện Biên mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Cầu truyền hình "Dưới lá cờ Quyết Thắng": Tiếp bước cha anh với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, Bác Hồ, quân và dân ta đã làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ, đập tan ách thống trị, đô hộ của thực dân Pháp, chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Sau năm 1954 khi chiến thắng thực dân Pháp xâm lược, Điện Biên lại tiếp tục bước vào “trận chiến” mới “xóa đói nghèo, kiến thiết lại quê hương”.

Điện Biên trên đường đổi mới
Diện mạo khang trang của thành phố Điện Biên Phủ hôm nay. Ảnh: Phạm An

Nhớ lại thời điểm mảnh đất Điện Biên Phủ những ngày đầu sau giải phóng, ông Vũ Văn Kiệm, người dân phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ chia sẻ: “Quang cảnh lúc bấy giờ hết sức hoang sơ, chỉ có 3,4 nhà ngói, từ Đồi A1 lên đến gần chợ trung tâm không có cơ quan nào cả. Điện Biên Phủ giải phóng rồi nhưng người dân vẫn còn đói khổ, nhất là đồng bào dân tộc, ngày ăn 2 bữa không no”.

Cũng trong thời điểm đó, với khẩu hiệu “Lấy Tây Bắc làm quê hương” nhiều cán bộ, chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến cũng đã đồng lòng về quê hương đưa vợ, con lên chung sức cùng với đồng bào các dân tộc Điện Biên xây dựng lại mảnh đất mà họ từng chiến đấu không tiếc máu xương.

Ông Trần Công Chính, Chủ tịch Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh Điện Biên cho biết: Sau ngày giải phóng, đời sống của đồng bào, nhân dân gặp vô vàn khó khăn. Diện tích lúa nước không nhiều do bà con chỉ quen trồng lúa nương, nhiều diện tích của lòng chảo Mường Thanh cũng chủ yếu để chăn thả gia súc, chưa phát triển được nông nghiệp hoặc phát triển nhỏ lẻ năng suất không cao, giá trị kinh tế thấp, đời sống nhân dân tới 90% là thiếu ăn.

Trước tình hình đó, Đảng, Nhà nước chủ trương nghiên cứu, khảo sát và quyết định đầu tư xây dựng công trình Đại thủy nông Nậm Rốm để giúp người dân mở rộng khai hoang, canh tác trên cánh đồng Mường Thanh.

Hiện mạng lưới đô thị tỉnh Điện Biên đang được mở rộng và phát triển theo định hướng quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh. Công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng được chú trọng, đảm bảo tính toàn diện và đi trước một bước, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch và triển khai các dự án đầu tư xây dựng, chỉnh trang, phát triển đô thị.

Trong giai đoạn 2020 - 2023, tỉnh Điện Biên đã phê duyệt khoảng 20 đồ án quy hoạch tại các khu vực đô thị, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ. Đến nay, tỷ lệ phủ quy hoạch chi tiết trên quy hoạch chung trung bình toàn tỉnh đạt khoảng 36%. Đặc biệt, mục tiêu đến năm 2025, tỉnh sẽ đẩy mạnh đổi mới toàn diện, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội, tập trung huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị đồng bộ theo hướng hiện đại.

Nhiều công trình lớn được hoàn thành đưa vào sử dụng, đặc biệt phải kể đến sân bay Điện Biên Phủ giúp kết nối 2 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tỉnh Điện Biên hiện có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 153 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu và 3 xã sẽ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Các công trình hạ tầng điện, đường, trường, trạm... đã và đang hoàn thiện, đặc biệt, điện lưới đã về những bản làng xa nhất, khó khăn nhất trên địa bàn.

Tới đầu tháng 5/2024, tại huyện Điện Biên Đông, tất cả 198 thôn, bản và thị trấn sẽ có điện lưới quốc gia. Xác định việc có điện lưới để người dân có cơ hội tiếp cận với ánh sáng văn minh, tự lực vươn lên nên nhiều nguồn lực đã được huyện huy động để đầu tư. Từ năm 2023, Thành phố Hồ Chí Minh tham gia đồng hành, hỗ trợ 50 tỷ đồng cho chương trình kéo điện.

Các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Mường Chà và Tủa Chùa cũng đang đẩy nhanh tiến độ các công trình và huy động các nguồn xã hội hóa. Toàn tỉnh Điện Biên đặt mục tiêu đến hết năm 2025, trên 98% số hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia.

Trong suốt 70 năm qua, dù còn nhiều khó khăn nhưng giáo dục vẫn luôn là ưu tiên trong xây dựng và phát triển mảnh đất Điện Biên. Trong đó, việc kiên cố hóa các trường học, xóa các lớp học tạm là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp chính quyền nhằm đảm bảo mọi trẻ em đều được quan tâm, chăm lo; đảm bảo cho học sinh vùng đồng bào dân tộc đều được tới trường.

Diện mạo mới đã đến với nhiều bản làng của Điện Biên đó là những mái trường, lớp học ngày càng khang trang hơn. Những giáo viên ở vùng sâu, vùng xa yên tâm bám trường, bám lớp. Trường lớp được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng yêu cầu học tập, giảng dạy là điều kiện tiên quyết nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn các tỉnh miền núi, biên giới khó khăn như Điện Biên.

Tại các huyện vùng cao của tỉnh Điện Biên, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, các trạm y tế xã có vai trò quan trọng. Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe cho người dân còn nhiệm vụ nữa là vận động bà con tham gia bảo hiểm y tế. Việc này vừa giảm đáng kể chi phí khám, chữa bệnh đồng thời giúp loại bỏ nhiều hủ tục của người dân.

Điện Biên đã và đang tiếp tục triển khai các giải pháp đồng bộ, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Từ đó, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững. Cùng với nguồn lực đầu tư từ các chương trình mục tiêu quốc gia, Điện Biên đang triển khai nhiều giải pháp, mô hình linh hoạt giúp người dân từng bước tăng thu nhập, có tích lũy tiến tới giảm nghèo bền vững.

Các huyện của tỉnh tiếp tục được đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội. Các nguồn lực hỗ trợ từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững sẽ hỗ trợ nguồn lực xây dựng, nhân rộng trên 200 mô hình, dự án giảm nghèo nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo ở tại các huyện, thị của Điện Biên, để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo tại đây.

Tại hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Điện Biên, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tổ chức mới đây vào giữa tháng 3 vừa qua, tỉnh Điện Biên cũng thể hiện quyết tâm rất rõ, từ nay tới năm 2030 địa phương sẽ được quy hoạch để trở thành một trong những trung tâm du lịch, dịch vụ, y tế của vùng, gắn với 4 trục động lực, 3 vùng kinh tế và 4 cực tăng trưởng, lấy việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đi trước là đột phá.

Ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên khẳng định, trong thời gian tới, lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ nỗ lực, năng động đổi mới sáng tạo, quyết liệt hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành theo tinh thần chủ động, nhạy bén, nắm chắc thời cơ, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm xây dựng và phát triển tỉnh Điện Biên thành tỉnh phát triển khá trong khu vực.

Năm 2022, tỉnh Điện Biên đứng thứ 2 về tốc độ tăng trưởng trong số 14 tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, xếp thứ 24/63 tỉnh, thành trong cả nước, là mức tăng trưởng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ước đạt 7,1%, cao hơn so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, đạt khá cao so với bình quân chung cả nước, thuộc tốp đầu của 14 tỉnh trong khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt 1.750 tỷ đồng và cũng là năm đầu tiên du lịch của tỉnh cán mốc 1 triệu lượt khách.Tỷ lệ hộ nghèo hiện chỉ còn khoảng 26%.

Hà Phong - Phạm An

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và LĐLĐ Thanh Oai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và LĐLĐ Thanh Oai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa

(LĐTĐ) Ngày 24/10, tại Khu liên cơ quan Vân Hồ, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội cùng LĐLĐ huyện Thanh Oai tổ chức Hội nghị Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10; phát động chương trình truyền thông - tư vấn tầm soát, phát hiện sớm ung thư vú, ung thư cổ tử cung và tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ Nữ công quý IV/2024…
Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trên địa bàn quận Long Biên

Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trên địa bàn quận Long Biên

(LĐTĐ) Với mục tiêu chăm lo việc làm, đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn cho đoàn viên, người lao động đang làm việc, sinh sống trên địa bàn quận, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã tổ chức ký Quy chế phối hợp hoạt động với Đảng ủy 14 phường trên địa bàn.
Tháo gỡ điểm nghẽn, ách tắc trong giải quyết thủ tục hành chính

Tháo gỡ điểm nghẽn, ách tắc trong giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Trung tâm Phục vụ Hành chính công thành phố Hà Nội kế thừa, phát huy những kết quả, ưu điểm của việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Hoạt động theo hướng “phi tập trung ở cấp Thành phố”, lấy “cấp huyện làm trung tâm”, hướng về cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát huy tối đa phương án phân cấp, ủy quyền TTHC.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Thủ đô

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 24/10, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ ở Thủ đô Hà Nội hiện nay”. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong chủ trì hội thảo.
Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

Nâng cao chương trình liên kết vùng bảo đảm cung - cầu hàng hóa cho Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác liên kết vùng giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục được quan tâm đẩy mạnh và thực sự mang lại rất nhiều kết quả tích cực. Hàng loạt sự kiện lớn trong và ngoài nước được tổ chức với hiệu quả cao về kích cầu và quảng bá hình ảnh, sản vật Thủ đô, qua đó Hà Nội đã khẳng định được vai trò là trung tâm kết nối với các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Xét xử vụ án cháy quán karaoke tại Bình Dương khiến 32 người thiệt mạng

Xét xử vụ án cháy quán karaoke tại Bình Dương khiến 32 người thiệt mạng

(LĐTĐ) Trong số 6 bị cáo tại phiên toà, có 5 bị cáo bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”, riêng bị cáo Nguyễn Văn Võ bị xét xử tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Phiên tòa cũng triệu tập đại diện của 32 bị hại, 4 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cùng hàng chục nhân chứng tham gia phiên tòa.
Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

Cửa Lò đón hơn 5 triệu lượt khách trong mùa du lịch năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 24/10, UBND thị xã Cửa Lò tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động du lịch năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tin khác

Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Trong hai ngày (23-24/10/2024), đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Chữ thập đỏ 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn tổ chức các chương trình trao quà hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra trên địa bàn với tổng trị giá 217 triệu đồng.
Các tài năng nhí bất ngờ với Robot tại trang trại Green Farm và siêu nhà máy Vinamilk

Các tài năng nhí bất ngờ với Robot tại trang trại Green Farm và siêu nhà máy Vinamilk

(LĐTĐ) Vừa qua, nhiều bạn học sinh cấp 1 và cấp 2 đã có cơ hội tham quan trang trại Vinamilk Green Farm (ở Tây Ninh) và Nhà máy sữa Việt Nam - siêu nhà máy lớn nhất của Vinamilk (ở Bình Dương). Đây là một hoạt động dành cho các tài năng nhí về lập trình robot đến từ nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Phát động giải thưởng KOLs phòng, chống lừa đảo trực tuyến

Phát động giải thưởng KOLs phòng, chống lừa đảo trực tuyến

(LĐTĐ) Nằm trong khuôn khổ chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến” nhằm lan tỏa thông điệp tăng cường nhận thức và trang bị kiến thức cho đa dạng đối tượng người dùng về phòng chống lừa đảo trên không gian mạng, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với TikTok Việt Nam phát động giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến.
Bảo vệ người dân, khách hàng tránh “bẫy” lừa đảo trực tuyến

Bảo vệ người dân, khách hàng tránh “bẫy” lừa đảo trực tuyến

(LĐTĐ) Theo Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng an toàn.
Casa Herbalife giúp cải thiện dinh dưỡng cho hơn 2.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

Casa Herbalife giúp cải thiện dinh dưỡng cho hơn 2.000 trẻ em và người cao tuổi khó khăn

(LĐTĐ) Herbalife Việt Nam vừa tổ chức chuỗi Lễ tái ký kết hợp tác thực hiện Chương trình Casa Herbalife trên toàn quốc. Hoạt động thường niên này đồng thời đánh dấu hành trình 11 năm chương trình Casa Herbalife được thực hiện tại Việt Nam.
Nestlé MILO trao tặng máy tính cho các trường tiểu học vùng cao

Nestlé MILO trao tặng máy tính cho các trường tiểu học vùng cao

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Chương trình Giáo dục dinh dưỡng và vận động cho học sinh tiểu học năm học 2024 - 2025, Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Công ty Nestlé Việt Nam, nhãn hàng MILO đã trao tặng 3 phòng máy tính tại các trường tiểu học ở tỉnh Yên Bái và Lào Cai.
9 bí quyết ngăn ngừa tình trạng mất cơ khi về già

9 bí quyết ngăn ngừa tình trạng mất cơ khi về già

(LĐTĐ) Mất cơ là một hệ quả tự nhiên của quá trình lão hóa, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gia tăng nguy cơ té ngã và chấn thương. Để duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi, việc ngăn ngừa mất cơ là điều tối quan trọng.
Những hoạt động xã hội ý nghĩa của Trường THCS Hợp Thanh

Những hoạt động xã hội ý nghĩa của Trường THCS Hợp Thanh

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Trường Trung học cơ sở (THCS) Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, đã có nhiều hoạt động xã hội vô cùng ý nghĩa; lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách…
Biến rác thải rắn thành con đường nghệ thuật

Biến rác thải rắn thành con đường nghệ thuật

(LĐTĐ) Những mảnh gốm sứ, chai lọ thủy tinh, phế thải xây dựng,…được người dân làng Liên Mạc (phường Hoàng Liên, quận Bắc Từ Liêm) chung tay tái chế, xây dựng những bức tường nghệ thuật với hình ảnh sống động nhưng rất đỗi bình dị, thân thuộc. Những con đường gốm, sứ không chỉ tạo điểm nhấn cho các con đường làng, ngõ xóm mà nó còn giúp gắn kết tình cảm của những người dân địa phương, lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường.
5 thói quen khiến bạn già đi nhanh hơn

5 thói quen khiến bạn già đi nhanh hơn

(LĐTĐ) 5 thói quen có thể khiến cho quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn như tập cardio quá sức, lạm dụng nước ép trái cây, tránh ánh nắng mặt trời, phụ thuộc vào thực phẩm bổ sung và không kiểm soát căng thẳng.
Xem thêm
Phiên bản di động