Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình
Chiến sĩ Điện Biên xúc động ôn lại kỷ niệm tham gia chiến dịch Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ký ức không phai mờ Tri ân các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên |
Chiến sĩ Lê Bình sinh năm 1927, ông đã cùng đất nước trải qua 70 năm nhìn lại trận chiến lịch sử Điện Biên Phủ năm ấy. Lê Bình sinh ra tại xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An và chiến đấu tại Đại đội 53 của Trung đoàn 57, Sư đoàn 304. Hiện nay ông là hội viên Hội Cựu chiến binh Thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Mặc dù ở tuổi 97, chiến sĩ Lê Bình vẫn nhớ như in những tháng năm hào hùng ấy. Trong trận chiến đánh Điện Biên, trung đoàn 57 của Sư đoàn 304 được phân công đánh sân bay và cứ điểm Hồng Cúm. Đại đội 53 của Lê Bình làm nhiệm vụ “xung kích” mở đột phá, đánh vào mặt chính diện của cứ điểm Hồng Cúm.
Ở tuổi 97, chiến sĩ Lê Bình vẫn còn minh mẫn, viết chữ, đọc sách và hồi tưởng lại những năm tháng Điện Biên. |
Theo như lời của chiến sĩ Lê Bình, thì ông và đồng đội khi ấy còn quá trẻ, "lông tơ chưa phủ đậm trên môi, khi cười hàm răng trắng nhởn", họ ôm những gói bộc phá hoặc những quả thủ pháo với nhiệm vụ chính là đi đầu tạo cửa mở, phá hàng rào dây thép gai bao quanh đồn địch để quân ta xung phong đánh vào trung tâm đồn giặc.
Hồng Cúm là cứ điểm quan trọng, nơi có sân bay, có kho hậu cần lớn. Pháp đã bố trí ở đây 5 xe tăng và cả xe bọc thép. Đại bác thì to nhỏ các cỡ, các loại để tự bảo vệ và chi viện cho các cứ điểm khác. Đại đội 53 của chiến sĩ Lê Bình, Tiểu đoàn 346 và cả Trung đoàn 57 đã liên tục ngày đêm bám sát trận địa. Chiến sĩ trước hy sinh, chiến sĩ sau tiếp bước. Suốt 56 ngày đêm chiến đấu dưới làn bom đạn của giặc, cái chết rình rập kề bên, Lê Bình cùng đồng đội vẫn ngày đêm nắm chắc tay súng bảo vệ trận địa.
Vòng vây càng siết chặt. Sáng ngày 5/5/1954, địch ở trong cứ điểm liều mạng đánh ra mở đường máu để rút chạy về khe cạn và Mường Thanh. Chúng đã vấp phải lực lượng của Đại đội 53 trấn giữ trận địa, đánh bật trở lại, phải chui vào lô cốt. Sau đó địch cho 2 xe tăng dẫn đầu và yêu cầu bộ binh ra san lấp hầm hào của Đại đội 53.
Tình thế rất ác liệt, lực lượng của Đại đội 53 bị chia cắt. Nhiệm vụ chính là phải diệt cho được 2 xe tăng và cả bộ binh địch để giữ vững trận địa của ta. Nhưng hỏa lực của ta lúc này phần lớn là súng trường, tiểu liên AK và trung liên, nên không thể diệt được xe tăng, thủ pháo lại có hạn, sau vài đợt đánh địch đã hết.
Chiến sĩ Lê Bình cùng các chiến sĩ Điện biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trong buổi gặp mặt, tri ân của huyện Thanh Trì. |
Sáng kiến của chiến sĩ ta lúc đó là mang từng bao lựu đạn 20, 30 quả ném tập trung liên tiếp, nên đã diệt được xe tăng của địch. Một số khác dựa vào hầm chữ T, đứng bắn diệt cả bộ binh lẫn xe tăng địch. Có chiến sĩ đã leo lên xe tăng mở nắp xe, thả lựu đạn vào xe diệt địch. Bị đánh tới tấp, dồn dập, địch hốt hoảng lại rút chạy về cứ điểm 10 cụm trong lô cốt. Một số tên bị quân ta bắt sống làm tù binh.
Khoảng 17 giờ ngày 7/5/1954, chiến sĩ Lê Bình là xạ thủ trung liên đang quan sát theo dõi địch trong cứ điểm, nhận được lệnh trên truyền xuống: Toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ đã kéo cờ trắng đầu hàng! Anh em chiến sĩ nhảy lên reo hò vang khắp trận địa. Số quân địch ở cụm cứ điểm Hồng Cúm đã bị bắt sống không sót một tên nào, gồm 3 tiểu đoàn.
Góp công chung vào chiến thắng giải phóng Điện Biên Phủ, Đại đội 53 của Tiểu đoàn 346, Trung đoàn 57 (Chi Đội - Đội Cung) sư đoàn 304, đã cùng các đơn vị bạn đã hoàn thành bao vây tiến công, tiêu diệt cụm cứ điểm Hồng Cúm của giặc Pháp một cách vẻ vang. Trung đoàn 57 đã bắt sống 2.000 tên địch. Trong đó có Chỉ huy phó của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ và 40 sĩ quan địch, từ thiếu úy đến thiếu tá. Ta thu 12 khẩu đại bác 105 ly và 237 súng các loại, 3 xe tăng và hàng trăm tấn đạn dược, quân trang quân dụng khác.
Trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Thanh Trì có hàng chục người con ưu tú tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, góp phần làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” như lời thơ của Tố Hữu. Nhiều người trong số họ đã ở tuổi xưa nay hiếm, nhưng nhắc về chiến thắng Điện Biên, họ như trở lại tuổi thanh xuân ngày nào.
Năm tháng trôi qua, những bận rộn lo toan của cuộc sống thường nhật và cả gánh nặng tuổi tác cũng không làm lu mờ cái phần ký ức về quãng đời tuổi trẻ, vẫn hiện hữu trong tâm trí những chiến sĩ Điện Biên.
Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên PhủNên xem
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01