Xu thế tất yếu góp phần giảm ùn tắc
Hà Nội dự kiến di chuyển 1.900 cây xanh để mở rộng đường | |
Hà Nội tăng cường xử lý các điểm ùn tắc giao thông | |
Hiệu quả qua những trục đường thông thoáng |
Những tồn đọng nan giải
Từ lâu, trên lĩnh vực giao thông Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Dễ thấy nhất là việc giải quyết được nhiều “điểm đen” về an toàn giao thông, ùn tắc giao thông giảm, tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí…
Hà Nội đang tích cực triển khai trung tâm điều hành chung của thành phố để tổ chức giao thông thông minh |
Tuy nhiên, các vi phạm về giao thông vẫn diễn ra tương đối phổ biến với các hành vi như: Không đội mũ bảo hiểm, chạy sai luồng tuyến, xe dù chạy lòng vòng trên các tuyến đường, gây phức tạp cho hoạt động vận tải. Bên cạnh đó, công tác thanh tra, kiểm tra vi phạm giao thông chưa kịp thời, nhiều trường hợp còn chưa cương quyết, tai nạn giao thông vẫn còn nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia giao thông, một số nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật liên quan xuất phát từ cơ sở hạ tầng phát triển không kịp với tốc độ phát triển của các phương tiện giao thông. Cụ thể, theo tính toán, số lượng ô tô, xe máy trên địa bàn thành phố thời gian qua tăng nhanh.
Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, Sở đang triển khai dự án: “Số hóa cơ sở dữ liệu hạ tầng và phương tiện giao thông” và “Xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến phục vụ công tác quản lý, điều hành giao thông”. Về định hướng phát triển giao thông thông minh trong thời gian tới, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ xây dựng khung kiến trúc cho hệ thống giao thông thông minh thành phố Hà Nội và tập trung phát triển các thành phần theo khung kiến trúc hệ thống giao thông thông minh; xây dựng trung tâm giám sát điều hành giao thông thông minh; xây dựng hoàn chỉnh bộ cơ sở dữ liệu số hóa cho hệ thống giao thông thông minh (gồm nhiệm vụ tích hợp các cơ sở dữ liệu sẵn có và xây dựng các cơ sở dữ liệu còn thiếu về hạ tầng, phương tiện, người sử dụng). Đồng thời, Sở sẽ triển khai các nội dung cơ bản của hệ thống giao thông thông minh gồm: Hệ thống thông tin giao thông; hệ thống quản lý điều hành vận tải công cộng; hệ thống quản lý điều hành giao thông; hệ thống giám sát xử lý vi phạm… |
Năm 2008 chỉ có 2,2 triệu phương tiện gồm ô tô, xe máy, taxi, nhưng đến năm 2017 có 6 triệu phương tiện, tăng gấp 3 lần. Năm 2018, mỗi ngày có 27 nghìn ô tô, xe máy, xe đạp điện được cấp biển tham gia giao thông, chưa tính đến 1,2 triệu xe các tỉnh về tham gia giao thông tại Hà Nội. Ngoài ra, gần đây taxi phát triển rất nhanh, riêng taxi Grab có hơn 41 nghìn xe hoạt động trên địa bàn thành phố.
Một vấn đề đáng lưu ý là hiện ý thức tuân thủ pháp luật giao thông của người dân chưa cao, một bộ phận người dân chưa có ý thức tự bảo vệ mình. Tại Phiên giải trình về tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm An toàn giao thông đường bộ, đường sắt do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức thống kê, tính riêng trong 2 tháng đầu năm 2019, toàn quốc xảy ra 2.822 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.356 người, bị thương 2.169 người. So với 2 tháng đầu năm 2018, số vụ tai nạn giao thông giảm 523 vụ, số người chết giảm 150 người, số người bị thương giảm 348 người.
Tại Phiên giải trình, ý kiến của đại diện bộ, ngành đều chỉ ra, cùng với việc phòng ngừa thì ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý thật nghiêm các vi phạm mới có thể đủ sức răn đe, kéo giảm được tai nạn. Nói cách khác, tăng cường sử dụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ sẽ góp phần hạn chế vi phạm về an toàn giao thông.
Vì thực tế, hiện nay CSGT đang phải đứng đường nhiều, vất vả. Chính vì vậy, nếu có hỗ trợ của công nghệ sẽ tránh được tình trạng CSGT tiếp xúc trực tiếp với người vi phạm, từ đó tăng tính minh bạch, hạn chế tiêu cực, đồng thời giảm bớt các vụ chống người thi hành công vụ.
Ngoài lợi ích giảm nhân lực CSGT phải ra đứng đường, giảm tiêu cực thì lắp camera còn có thể tác động đến tâm lý người tham gia giao thông để bản thân họ phải thực hiện nghiêm hơn. Đặc biệt góp phần phục vụ cho việc hoạch định chính sách về giao thông, giúp điều hành giao thông thuận lợi, linh hoạt, giảm thiểu được ùn tắc và tai nạn giao thông.
Hiệu quả từ những thí điểm
Khách quan nhìn nhận, thời gian qua việc ứng dụng công nghệ thông tin đã được Hà Nội chú trọng áp dụng trong thực tế. Cụ thể, Hà Nội đã triển khai thí điểm dịch vụ trông giữ ô tô tự động qua ứng dụng điện thoại di động (iParking) tại các tuyến phố Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo...
Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, cơ quan quản lý đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ phía người sử dụng và hàng chục nghìn người đã tham gia vào hệ thống. Ưu điểm của dịch vụ này được ghi nhận không chỉ là sự minh bạch, rõ ràng về giá vé, thời gian sử dụng dịch vụ mà các điểm đỗ còn được khai thác hiệu quả hơn, bảo đảm trật tự, an toàn và tạo sự chủ động trong việc tìm kiếm chỗ để xe cho chủ phương tiện.
Ngoài ra, Hà Nội đã đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông và các thiết bị ngoại vi giai đoạn 1. Hiện nay, dự án này đã hoàn thành đưa vào sử dụng, bước đầu đã có hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông với một số nội dung như: Điều khiển tập trung các tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông từ các nút và quan sát xử lý tín hiệu thu nhận được từ mạng lưới camera về Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông Hà Nội (54 Trần Hưng Đạo); đo đếm lưu lượng, nâng cao năng lực điều hành giao thông thông minh theo mật độ giao thông; xử lý vi phạm tự động thông qua hệ thống camera giám sát (phạt nguội)...
Theo Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Văn Viện, Sở đang triển khai dự án: “Số hóa cơ sở dữ liệu hạ tầng và phương tiện giao thông” và “Xây dựng bản đồ giao thông số trực tuyến phục vụ công tác quản lý, điều hành giao thông”.
Về định hướng phát triển giao thông thông minh trong thời gian tới, đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết, đơn vị sẽ xây dựng khung kiến trúc cho hệ thống giao thông thông minh thành phố Hà Nội và tập trung phát triển các thành phần theo khung kiến trúc hệ thống giao thông thông minh; xây dựng trung tâm giám sát điều hành giao thông thông minh; xây dựng hoàn chỉnh bộ cơ sở dữ liệu số hóa cho hệ thống giao thông thông minh (gồm nhiệm vụ tích hợp các cơ sở dữ liệu sẵn có và xây dựng các cơ sở dữ liệu còn thiếu về hạ tầng, phương tiện, người sử dụng).
Đồng thời, Sở sẽ triển khai các nội dung cơ bản của hệ thống giao thông thông minh gồm: Hệ thống thông tin giao thông; hệ thống quản lý điều hành vận tải công cộng; hệ thống quản lý điều hành giao thông; hệ thống giám sát xử lý vi phạm…
Có thể thấy, việc tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành giao thông là chủ trương đúng đắn, đang được thành phố triển khai từng bước vững chắc. Hoạt động này kết hợp việc thực hiện Ðề án “Tăng cường quản lý phương tiện giao thông đường bộ nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030”, sẽ góp phần nâng cao năng lực quản lý giao thông, cải thiện hiệu quả tình hình giao thông hiện nay và phù hợp tốc độ phát triển đô thị.
Giang Nam
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42