Vi phạm lĩnh vực giáo dục có thể bị phạt 100 triệu đồng
Lẽ nào mãi chiếu cố thí sinh! | |
Phân tầng, xếp hạng đại học phải khách quan | |
Đổi mới cách đánh giá học sinh: Khó đồng bộ! |
Nghị định 79 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp vừa được ban hành, mức phạt tiền tối đa lên tới 100 triệu đồng đối với tổ chức và 75 triệu đồng với cá nhân.
Trong đó, mức phạt cao nhất 80-100 triệu đồng đối với trường cao đẳng thành lập cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Các cấp cơ sở khác như trung tâm giáo dục nghề, trung cấp sẽ bị phạt từ 40 đến 80 triệu đồng với vi phạm này.
Không dạy đủ số giờ học theo quy định, tự ý thêm, bớt nội dung môn học hoặc giảng dạy chương trình liên kết với nước ngoài không đúng theo chương trình trong hồ sơ đăng ký... sẽ bị phạt từ 300 nghìn đồng tới 30 triệu đồng.
Các cá nhân, cơ quan hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có thể bị phạt hàng trăm triệu đồng nếu vi phạm. |
Quy mô lớp học vượt quá mức quy định bị phạt 1-10 triệu đồng. Mức phạt này cũng được áp dụng cho việc không thực hiện đầy đủ quy định về đánh giá, xếp loại hoặc làm sai lệch kết quả đánh giá, xếp loại học tập học kỳ, năm học.
Mức phạt 3-5 triệu đồng được áp dụng với hành vi chấm bài kiểm tra, bài thi không đúng. Đặc biệt nếu làm bài hộ thí sinh, làm lộ số phách, hoặc sửa chữa bài thi mức phạt sẽ là 5-10 triệu đồng. Hành vi đánh tráo bài thi, bài kiểm tra hoặc làm mất, làm lộ đề kiểm tra bị phạt lên tới 25 triệu đồng.
Vi phạm về quy định kiểm tra, thi và đánh giá kết quả đào tạo sẽ bị phạt 1-30 triệu đồng; vi phạm về quản lý, cấp và sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp sẽ bị phạt từ 300.000 đồng đến 30 triệu đồng; vi phạm quy định về nhà giáo, người làm quản lý giáo dục và người học bị phạt 1-30 triệu đồng...
Ngoài ra, Nghị định này cũng bổ sung thêm nhiều mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục như phạt tiền đến 5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng giáo trình, tài liệu không đúng quy định; không công khai thu, chi tài chính. Phạt tiền đến 20 triệu đồng đối với hành vi thu, chi tài chính không đúng quy định; không công khai các thông tin liên quan đến đào tạo như chương trình, chất lượng, học phí, văn bằng, việc làm…
Theo Nguyễn Loan/ Vnexpress
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12