Đổi mới cách đánh giá học sinh: Khó đồng bộ!
Duy trì đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30 |
Người trong cuộc lo ngại
Theo Công văn số 4509/BGD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2015 - 2016, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu giáo viên các trường THCS, THPT đánh giá học sinh qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video clip…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. “Giáo viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành”, công văn nêu rõ.
Học sinh THCS, THPT sẽ được chấm điểm thông qua thực hành |
Về hình thức kiểm tra, Bộ Giáo dục & Đào tạo yêu cầu thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu, từ dễ đến khó. Trong đó, mức độ cuối cùng là học sinh vận dụng được các kiến thức, kỹ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lý trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
Trước những yêu cầu đổi mới này, nhiều người trong ngành giáo dục tỏ ra lo ngại cho rằng, đặc thù cấp THCS và THPT khác với tiểu học nên việc thực hiện không hề đơn giản. Cô Nguyễn Hương, giáo viên dạy Văn một trường THCS ở Hà Nội, tỏ ra lo lắng, việc đánh giá theo phương pháp mới này phải theo dõi, giám sát trong một quá trình dài. Trong khi đó với những môn trọng điểm như văn, toán thì số bài kiểm tra 1 tiết là 5 bài còn bài kiểm tra 15 phút là 10 – 12 bài. Như vậy, để khớp cho đủ số đầu điểm trong từng môn học, giáo viên sẽ rất vất vả bởi song song với việc kiểm tra, đánh giá, giáo viên vẫn phải đảm bảo công tác giảng dạy...”.
Cũng theo cô Hương, trên lý thuyết, việc giám sát, theo dõi tiến độ thực hiện của học sinh sẽ nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học, kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của học sinh. Tuy nhiên, nếu áp dụng phương pháp này thì quỹ thời gian của giáo viên sẽ bị căng hết mức, bởi nếu không ở trường cả ngày để theo sát những hoạt động triển khai của học sinh rất dễ dẫn đến việc cho điểm bừa bãi, thiếu công bằng.
Lựa chọn phương pháp phù hợp với từng trường
Năm học mới 2015-2016, toàn TP có 2.585 đơn vị trường học và cơ sở giáo dục với trên 1,7 triệu học sinh (tăng 11 trường và 75.861 HS) 93.801 giáo viên (tăng 2.367 giáo viên). Tổng kinh phí mua sắm trang thiết bị cho các cấp học chuẩn bị năm học mới là trên 574 tỷ đồng. Toàn TP cũng đã cải tạo, sửa chữa và xây mới trên 2.000 phòng học với kinh phí hơn 1.100 tỷ đồng. |
Lo ngại của cô giáo Hương không phải không có lý, bởi thầy cô giáo là những người trực tiếp thực hiện những yêu cầu đổi mới này. Để thành công đòi hỏi các trường phải có sự cân nhắc lựa chọn phương pháp cho phù hợp với từng trường. Chia sẻ về điều này, cô Nguyễn Kim Dung, tổ trưởng tổ Văn, trường THPT Nguyễn Trãi, cho biết: “Chấm điểm để khuyến khích học tập là việc nên duy trì nhưng nếu chỉ sử dụng một cách thức đã quen thuộc từ nhiều năm nay là thực hiện các bài kiểm tra trên lớp không còn phù hợp với thực tế đổi mới trong giáo dục. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều phương thức đánh giá khác nhau như thông qua đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình...thì không phải trường nào cũng có đủ điều kiện để áp dụng hình thức này bởi kinh phí hạn hẹp, lớp học quá đông... giáo viên sẽ không kiểm soát được hết hoạt động của từng em.”
Đồng quan điểm trên, thầy giáo Nguyễn Quốc Hùng, Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông) cũng cho rằng, rất cần cơ sở vật chất tốt để các em thực hành, từ đó mới tạo được sự tương tác giữa thầy và trò. Do đặc điểm các phương pháp giảng dạy thiên về thực hành cũng như khuyến khích khả năng tự học và tư duy sáng tạo của học sinh nên rất cần cơ sở vật chất đầy đủ để phục vụ cho hoạt động này. Ví dụ cho các em sinh hoạt nhóm thì không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học mà còn cần tới thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm...Trong đó, việc hỗ trợ giáo viên trong quá trình tự học hỏi lẫn nhau cũng rất quan trọng. Vì thế, xây dựng các phòng chức năng để giáo viên có cơ hội sinh hoạt tổ, chia sẻ kinh nghiệm...trong quá trình thực hiện theo phương pháp mới này sẽ giúp mọi người có sự điều chỉnh cho phù hợp hơn.
Vấn đề đặt ra, không thể đòi hỏi sự thay đổi đồng bộ ở tất cả các trường, các địa phương trong cả nước do điều kiện kinh tế cũng như cơ sở vật chất không đồng đều nhau.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36