Phân tầng, xếp hạng đại học phải khách quan

Từ ngày 25-10 tới, các trường ĐH sẽ được xếp hạng, phân tầng. Đại diện các trường đề nghị việc này phải được công khai, minh bạch
Công bố kết quả đánh giá, xếp hạng ứng dụng CNTT
Việt Nam vượt Mỹ, Úc xếp thứ 12 bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu

Nghị định 73/2015 quy định tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp hạng cơ sở giáo dục ĐH vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, các trường ĐH sẽ được xếp theo 3 tầng, 3 hạng.

Hai năm xếp hạng một lần

Cụ thể, các cơ sở giáo dục ĐH sẽ được phân thành 3 tầng gồm các trường định hướng nghiên cứu, các trường định hướng ứng dụng và các trường định hướng thực hành. Tất cả cơ sở giáo dục ĐH trong mỗi tầng tùy theo chất lượng sẽ được sắp xếp vào 3 hạng của khung xếp hạng theo thứ tự từ cao xuống thấp gồm hạng 1, hạng 2, hạng 3.

Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP HCM) trong giờ thực hành Ảnh: TẤn ThÀnh
Sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (TP HCM) trong giờ thực hành Ảnh: Tấn Thạnh

Khung xếp hạng được xác định theo điểm với cơ cấu: hạng 1 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục ĐH có điểm cao nhất; hạng 3 bao gồm 30% các cơ sở giáo dục ĐH có điểm thấp nhất và hạng 2 bao gồm 40% các cơ sở giáo dục ĐH không thuộc hạng 1 và 3. Cũng theo nghị định này, các tiêu chuẩn xếp hạng gồm: Quy mô, ngành nghề và các trình độ đào tạo; cơ cấu các hoạt động đào tạo và khoa học công nghệ; chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học; kết quả kiểm định chất lượng giáo dục.

Việc phân tầng cơ sở giáo dục ĐH được thực hiện theo chu kỳ 10 năm. Xếp hạng được thực hiện theo chu kỳ 2 năm. Các cơ sở giáo dục ĐH tiến hành tự đánh giá theo tiêu chuẩn phân tầng và xếp hạng theo các tiêu chí đã được công bố, lập báo cáo tự đánh giá và công bố trên trang thông tin của mình. Đăng ký thực hiện phân tầng, xếp hạng với tổ chức khó khăn vì thiếu định hướng

Đề cập đến việc phân tầng, xếp hạng các trường ĐH, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Bùi Văn Ga từng cho rằng việc phân tầng, xếp hạng các trường ĐH sẽ giúp đặt ra những mục tiêu xếp hạng và phát triển hệ thống giáo dục ĐH một cách rõ ràng. Hiện nay, các trường ĐH ở nước ta chưa có sự phân tầng một cách rõ ràng. Những trường nghiên cứu thì không đi sâu nghiên cứu; những trường ứng dụng thì thiếu kỹ năng thực hành, dẫn đến tình trạng sinh viên tốt nghiệp thường bị chê là thiếu kỹ năng, không có chuyên môn sâu. Việc phân tầng, xếp hạng các trường ĐH sẽ định hướng được mục tiêu nghiên cứu, phát triển dài hạn cho các trường. Nhà nước cũng sẽ có cơ sở để tập trung đầu tư cho từng loại trường để trong tương lai có những trường ĐH đạt được thứ hạng cao trên thế giới. Đồng thời, giúp cho việc quy hoạch, đào tạo cơ cấu nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Một chuyên gia của ĐHQG Hà Nội cho rằng việc xếp hạng các trường trong từng tầng cũng là điều cần thiết bởi nhìn vào bảng xếp hạng, xã hội, các nhà tuyển dụng sẽ biết trường ĐH đó có chất lượng ra sao, sản phẩm đào tạo như thế nào, từ đó trở thành động lực cho các trường phấn đấu. Tuy nhiên, việc hướng dẫn cách tính điểm cho mỗi chỉ số của các tiêu chí theo tiêu chuẩn xếp hạng phải được Bộ GD-ĐT thực hiện một cách cụ thể, công bằng, khách quan. “Tôi e là việc triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH sẽ gặp nhiều khó khăn vì nhiều trường ĐH vẫn chưa có định hướng đào tạo rõ ràng. Các trường đào tạo nghiên cứu và ứng dụng lẫn nhau nên khó có thể xếp vào tầng nào. Một ví dụ điển hình như ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên rõ ràng là trường nghiên cứu nhưng Trường ĐH Ngoại ngữ thì lại là trường thực hành, vậy xếp hạng thế nào đây? ” - chuyên gia này đặt vấn đề.

Phải có một tổ chức kiểm định độc lập

PGS Lê Trọng Thắng, Trường ĐH Mỏ - Địa chất, nhấn mạnh điều cốt yếu nhất của việc phân tầng, xếp hạng trường ĐH là phải có một tổ chức độc lập đủ khả năng và uy tín. “Việc phân tầng, xếp hạng cần theo đúng các nguyên tắc công khai, minh bạch, chính xác. Nếu không bảo đảm được những yếu tố này thì phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH sẽ không có ý nghĩa. Đó thực sự là một công việc rất khó khăn bởi thực tế hiện nay, hơn 470 trường ĐH, CĐ trên cả nước đang đào tạo chồng chéo, lẫn lộn giữa nghiên cứu - thực hành và ứng dụng. Để có một bảng xếp hạng chính xác các trường ĐH với nhiều tiêu chí cụ thể sẽ phải làm một lượng công việc đồ sộ. Bộ GD-ĐT cần tính toán, chia thành các giai đoạn cụ thể” - PGS Thắng nói.

Đồng quan điểm với PGS Thắng, một chuyên gia của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng để phân tầng, xếp hạng các trường ĐH, CĐ một cách khách quan và công bằng, khiến các trường có thể “tâm phục, khẩu phục” cần có một cơ quan độc lập ngoài ngành giáo dục chứ không thể “vừa đá bóng vừa thổi còi”.

Một lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho hay bộ này sẽ lựa chọn các tổ chức kiểm định định chất lượng giáo dục có năng lực, kinh nghiệm và uy tín trong xã hội để giao nhiệm vụ phân tầng, xếp hạng các cơ sở giáo dục ĐH. Trên cơ sở kết quả của cơ quan, tổ chức độc lập đó, bộ sẽ thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ công nhận.

Theo Yến Anh/ nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

(LĐTĐ) Ngày 23/11, phường Xuân La, quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), và đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”.
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Sau nhiều trận tranh tài sôi nổi và không kém phần gay cấn, ngày 23/11, tại Sân bóng Đền Lừ 3 (quận Hoàng Mai, Hà Nội), Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội lần thứ XVII, năm 2024 chính thức khép lại. Mùa giải năm 2024, đội bóng xuất sắc giành chức vô địch thuộc về đội Xí nghiệp Xe buýt Yên Viên.
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động