Lẽ nào mãi chiếu cố thí sinh!
Thí sinh vướng tiền án của bố được vào Học viện Cảnh sát nhân dân | |
Thêm thí sinh 29 điểm bị dừng nhập học trường công an |
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Công an Nhân dân (CAND), chiều 21-9 cho biết: Em Nguyễn Đức Ngà (18 tuổi; ngụ xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã được Bộ Công an đồng ý cho nhập học Học viện Cảnh sát Nhân dân. Trước đó, em Ngà đạt 29 điểm mà không được nhập học Học viện Cảnh sát Nhân dân vì trước đây bố em từng lãnh án tù treo.
Có chuyện là cầu cứu
Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn cho biết ngay sau khi báo chí phản ánh, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đã gọi điện cho đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An, yêu cầu kiểm tra, xác minh, đề xuất giải quyết kịp thời trường hợp Nguyễn Đức Ngà.
Sáng 21-9, Tổng cục Chính trị CAND đã nhận được văn bản báo cáo, kiểm tra, xác minh của Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An sau khi xem xét kỹ lưỡng hồ sơ của em Ngà, đối chiếu với tiêu chuẩn chính trị, quy định của Bộ Công an. Lãnh đạo Tổng cục Chính trị cũng đã báo cáo Bộ trưởng Trần Đại Quang, sau đó bộ trưởng đã đồng ý để Tổng cục Chính trị có văn bản gửi Công an tỉnh Nghệ An hoàn thiện các thủ tục cho em Ngà được nhập học. Em Ngà cũng phải khai bổ sung lý lịch đầy đủ và trung thực theo đúng quy định của Bộ Công an.
Chiếu cố đến bao giờ?
Thí sinh Nguyễn Đức Ngà không phải là trường hợp đầu tiên được nhập học trong mùa tuyển sinh năm nay nhờ sự can thiệp của các bộ trưởng.
Tối 31-8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận đã gọi điện yêu cầu lãnh đạo Trường ĐH Y Dược Cần Thơ phải nhận thí sinh Trần Văn Sâm. Em Sâm thi đạt 26,5 điểm nhưng không đỗ ĐH do sai sót của Sở Y tế tỉnh Bình Thuận. Quá tuyệt vọng, thí sinh này phải cầm biển cầu cứu “Xin hãy giúp em!” ở chợ Mũi Né (TP Phan Thiết).
Tiếp đó, thí sinh Bùi Kiều Nhi ở Quảng Bình tiếp tục gửi 5 bức tâm thư cho bộ trưởng Bộ Công an, bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cầu cứu vì được 29 điểm (đã cộng 1,5 điểm ưu tiên) nhưng vẫn trượt Học viện Chính trị CAND. Nguyên nhân là do em không khai trong hồ sơ bố em từng bị tù, cho hưởng án treo. Sau khi em Nhi được Bộ trưởng Bộ Công an “giải cứu”, em Nguyễn Đức Ngà cũng gửi tâm thư do bị tương tự.
Mới đây, hôm 20-9, thí sinh Bùi Đình Sơn (tỉnh Nghệ An) đã gửi tâm thư kêu cứu đến bộ trưởng Bộ Quốc phòng do đạt điểm cao nhưng thiếu một quả thận bẩm sinh nên không được vào Học viện Hậu cần. Em Sơn sau đó đã được tạo điều kiện qua học hệ dân sự.
Việc các thí sinh liên tiếp viết thư cầu cứu bộ trưởng đã tạo nên nhiều dư luận trái chiều. Một chuyên gia giáo dục cho rằng đã là quy định thì nên tôn trọng, nếu vì tình mà lách luật sẽ tạo ra nhiều tiền lệ xấu.
“Có nhiều trường hợp như em Nhi và Ngà trong xã hội. Hằng năm, trước mùa tuyển sinh, các trường công an, quân đội đều đưa ra những tiêu chuẩn tuyển sinh và công bố rộng rãi để thí sinh biết trước khi sơ tuyển. Quy định là quy định, sao có thể làm sai? Chiếu cố cho một trường hợp sẽ có những trường hợp thứ hai, ba. Nếu thí sinh nào cũng viết tâm thư cho bộ trưởng để được chiếu cố thì có phải không công bằng cho các thí sinh đủ tiêu chuẩn khác không? Và nếu cứ chiếu cố mãi thì liệu các tiêu chuẩn có còn hay không?” - chuyên gia này đặt vấn đề.
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, cho rằng bởi không còn con đường nào khác nên người dân phải kêu cứu. Tuy nhiên, để tránh tình trạng chiếu cố tiêu chuẩn như thời gian qua, các trường công an, quân đội cần có tiêu chuẩn chặt chẽ và sớm công bố để giúp thí sinh có lựa chọn tốt hơn cho mình.
Cùng quan điểm này, thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn cho biết quy định của lực lượng CAND là thí sinh thi vào ngành phải khai rõ ràng, trung thực trong lý lịch. Bộ trưởng Trần Đại Quang đã chỉ đạo Tổng cục Chính trị, công an các tỉnh cần chủ động thông tin rộng rãi, hướng dẫn tận tình các thí sinh khi làm hồ sơ xét tuyển vào các trường công an.
Để tránh việc giải quyết đơn lẻ từng trường hợp, Bộ Công an đã có công điện gửi công an các tỉnh yêu cầu báo cáo đối với các trường hợp đã trúng tuyển và có giấy báo nhập học nhưng hiện đang vướng mắc về hồ sơ lý lịch. Căn cứ vào từng trường hợp, Bộ Công an sẽ có ý kiến chỉ đạo cụ thể.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58