Vẫn lo ngại cơ chế xin - cho khi lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải
Xếp “nốt” theo điểm
Trước đây, doanh nghiệp muốn đưa xe hoạt động tại các bến xe phải được sự chấp thuận của Sở Giao thông Vận tải tại hai đầu bến. Điều này làm phát sinh nạn xin cho với cơ quan quản lý. Để xóa nạn xin cho, Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 60 thay thế Thông tư số 63/2014, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016, trong đó có nội dung mới về đăng ký khai thác tuyến vận tải. Cụ thể, các Sở GTVT sẽ phải công bố chi tiết biểu đồ chạy xe, DN biết nốt xe nào còn trống để đăng ký và nếu có hồ sơ hợp lệ thì được khai thác. Trường hợp đăng ký không thành công, Sở GTVT phải thông báo bằng văn bản cho DN và nêu rõ lý do.
Làm rõ hơn về vấn đề này, Viện Chiến lược phát triển GTVT nêu rõ, việc lựa chọn các đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định trước tiên phải đảm bảo các điều kiện như, Sở GTVT khi thực hiện lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định phải đảm bảo tuyến vận tải hành khách cố định phải nằm trong quy hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Giờ xe chạy áp dụng quy trình lựa chọn phải nằm trong biểu đồ chạy xe đã được cơ quan có thẩm quyền công bố và chưa có đơn vị khai thác hoặc đơn vị đang khai thác hết thời hạn khai thác hoặc không đảm bảo điều kiện tiếp tục khai thác; giờ xe chạy áp dụng quy trình lựa chọn phải có từ hai đơn vị trở lên đăng ký khai thác tuyến thành công (tính cho cả hai đầu tuyến).
Bến xe Mỹ Đình |
Dựa trên các quy trình này, ban soạn thảo cũng đưa ra một bộ tiêu chuẩn đánh giá các DN theo thang điểm 100 với các nội dung: Phương tiện vận chuyển (30 điểm); Năng lực bảo dưỡng phương tiện (10 điểm); Lái xe (30 điểm); Chất lượng dịch vụ vận tải (30 điểm). Để được tham gia vào quá trình lựa chọn, các DN phải đáp ứng điều kiện tối thiểu về năng lực và điều kiện kinh doanh như giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tuyến cố định, phương án khai thác tuyến, số lượng phương tiện vận tải hành khách (có quyền quản lý, sử dụng hợp pháp), số lượng phương tiện huy động thực hiện giờ xe chạy (lốt xe) đang xét. Kế hoạch bảo dưỡng phương tiện, số lượng lái xe, số lượng nhân viên phục vụ trên xe, chất lượng dịch vụ, đảm bảo ATGT. Bên cạnh đó, DN phải đảm bảo về năng lực tài chính (không nợ thuế).
Ngoài ra, việc đánh giá về phương tiện vận chuyển dựa trên thời gian đã sử dụng của xe. Nếu các phương tiện đã sử dụng mới 100% sẽ được chấm 15 điểm và cứ thêm một năm sử dụng thì bị trừ một điểm. Ngoài ra, tiêu chí cụ thể về loại ghế ngồi, các trang thiết bị khác trên xe. Cụ thể, nếu có ghế tựa lưng điều chỉnh hoặc giường nằm được chấm 5 điểm còn ghế có tựa lưng cố định chỉ được chấm mức 3 điểm. Các trang bị khác trên xe có mức tối đa là 10 điểm và được căn cứ vào việc có hay không có các thiết bị như điều hoà, wifi, video, công cụ hỗ trợ người khuyết tật, dụng cụ che nắng. Các loại trang bị này nếu có được 2 điểm, không có thì được 1 điểm.
Đánh giá về lái xe sẽ dựa trên một số tiêu chí như số năm thâm niên bình quân của lái xe bố trí hoạt động cho giờ xe chạy; Số năm làm việc bình quân tại đơn vị của các lái xe; Có chứng chỉ tập huấn lái xe. Đối với chất lượng dịch vụ vận tải sẽ căn cứ vào các tiêu chí như các DN có đón, trả khách dọc đường hay không; Hành trình xe chạy có đúng với tuyến đã được công bố; Các điểm dừng nghỉ dọc hành trình (vào trạm đã được công bố hay trạm ký hợp đồng phục vụ); Quyền lợi của hành khách…
Nhiều vấn đề cần tháo gỡ
Cũng theo Thông tư số 60, với những tuyến mới hoặc tuyến kém hiệu quả, ngay trong tháng 12, Sở GTVT các địa phương sẽ thực hiện đấu thầu khai thác tuyến. Quy trình này cũng phải công khai, minh bạch bởi vẫn còn lo ngại, tiêu cực sẽ chuyển từ quy trình này sang quy trình khác. Góp ý về dự thảo thông tư, ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng vụ Vận tải, Bộ GTVT, cho rằng, cần nghiên cứu trừ điểm đối với các DN vi phạm nhiều lần. Điều này nhằm đảm bảo mức độ an toàn của lái xe và vi phạm của DN.
Giải thích rõ hơn về trường hợp có nhiều DN cùng đăng ký một tuyến, ông Trần Bảo Ngọc cho biết, nếu như có từ hai DN trở lên đăng ký trên cùng một tuyến thì Bộ GTVT sẽ ra quy định để các Sở GTVT dựa vào quy định đó để có một quy trình lựa chọn đơn giản nhưng hiệu quả. Làm thể nào để lựa chọn DN có đủ năng lực, có đủ kinh nghiệm hoạt động trên tuyến đó để góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí cho người dân.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thang điểm đưa ra cần phải đảm bảo sự công bằng giữa các DN ra đời trước và DN ra đời sau bởi trên thực tế nếu là DN mới thành lập, kinh nghiệm thực tiễn chắc chắn sẽ không bằng các DN đã hoạt động lâu năm. Rồi khi đăng khí tham gia lựa chọn, DN cũng phải có phương tiện từ trước, hay vấn đề sắp xếp thứ tự Sở GTVT hai đầu tuyến đứng ra thực hiện đấu thầu...
Được biết, mới đây trên cơ sở ý kiến thảo luận về những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc trong quá trình xây dựng dự thảo, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ đã có buổi làm việc với Viện Chiến lược và Phát triển GTVT cùng các cơ quan chức năng liên quan. Theo đó, các đơn vị này cần nhanh chóng nhanh chóng bổ sung, hoàn thiện dự thảo, chậm nhất đến ngày 15/11, quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định sẽ được ký ban hành.
Đồng thời, Thứ trưởng chỉ đạo cơ quan biên soạn dự thảo cần nêu rõ trách nhiệm của Sở GTVT địa phương và doanh nghiệp, đặc biệt là tính chặt chẽ, căn cứ cụ thể, khoa học vào các bộ Luật Đấu thầu, Luật Giao thông đường bộ, các thông tư áp dụng. Dự thảo cũng phải bảo đảm tính cạnh tranh, các nguyên tắc ưu đãi, quy định cung cấp thông tin, lưu trữ hồ sơ, điều kiệu tối thiểu, tiêu chí điểm, phương án xử lý tình huống…
Trao đổi về những sửa đổi tích cực trong Thông tư số 60, lãnh đạo một DN vận tải tuyến Hà Nội – Quảng Ninh cho biết, đây là một tin vui cho DN vận tải, bởi khi đó các DN sẽ bớt đi một thủ tục vốn rườm rà, nhiêu khê. Tuy nhiên, việc thực hiện những quy định này cần phải được công khai minh bạch tránh tình trạnh tiêu cực chuyển từ quy trình này sang quy trình khác.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42