Từ anh Uôn cắp sang anh Giáo dục
Đã có anh quản lý giá! | |
Phong phú và đa nghĩa! | |
An toàn cũng xử! |
- Lạ nhỉ, mấy anh tận đẩu tận đâu chả dính dáng gì đến mình, vậy mà cứ thót tim với những pha bóng; hồi hộp như có đội bóng nước mình đá vậy.
- Ước gì tuyển Việt Nam được đá trên sân Uôn cắp chú nhể. Khi ấy chả những thót tim mà đứng hẳn tim ấy chứ.
- Chả cứ có Việt Nam đá, cái Uôn cắp vừa rồi đã có ối fan cuồng đứng tim đó bác.
- Mấy anh cá độ thì nói làm gì, tớ nói là nói cái cổ động trong sáng ấy. Sao vẫn hồi hộp, ngóng chờ thế.
- Nhân bác nói cá độ, em hỏi bác nhé, hậu quả nhỡn tiền thế mà sao “dân cá độ” vẫn phát triển thế bác nhỉ. Phải chăng sức hút của trái bóng tròn làm cho con người ta điên đảo.
- Sức hút thì tất nhiên rồi, không cớ mà bóng đá được gọi là môn “thể thao vua”. Nhưng cái sức hút đối với dân cá độ, nếu nói do trái bóng thì oan uổng quá. Đó là sức hút của lòng tham, cứ nghĩ dựa vào Uôn cắp để kiếm tiền à!?
- Kiếm đâu chả thấy, chỉ thấy đồ đạc, nhà cửa bay hết sạch, có trường hợp còn không dám sống nữa đó bác.
- Đúng thế, thôi không nói chuyện cá độ nữa, nhưng rõ ràng không thể phủ nhận được sức hút vĩ đại của bóng đá. Một mùa Uôn cắp với bao nhiêu hình ảnh cảm động và yêu mến biết bao.
- Vâng, nhất là ảnh các nguyên thủ quốc gia có đội bóng tham gia thi đấu có mặt ở sân theo dõi đội tuyển của nước mình thi đấu mà thấy nó gần gũi thế. Nếu không có bóng đá, chắc gì ta được biết về sự thân thiện của các vị đó.
- Sau trận chung kết, tại lễ trao giải hình ảnh tổng thống Nga, Pháp và Croatia ôm hôn, động viên, chúc mừng an ủi từng cầu thủ dưới trời mưa tầm tã thật cảm động. Theo tớ đó chính là sự “vĩ đại” của bóng đá.
- Nhất là hình ảnh Tổng thống Croatia lau nước mắt cho cầu thủ trước nỗi buồn lỡ hẹn với chiếc Cup danh giá, sao thật gần gũi và cảm động thế.
- Chính bóng đá cũng có một sức hút kỳ lạ để các nước, các nguyên thủ xích lại gần nhau, thân thiện, hòa bình. Theo tớ tấm ảnh Tổng thống Croatia trao tặng chiếc áo số 9 mang tên Putin cho Tổng thống Nga, với hai gương mặt ngời sáng đáng được giải hòa bình hữu nghị.
- Vậy là một Uôn cắp rất thành công đã khép lại. Cảm ơn bóng đá, cảm ơn nước Nga, cảm ơn tất cả đã tạo nên cho chúng ta những ngày đầy sôi động và cảm động.
- Thôi nhé, chuyện bóng đá thế là hết. Mời chú uống trà và cho cái nhận xét về cái anh trà sen này, công phu lắm đấy, nhưng uống có được không?
- Tuân lệnh bác, nhưng sau anh bóng đá, anh Giáo dục đang nóng rần rật chả nhẽ không nói chuyện học?
- Chú quên đấy chứ, anh Giáo dục ta nói nhiều rồi mà.
- Em có điều này băn khoăn…
- Thôi, tớ đã nói không tào lao gì nữa. Chú thấy thế nào, trà của tớ có ngon không?
- Ngon, nhưng…
- Còn “nhưng” gì nữa. Đã nói rồi.
- Nhưng có mấy cái bất thường trong điểm số thi THPT quốc gia, không nói với bác, em thấy cứ ấm ách sao ấy.
- Thôi được, nói gì chú nói đi.
- Đấy số điểm giỏi cao ngất ngưởng, chiếm tỷ lệ “không tưởng” của học sinh Hà Giang đó.
- Nhiều học sinh điểm cao thì đáng mừng chứ sao phải băn khoăn?
- Chân lý là thế, nhưng nó bất thường quá. Học sinh của một tỉnh miền núi nghèo, vốn chuyện học rất khó khăn, chưa có thành tích gì, nay số điểm thi đạt loại giỏi lại chiếm tỷ lệ cao hơn cả nước cộng lại, thì rõ là bất thường.
- Về chuyện này , tớ nghe nói anh Giáo dục đang cho thanh tra tìm rõ nguyên nhân. Rồi anh Hà Giang cũng tuyên bố sẽ điều tra đến cùng, không loại trừ yếu tố hình sự…nên chú cứ yên tâm đi.
- Em chỉ muốn tin điểm của các em là thực chất, nhưng khó quá. Băn khoăn là ở chỗ đó.
-Về chuyện này, theo tớ phải nhìn từ hai góc độ. Một là về học sinh phải tùy theo khả năng của mình mà làm bài, chứ cố bằng mọi cách để có điểm cao, chẳng những không giỏi được mà tâm còn bất ổn.
-Hai là gì em biết rồi, là về phía nhà trường do căn bệnh thành tích mà cũng cố mọi cách để học sinh có điểm cao. Cho là có vào được đại học thì cũng là một gánh nặng không những cho bản thân học sinh mà còn của toàn xã hội.
-Tớ mắc mưu chú rồi. Đã bảo không “đa chiều” mà thành ra giờ đã “đa” thì “đa” một thể. Đấy cái chuyện chạy trường tốt, lớp tốt cho con cũng vậy.
-Vâng, em nhớ cái thời em đi học chưa có lớp chọn, rồi sau này có lớp chọn là lớp chọn thực sự đối với các em có khả năng để tiện bồi dưỡng, chứ bây giờ…
-Chú định nói bây giờ lớp chọn chỉ là cái danh thôi chứ gì?
-Danh thật đấy chứ bác. Nhiều phụ huynh thi nhau chạy cho con vào trường chuyên, lớp chọn mặc dù biết con mình không có khả năng theo kịp chúng bạn.
-Chả thế. Hỏi “con học trường nào”, trả lời “trường chuyên… (hay mấy cái trường nổi tiếng)” lại chả oai à.
-Gia đình muốn oai, nhà trường muốn thành tích, thành thử học sinh cứ quay như đèn cù, áp lực là phải thôi.
-Đấy bác thấy chưa, bác cứ bảo không nói, vậy mà nói ra ối chuyện hay bác nhể?
- Phục chú, từ anh Uôn cắp chuyển ngay sang anh Giáo dục!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49