Phong phú và đa nghĩa!
An toàn cũng xử! | |
Lần này thì gay rồi! | |
Tại ai? |
- Đâu chỉ có sô bít, tớ vừa đi qua con phố có cả dẫy cửa hàng rặt tiếng Hàn, tiếng Nhật. Cứ như tớ thì chả biết trong ấy họ kinh doanh cái gì. Nhưng thôi, tớ không nói chuyện này mà nói chuyện khác.
- Chuyện gì liên quan đến “trả lại tên” ngoài chuyện này nữa bác?
- Thế chú không nhớ vừa rồi rộ lên chuyện “trạm thu giá” à.
- Em nhớ chứ. Thật quá vô lý.
- Chính vì vô lý nên hôm qua, anh quản lý đường bộ đã có công văn yêu cầu tất cả các trạm BOT đã trưng biển “trạm thu giá” phải đổi ngay thành “trạm thu phí”.
- Ô, thế không có gì mới hơn hả bác. Trước đã là “trạm thu phí” rồi mà.
- Thế có chuyện để nói. Kể cũng lạ, khi đổi thành “trạm thu giá” thì cứ “lặng lẽ Sa Pa”, giờ “trả lại tên cho em” thì rùm beng yêu cầu này nọ.
- Thì bác tính, trước sự phản ứng của dư luận, giờ sửa sai cung phải thông báo một chút cho hạ nhiệt. Dù sao biết sai để sửa là tiến bộ lắm rồi.
- Thì đúng là thế, nhưng tớ nghĩ, mấy cái anh tự chủ trương đẻ ra “trạm thu giá” cũng phải tường trình, xin lỗi người dân về cái ý tưởng quái gở này.
- Được như thế đã khá. Theo em biết, để có sự “trả lại tên” này phải có cả chỉ đạo của Thủ tướng đó.
- Vì thế, tớ mới nghĩ trong chuyện này không chỉ trả lại tên là xong được. Phải xem xét kiểm điểm ý tưởng này xuất phát từ đâu, báo cáo trình bẩm gì chưa, hay cứ “tùy hứng qua cầu”.
- Đúng thế bác ạ, đằng sau chuyện này còn là chuyện ai chịu trách nhiệm đền bù kinh phí treo, hạ và làm biển mới; rồi giờ lại treo, hạ làm biển mới lần nữa. Công, của ối ra đấy chứ bác.
- Về việc này tớ nhớ lần trước khi cái “trạm thu giá” xuất hiện, ta đã bàn rồi.
- Vậy kinh phí cho việc này lại được cộng vào tổng chi BOT, rất có thể lại phải kéo dài thời gian thu hồi vốn. Và như vậy lại chủ các phương tiện chịu.
- Rõ là thế rồi, chứ mấy ông bà có “sáng kiến” này chắc chắn chả bỏ tiền túi đâu.
- Đâu thế được. Chuyển đổi từ " thu phí" sang "thu giá " và ngược lại tốn bao nhiêu tiền và ai chịu trách nhiệm cho việc chi này? Đừng để trở thành thói quen cứ có những ý tưởng kỳ cục, bị phản ứng rồi lại sửa nhẹ nhàng như không có chuyện gì xảy ra.
- Nghĩa là để khắc phục tình trạng “tùy hứng” này rất cần có hình thức kỷ luật và phạt tài chính.
- Rõ thế rồi.
- Cũng liên quan đến việc đổi từ ngữ cho “nhẹ tai”, anh Hàng không cũng thay đổi cách gọi “chậm hủy chuyến” thành “bay chưa đúng giờ”.
- Ô hay, anh Hàng không chưa sợ chuyện anh Đường bộ với việc đổi “thu giá”, “thu phí” à. Chậm hủy chuyến khác với bay không đúng giờ. Chậm là chậm chuyến bay, hủy là hủy chuyến bay. Còn bay không đúng giờ là có thể bay sớm hơn hoặc muộn hơn và không có hủy chuyến bay.
- Rất nhiều người cũng có ý thắc mắc như chú, nhưng anh Hàng không giải thích: Việc thay đổi thuật ngữ sẽ làm giảm nhẹ bản chất của việc chậm, huỷ chuyến, lừa dối tình trạng chuyến bay với khách hàng, về bản chất không có gì thay đổi, chậm giờ vẫn là chậm giờ, huỷ chuyến vẫn là huỷ chuyến, có Hàng không đang muốn phấn đấu theo hướng tích cực hơn thay vì cứ tiếp cận theo tên gọi “chậm huỷ chuyến” mãi.
- Ơ, đổi nhằm khắc phục lừa dối khách hàng về tình trạng chậm, hủy chuyến bay diễn ra liên miên, vậy việc thay đổi khái niệm cách gọi này lại thêm tội lừa dối tâm lý à. Nghe đâu lại còn lấy “xu thế thế giới” ra để ngụy biện cho cái lừa dối này.
- Lại còn nói việc đổi tên để kỳ vọng thời gian tới sẽ có tỷ lệ cao hơn đối với các chuyến bay đúng giờ.
- Càng ngụy biện, nếu như trước với cách gọi “nặng tai” mà chậm, hủy chuyến vẫn nhiều, thì giờ gọi “nhẹ tai” hơn càng không cải thiện được. Như vậy mới logic.
- Theo anh Hàng không, hiện nay, việc "chậm, huỷ chuyến" bay được quy định tại Thông tư 27/2017 của Bộ Giao thông Vận tải và thuật ngữ này vẫn được giữ nguyên. Đây vẫn là căn cứ để áp dụng xử phạt và có chế tài với các hãng khi chậm, huỷ chuyến.
- Càng ngụy biện, càng sai lè lè, nói như vậy là sự ngẫu hứng thay tên đổi họ này cố ý làm trái văn bản quy phạm pháp luật à?
- Ngôn ngữ của anh Giao thông cũng thật phong phú và đa nghĩa quá: Chậm, hủy chuyến = bay chưa đúng giờ. Thu phí = thu giá.... Cái người dân cần không phải là tên gọi, danh xưng. Thay vì ngồi suy nghĩ, cải biên ngữ pháp thì cần minh bạch thu phí tại các trạm BOT; dành thời gian nghiên cứu nâng cao chất lượng, dịch vụ... bay cho bằng anh, bằng em.
- Thôi thì, nếu có biên soạn, bổ sung “từ điển” tiếng Việt thì nên mời anh Giao thông tham gia cho ngôn ngữ phong phú và đa nghĩa.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29