Tất cả đều do giáo dục!
Làm vì cái tâm! | |
Chả nhẽ bác và em lo! | |
Đó là trách nhiệm |
- Nếu còn vấn đề gì “chưa ổn” xin bác cứ nói. Ta xây dựng cơ mà.
- Cũng phải nói thật. Sáng nay, Hà Nội có 95.000 thí sinh làm thủ tục dự thi vào lớp 10. Cuộc đua này được báo trước sẽ rất “khốc liệt” bởi số lượng thí sinh tăng đột biến so với các năm trước.
- Chuyện này là bình thường, cớ sao bác phải nói thật hay không cho nó phức tạp.
- Tớ băn khoăn ở hai từ “khốc liệt” đó. Thế là cứ nói giảm áp lực thi cử, dưng cứ thấy cảnh sáng nay phụ huynh đưa con đến các hội đồng thi đăng ký mà thấy cái áp lực chẳng những giảm mà còn căng hơn.
- Đúng đó bác, trước đây ta mới thấy áp lực thi cử đại học, cao đẳng; giờ ngay từ lớp 1 đã áp lực chạy trường, có trường còn thi tuyển lớp.
- Chả trách nhiều phụ huynh phải cho con đi “đào tạo” để thi vào lớp 1. Tớ nghe nói có trường giáo viên nhượng lại suất của mình được ối tiền. Dưng thôi không nói chuyện áp lực , bởi nó đã tồn tại chục năm nay rồi, như vốn nó phải thế. Tớ muốn hỏi cái chuyện thi tuyển vào lớp 10 ấy, tỷ lệ 1 chọi 3, 4 vậy cái số trượt ấy sẽ học ở đâu?
- Bác hỏi cứ như người trên sao hỏa. Vì số trường quốc lập còn ít mà số học sinh lại nhiều nên mới phảo thi tuyển, số trượt thì học trường dân lập. Mời chả đủ học sinh, lo gì không có chỗ học.
- Đấy vấn đề là ở chỗ đấy. Như vậy chả là các học sinh giỏi (ít ra là cũng qua được thi tuyển) thì học trường công lập, còn những học sinh nhàng nhàng thì học dân lập. Thế có phải chất lượng đào tạo có phần chênh lệch không?
- Chả cứ chỉ có chất lượng, mà cả cái anh “giá dịch vụ đào tạo” của anh dân lập nữa, nó cũng “ngất ngưởng” so với công lập.
- Cứ như trước đây, đối với những em đủ điều kiện về học lực và hạnh kiểm là đương nhiên lên cấp 2, mọi học sinh đề bình đẳng trong học tập.
- Bác cứ nói mãi chuyện ngày xưa. Thời buổi kinh tế thị trường dần dần xã hội hóa giáo dục là tất yếu…
- Thế sao còn phân biệt giữa công lập và dân lập? Phân biệt ngay ở cái đầu vào, để rồi cái nhìn của xã hội đối với dân lập thua xa quốc lập?
- Nói đến anh Giáo dục thì còn nhiều chuyện đáng nói lắm. Đấy sáng nay (6/6), phiên chất vấn anh Giáo dục tại QH đó, bao nhiêu là vấn đề bức xúc nhé.
- Bác nói đến chất vấn em mới nhớ ra đấy, hôm trước bác băn khoăn về cái “bệnh thành tích” trong ngành Giáo dục, hôm nay anh Giáo dục giải trình rồi nhé.
- Giải trình sao?
- Thành tích cũng một phần do đăng ký thi đua của các trường, của mỗi lớp học, mỗi giáo viên…
- Ơ hay, sao lại do đăng ký thi đua? Đăng ký thi đua là cần thiết để mà phấn đấu, nếu chưa đạt thì năm sau tiếp tục phấn đấu, chứ không thể đã đăng ký là phải đạt, thế cần gì phấn đấu.
- Dưng đã đăng ký rồi mà không đạt thì thiệt lắm, mất thi đua là mất uy tín, mất quyền lợi…
- Giải trình thế mà gọi là giải trình. Đăng ký thi đua rồi cố ép cho đạt thì chả là “bệnh thành tích” à?!
- Bác nói vậy cũng phải. Tại phiên chất vấn anh Giáo dục cũng thừa nhận chương trình đào tạo giáo viên, trong đó nội dung về đào tạo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên chưa thực sự được chú trọng; giáo viên không được bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp sư phạm, năng lực chuyên môn…
- Theo tớ, giáo dục đạo đức, lối sống hiện nay trong các nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu, mong muốn của học sinh, sinh viên; vẫn còn mang tính áp đặt của giáo viên mà chưa quan tâm đến tâm lý lứa tuổi của các em hoặc mang tính phong trào; thời lượng dành cho các môn Đạo đức, môn Giáo dục công dân và các hoạt động giáo dục khác đóng vai trò “dạy người” còn “khiêm tốn”, ở một số nơi bị xem nhẹ. Có phải thế mà vấn đề đạo đức trong trường học đã nảy sinh nhiều cái nổi cộm, như bạo lực học đường giữa học sinh với học sinh; giữa giáo viên với học sinh; giữa giáo viên với giáo viên; nhất là vấn đề xâm hại trẻ em…
- Cũng có ý kiến giải trình cho rằng, những tồn tại trên phần nào ảnh hưởng từ cơ chế thị trường, giá trị vật chất đã làm lu mờ giá trị tinh thần.
- Nói như vậy thì nguy to. Chuyển đổi cơ chế thị trường là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Sao mọi nguyên nhân cứ đổ cho là cơ chế thị trường? Các nước có nền giáo dục tiên tiến, họ thực hiện cơ chế thị trường còn hơn ta nhiều sao giáo dục của họ tốt thế, chả thế mà ta mới mất 3-4 tỷ USD mỗi năm vì thi nhau đi du học.
- Vậy hóa ra tất cả là do giáo dục.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29