Đó là trách nhiệm
Chắc là vậy! | |
Bác nói phải! | |
Đó mới là điều đáng bàn! |
- Bác muốn nói đến cái Luật Giáo dục đại học sửa đổi mà anh Giáo dục mới trình Quốc hội sáng nay (30/5) phải không? Em nghe nói có căn cứ để đổi đấy, không phải do dị ứng đâu.
- Đấy, theo anh Giáo dục thì tên gọi “giá dịch vụ đào tạo” bao gồm phí dịch vụ đào tạo, dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác.
- Toàn thấy dịch vụ cả, vậy chuyển cái “phí” sang cái “dịch vụ” nghe cũng được đấy chứ.
- Từ xưa đến nay, ai cũng biết đi học là phải nộp học phí, chứ chưa thấy nói nộp dịch vụ bao giờ.
- Không phải từ xưa đâu bác ơi, có giai đoạn đi học đại học chẳng những không phải đóng tiền mà còn được phụ cấp, tem gạo hẳn hoi ấy chứ. Mà thời ấy cũng chẳng có gì gọi là dịch vụ cả. Vì thế quan hệ thầy trò thật đúng nghĩa và trong sáng.
- Thế tớ mới lo cái thay đổi này sẽ càng làm mất đi vị trí cao đẹp của người thầy. Đã gọi là dịch vụ thì coi như bỏ tiền ra thuê, tôi có tiền tôi thuê anh dậy, cái tình nghĩa chắc hẳn sẽ phai nhạt. Có ý kiến còn nói thẳng, đã gọi là dịch vụ thì cũng không còn chức danh thầy, cô giáo nữa mà chỉ là nhân viên cung ứng giáo dục.
- Kể ra cũng “gai gai” với từ “dịch vụ” thật. Tất nhiên cơ chế thị trường thì anh có nhiều tiền phải được phục vụ tốt hơn, dưng cứ mỗi lần đi khám bệnh tại các bệnh viện, em không khỏi băn khoăn.
- Chú lại băn khoăn chuyện phân biệt giữa khám BHYT và khám dịch vụ chứ gì?
- Đúng thế bác ạ. Mà chả cứ BHYT, giữa khám bình thường theo viện phí của ngành Y tế với khám dịch vụ đã khác nhiều lắm. Khám dịch vụ thường được các GS, PGS, TS…thăm khám. Rồi BS nào có tay nghề cao đều được phân khám tại các phòng khám dịch vụ.
- Thì phí cao phải được ưu tiên thôi. Tớ chỉ nghĩ thế hóa ra các GS, TS đều được nhà nước đào tạo bằng tiền thuế của nhân dân, ấy vậy mà cái tài năng ấy lại chỉ phục vụ một số đối tượng có tiền, xem ra cũng chưa “xuôi” lắm.
- Đấy. Quay lại chuyện “học phí” hay “giá dịch vụ đào tạo”, em được biết trong dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi cũng quan tâm đến tính tự chủ đối với các trường đại học, trong đó đối với các dịch vụ không sử dụng ngân sách, các trường được xây dựng và quyết định mức giá dịch vụ đào tạo. Như vậy liệu có chuyện giá dịch vụ cao thì được đào tạo chuẩn hơn không.
- Nếu vậy thì đã mừng, tớ chỉ sợ tăng giá mà không tăng chất lượng. Đối với giáo dục mà chất lượng đào tạo lại được căn cứ theo mức độ dịch vụ thì gay đấy. Rồi các GS, TS có tài lại đổ xô dạy cho mấy cái trường thu dịch vụ cao, dẫn đến chất lượng sinh viên cũng không đồng đều.
- Tất nhiên sinh viên có chất lượng thấp sẽ khó xin việc làm, điều này cũng có cái hay là sẽ không còn phân biệt giữa sinh viên quốc lập với sinh viên dân lập.
- Xã hội hóa giáo dục cũng là tất yêu, khi ngân sách không thể gánh mãi được, dưng có ý kiến cho rằng học đường không thể biến thành cái chợ, ở đó có sự thuận mua vừa bán, nhiều tiền thì mua được món ngon và ngược lại. Đối với giáo dục, sản phẩm là tri thức của con người, vì thể không thể đào tạo theo kiểu “dịch vụ đào tạo” cao thì chất lượng đào tạo cao.
- Trong dự thảo sửa đổi em nghe đâu có tính đến việc rút ngắn thời gian học đại học.
- Điều này là cần thiết. Tớ chưa thấy đâu, chẳng kể cấp đại học mà ngay cả lớp một, thời gian học tập lai nhiều như ở ta.
- Nhiều vậy mà chất lượng có cao đâu. Một cô bạn em có con đang du học bên Anh, nói rằng cháu được nghỉ hè về nước chơi dững 4 tháng; rồi còn nghỉ đông vài tháng nữa…Ấy vậy mà chất lượng sinh viên của họ vẫn cao (tất nhiên đối với các sinh viên học tập thực sự). Cô bạn nói con cô chưa ra trường mà nhiều tập đoàn lớn ở Anh đã mời chào.
- Chú nói vậy vẫn chưa hết. Thời gian học ít như thế, mà các trường còn dành phần lớn thời gian ấy cho các sinh viên thực tế, rất ít thời gian trên giảng đường.
- Vậy hóa ra giáo dục của ta đang nặng về lý thuyết, bỏ qua cái thực hành. Thành ra thời gian đào tạo nhiều mà sinh viên ra trường cứ như “gà công nghiệp”, xin việc ở đâu cũng không qua vòng phỏng vấn kỹ năng.
- Vấn đề này là cả câu chuyện dài bác ạ. Hóa ra từ nãy em và bác cũng có cái ý kiến cho dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục đại học nhỉ.
- Đó là trách nhiệm vì tương lai con em chúng ta mà.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00