Chả nhẽ bác và em lo!
Đó là trách nhiệm | |
Chắc là vậy! | |
Bác nói phải! |
- Cái kết thúc năm học thì liên quan gì đến bằng khen, giấy khen hở bác. Em tưởng cuối năm tổng kết, người ta mới khen nhau cho “cả làng cùng vui” chứ.
- Chú chỉ giỏi giả vờ. Cuối năm học, học sinh nào chả có giấy khen, không xuất sắc thì giỏi, khá, tiên tiến…Cái đáng trách là nhà trường bệnh thành tích đã đành, đằng này nhiều phụ huynh cũng bệnh thành tích. Thế mới có chuyện cuối năm là trên mạng xã hội tràn lan ảnh khoe con với những tấm giấy khen.
- Em tưởng chuyện này đã có nhắc nhở, bởi như thế là vi phạm quyền riêng tư mà bác.
- Đúng là có nhắc, dưng vẫn tràn lan ra đấy. Tớ nghĩ đây cũng là bệnh thành tích, tạo nên nhiều hệ lụy, nhất là “nhồi” tính khoe khoang cho con trẻ.
-Rồi nếu phụ huynh nào lại “dại dột” đưa những sự khoe khoang đó ra trì chiết con mình (nếu cháu không có giấy khen) thì không biết sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ như thế nào.
-Vấn đề này chẳng sợ chú ạ, hầu như học sinh nào chả có, trên tớ nói rồi đấy không mức này thì mức kia, vui hết.
-Mà em thấy lạ, năm nào cũng chỉnh đốn, cũng nhắc nhở cần tránh bệnh thành tích, khen thưởng, đánh giá phải thực chất mà “nguyễn y vân”. Nhiều Sở GDDT lại được đề nghị giải trình vì sao cấp khen tràn lan.
-Giải trình thì giải trình, ai có thể kiểm soát được, thế nên năm sau lại thế.
-Nhân nói chuyện này, vừa rồi em có ông bạn ở nước ngoài về nói chuyện, ở nước đó, cô giáo cho điểm học sinh, điểm của em nào em ấy biết, giỏi không khen, dốt không chê trước tập thể lớp…
-Đây là một phương pháp hay. Em giỏi không thấy khen mà tự kiêu “vênh” với bạn bè, em chưa học tốt không bị cảm giác mặc cảm. Sự tế nhị này chính là “liều thuốc” giúp các em hoàn thiện mình.
-Mà kể cũng lạ, thời em và bác đi học, chuyện lưu ban (đúp) là bình thường, thế nên giờ có họp lớp, bạn bè chênh nhau vài tuổi cũng không lạ. Bây giờ hình như chả còn khái niệm lưu ban nữa bác nhỉ.
-Đấy, bệnh thành tích đó. Lớp có học sinh lưu ban thì bị trừ thi đua, lớp mất thành tích thì trường cũng mất theo, thành ra cứ cố cho lên lớp 100%. Vui vẻ cả.
-Chả trách, cứ có đợt kiểm tra kiến thức đột xuất là phát hiện ối học sinh ngồi nhầm lớp. Có cả trường hợp học sinh lớp 6 mà chưa đọc thông viết thạo.
-Thế thì giỏi hơn cả ảo thuật. Lại có chuyện học sinh nào học yếu quá, trong năm không thể “đỡ” được thì cho ôn hè để thi lại bẳng lên lớp mới thôi.
-Bác nói em mới nhớ đó, vừa mấy hôm trước nói chuyện với mấy cô giáo, cô nào cũng kêu trời về việc “bồi dưỡng” kiến thức cho học sinh thi lại.
-Chả phải chỉ có chú biết, tớ cũng được nghe các cô tâm sự: Việc ngao ngán nhất của giáo viên là phụ đạo học sinh yếu kém trong hè. Những ngày ôn trò chẳng thèm ra lớp. Thế nhưng ban giám hiệu thì luôn nhắc nhở thầy cô phải cố gắng vì học sinh thân yêu. Giáo viên phải có trách nhiệm phụ đạo để các em lên lớp cho đủ chỉ tiêu. Do đó, khi thi lại thầy cô đành nhắm mắt mà đẩy hết các em lên lớp cho đủ chỉ tiêu.
-Thế nhưng cái chính là các em không thèm ra học. Thầy cô điện thoại nhắc nhở suốt mà các em có thèm đi đâu Nhiều giáo viên đành phải gửi đề cương tới tận nhà để các em tự học. Chỉ mong ngày thi các em ra đủ là mừng lắm rồi.
-Vì thế nên học sinh yếu kém không thèm quan tậm tới chuyện ôn tập. Nhiều em bây giờ luôn có tư tưởng thầy cô sợ và cần mình. Rồi không học vẫn được lên lớp. Thành thử trò chẳng thèm ôn làm gì cho mất công.
-Nếu chúng ta cứ nhắm mắt kiểu này thì sẽ còn mãi hiện tượng trò không cần học. Các em cũng sẽ không bao giờ tôn trọng thầy cô. Lúc nào các em cũng tưởng thầy cô đang sợ và cần mình.
-Vì thế mà trò đến lớp chẳng cần học, các em cứ ngồi chơi vì điểm số đã có thầy cô lo. Em này truyền em kia rằng mình không học vẫn được lên lớp? Rằng trách nhiệm thầy cô là phải nâng điểm cho học sinh... Cha mẹ thì thấy con mỗi năm một lớp là mừng rồi, chẳng cần quan tâm xem con học thế nào.
-Ấy thế mà anh Giáo dục chả lo, chỉ thấy lo thay đổi tuyển sinh, chỉnh sửa sách giáo khoa, đào tạo tiến sĩ, dự án này dự án nọ …toàn tiền trăm ngàn tỷ.
-Chả nhẽ bác và em lo!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49