Tại ai?
Nóng cùng World Cup! | |
Có vậy chắc mới giảm được! |
- Thế chú chưa biết chuyện cầu vượt nút giao Mỹ Thủy, Q2 TP HCM vừa thông xe, sau 24 giờ đã bị lún nứt hàng chục mét à?
- Chuyện này có gì đâu bác, theo chủ đầu tư, lý do nứt là vì chênh lệch cao độ đường dẫn theo thiết kế và đường tạm là 1,5m, vì thế nếu nâng cao độ đoạn đầu cầu thêm 1,5m đúng với thiết kế sẽ khiến xe cộ không thể lưu thông từ đường tạm lên cầu được. Vậy cớ sao bác lại nói lún đúng quy trình?
- Lại chả đúng quy trình à, tớ nhớ trước đây khi mặt Cầu Thăng Long vừa chi gần trăm tỷ gia cố làm phẳng, vậy mà xe vừa chạy mấy ngày lại “nguyễn y vân”…
- Bác so sánh, liên hệ cứ rối như tơ vò, em nghe chả hiểu cái quy trình của bác là thế nào.
-Chú vẫn mắc tội chưa nghe hết đã thắc mắc. Tớ nói cái quy trình là quy trình của thời tiết ấy. Cái mặt cầu Thăng Long bị lún, ngày ấy họ nói là do thời tiết nắng nóng. Vậy giờ cái cầu vượt Mỹ Thủy lún đúng trong dịp nắng nóng này, thế chả là lún đúng quy trình sao.
-Bác nói vậy thì em chịu. Nhưng em nghe nói, mặt cầu lún còn một lý do nữa mang đầy trách nhiệm xã hội. Đó là trước tình trạng kẹt xe liên miên tại khu vực này, nhà đầu tư và thi công mới làm tạm nên kết cấu đoạn đầu cầu chưa phải kết cấu chính thức mà chỉ mới đổ đá và san lên bề mặt lớp nhựa đường mỏng. để dân có chỗ đi lại. Trong buổi thông xe cầu vượt, có sơ suất là chưa cung cấp đầy đủ thông tin: Đoạn đầu cầu dài 50m phía quận 2 vẫn chưa hoàn thiện, mới chỉ làm tạm cho xe lưu thông..
-Lý do thật là trách nhiệm, nhưng tớ hỏi nhé, kẹt xe bao nhiêu năm nay còn chịu được, vậy sá gì không chờ thêm ít thời gian nữa để hoàn thiện cầu cho thật chất lượng rồi hãng đi. Hay kỹ thuật cầu của ta có phương pháp mới, chả cần khảo sát địa chất, cứ làm đã, lún đến đâu ta khắc phục đến đó.
-Chả phải thế đâu bác, làm như thế khác chi phải rải mặt đường nhiều lần, như vậy kinh phí đầu tư sẽ “đội” lên rất nhiều. Ai dại thế bác?
-Thế mà có đấy. Nếu đi trên các con đường mới chú để ý sẽ thường gặp các biển báo: “Đoạn đường chờ lún”, tớ cứ thắc mắc tại sao không tính toán độ lún ngay từ khi thi công, cứ chờ lún thế này thì lại chắp vá, mà đã chắp vá sao bằng được như làm ngay từ đầu.
-Em hiểu, nhưng thôi bác tha cho, em được biết sáng 1-7, đơn vị thi công cầu vượt nút giao Mỹ Thủy đã tiến hành cào lớp mặt đường đoạn đường dẫn lên cầu phía quận 2 để hoàn chỉnh kết cấu mặt đường như thêm đá, gia cố xi măng, bêtông nhựa…
-Thôi thì đành vậy, nhưng nói đến chuyện cầu đường, tớ thấy có nhiều chuyện lạ. Gần đây lại có chuyện cây cầu được đầu tư 12 tỷ đồng, vậy mà xây xong lại bỏ hoang.
-Bác muốn nói đến cầu Bà Vường ở Hà Tĩnh phải không?
-Chính nó đấy, chú có biết lý do vì sao không? Thật hài hước, khi cây cầu này đã hoàn thành gần 2 năm nhưng không thể sử dụng được vì không có đường dẫn. Gần 2 năm qua, cây cầu nằm chình ình giữa bãi đất trống khiến người dân nơi đây không khỏi xót xa.
-Việc này cũng đúng quy trình đấy bác ạ. Những người có trách nhiệm trả lời rằng: Dự án bị chậm tiến độ là do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Một số đoạn đi qua đất làm muối, đất này giao cho dân nhưng không ai có bìa đỏ. Giờ đền bù theo đất tạm giao người dân không đồng tình.
-Thế lại là do dân à. Hẳn nào có người nói không có đường dẫn thì vác xe lên cầu mà đi. Thế có phải hài hước không.
- Còn một lý do quan trọng nữa khiến dự án bị dừng lại là hết vốn. JICA tài trợ 14,6 tỷ đồng, phần còn lại lấy từ ngân sách của tỉnh. Nhưng đến nay tỉnh mới rót về được 2 tỷ đồng nên nhà thầu không có tiền để thi công tiếp.
-Vậy là do thiếu tiền. Có phải vì thiếu tiền mà có chuyện xã Cẩm Minh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh từ trẻ 6 tháng tuổi đến người già 80, các hộ nghèo đều phải đóng gần chục khoản lên đến hàng triệu đồng cho thôn, xã để xây dựng nông thôn mới.
-Chắc bác lại muốn nói, nghèo quá không đóng đủ, thế là lại do dân nên không xây dựng được nông thôn mới, như do dân không chịu giải phóng mặt bằng nên không xây dựng được đường dẫn lên cầu!
-Xét về logic học là thế, nhưng nó hài hước quá. Vậy những cây cầu, con đường với đầu tư hàng trăm, hàng chục tỷ đồng vừa khánh thành đã lún hoặc bỏ không , rồi lại vá víu, tu bổ lãng phí bao nhiêu tiền của thì tại ai?
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29