Có vậy chắc mới giảm được!
Khó mấy cũng phải thực hiện | |
Chớ buồn vì World Cup | |
Làm được như bác thì còn gì bằng! |
- Không phải tớ khổ mà tớ thấy thương cho ông nguyên bộ trưởng, rõ ràng quan chức nhé, không phải thời chiến nhé…thế mà xa vợ, xa con hoài. Vậy không phải là khổ ư?
- À, bác thương cái ông nguyên bộ trưởng một năm có tới gần 170 ngày ở nước ngoài phải không. Kể ra cũng đáng thương thật, đứng đầu một bộ phải giao thương với nhiều nước trên thế giới, việc phải đi nước ngoài thường xuyên cũng rất nên được cảm thông.
- Thì tớ nói khổ mà. Nhưng vẫn có cái băn khoăn, công cán nước ngoài tất nhiên là ký kết, là học tập kinh nghiệm…vậy cũng cần đo đếm cái kết quả nó ra sao, chứ sau mỗi đợt đi nước ngoài học tập về lại “vẫn y nguyên” thì cũng phải xem xét.
-Chính vì thế, theo chỗ em được biết, trong thập niên vừa qua, chính phủ và các địa phương đã liên tục có những chỉ đạo yêu cầu hạn chế đi công tác nước ngoài, đặc biệt là bằng tiền ngân sách. Nhưng trong những mối quan hệ phức tạp của hoạt động kinh tế nơi mà các Bộ vẫn quản lý nhiều doanh nghiệp, lý do và nguồn tiền để cán bộ đi nước ngoài vẫn muôn hình vạn trạng.
-Nguồn nào tớ chả biết, có điều nguồn ngân sách đi nước ngoài ngày càng dầy đặc là không thể phủ nhận. Theo Thanh tra chính phủ, trong 4 năm từ 2012-2016, gần 42.000 lượt cán bộ của Bộ Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước đã xuất ngoại với khoản ngân sách lên đến 1.004 tỷ đồng. Con số cũng đáng giật mình nhỉ.
-Em đã nói rồi, vì ký kết, vì học tập kinh nghiệm đi nước ngoài là cần thiết, có điều sau mỗi chuyến đi ấy có đem lại lợi ích gì cho cơ quan, cho đất nước không thôi.
-Tớ không dám “vơ đũa cả nắm”, nhưng với những người làm việc trong khối nhà nước, hay có liên quan, những chuyến đi nước ngoài của các quan chức, cán bộ… thường là “công du kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng, mua sắm” đã trở nên quen thuộc.
-Cũng phải khẳng định, việc đi nước ngoài để thi hành công vụ, học tập kinh nghiệm... là cần thiết nhưng nhiều nơi lại thực hiện một cách tùy tiện.Một vị Đại biểu Quốc hội, mới đây có phát biểu rằng: Quy định công vụ đối với cán bộ hiện đã có, tùy từng vị trí công việc, chức vụ và các điều kiện cụ thể để cán bộ được phân công đi nước ngoài công tác. Luật không thiếu nhưng nhiều nơi cứ biến tấu rồi đưa ra các lý do khác nhau để đi nước ngoài dưới danh nghĩa đi công tác, tiêu xài tiền ngân sách.
-Nhiều tỉnh, ngành, tổ chức chính trị xã hội đều có tình trạng này. Đặc biệt là thường cử cán bộ sắp nghỉ chế độ, cán bộ cuối nhiệm kỳ ra nước ngoài "học tập kinh nghiệm". Cái đó có chính đáng, có hiệu quả không?
-Em cho rằng, việc cho các cán bộ đã cống hiến cả đời, đến khi sắp “hạ cánh” được tham quan nước ngoài một lần cho biết cũng là chấp nhận được. Bác cũng không nên khó tính quá.
-Tớ đồng ý với với chú, nhưng nên có hẳn chính sách đãi ngộ đối với đối tượng này, để thẳng thắn trong mục đích của chuyến đi là tham quan đi, sao cứ phải mượn cớ đi công tác, học tập. Công tác học tập, giả dụ có tiếp thu được những “điều hay, ý đẹp” của nước ngoài, phỏng có ích gì khi những cán bộ này đi về rồi nghỉ hưu, không còn thời gian để truyền đạt áp dụng.
- Bác nói vậy cũng đúng. Em có ông bạn là cán bộ bậc trung ở một huyện nghèo, sắp nghỉ hưu cũng vừa có chuyến “công tác” mấy nước Bắc Âu cùng đoàn càn bộ của huyện. Xênh sang lắm, gặp ai cũng khoe toàn những cảnh đẹp…chẳng thấy nói gì đến việc kinh nghiệm quản lý, phát triển kinh tế ra sao.
-Chú nói đến “khoe”, tớ mới nhớ ra đấy. Có một đứa em kể với tớ rằng, vừa tham gia lớp học nghị quyết, trong phần trình bầy của mình, diễn giả (một cán bộ của tỉnh) thường áp thực tiễn bằng cách lấy ví dụ trong các chuyến “công du” nước ngoài, khoe khéo đã đi nước ngoài hơn 40 lần, và sắp tới lại đi Mỹ.
-Dù sao như thế cũng có thu được cái để mà áp dụng thực tiễn. Chứ nếu cán bộ càng du học dân càng khổ mới sợ.
-Khổ nỗi những “cái áp” ấy chả liên quan gì đến nội dung nghị quyết cả, giống hệt kiểu anh bạn của chú ấy. Hình như bây giờ người ta đánh giá sự sang, hèn của mỗi người căn cứ vào việc đi nước ngoài nhiều hay không.
-Cũng phải công bằng mà nói nhiều đoàn đi “công du” chưa hẳn là tiền ngân sách mà là tiền doanh nghiệp tài trợ, như đoàn của Bộ CT đi học tập tại Argentina, Panama …là do Vinataba đài thọ.
-Lãnh đạo đi nước ngoài có thể không phải bằng tiền ngân sách, nhưng cái gì cũng có giá của nó, chắc chắn Doanh nghiệp không tự dưng bỏ những khoản tiền lớn mời lãnh đạo “công du”. Giá trị mà doanh nghiệp đạt được gấp nhiều lần số tiền du hý đó và cũng là khoản mà ngân sách nhà nước thất thoát…
-Hôm qua ta bàn chuyện “nạn kỷ niệm”, hôm nay nghe bác nói em mới “vỡ” ra, có lẽ đây cũng là “nạn”, “nạn công du nước ngoài”.
-Đúng là thế. Trước tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, vừa qua việc Thanh tra chính phủ thanh tra việc “công du” nước ngoài là rất trúng và đúng. Cần phải cho thanh tra, rà soát từng đơn vị nổi cộm, từ đó xử lý nghiêm minh và phải thu hồi khoản tiền mà ngân sách nhà nước đã chi ra đối với những trường hợp lạm dụng đi nước ngoài.
- Có vậy chắc mới giảm được!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29