Sữa và nước cam: Uống buổi sáng có tốt?
Nước cam và sữa là hai thức uống được lựa chọn rất nhiều vào buổi sáng, tuy nhiên ở mỗi loại thức uống lại có một ưu và nhược điểm khác nhau. Vậy lựa chọn thức uống nào để bắt đầu một ngày mới thật hoàn hảo?
![]() |
Nước cam và sữa là hai thức uống được lựa chọn rất nhiều vào buổi sáng. Ảnh: Internet |
Theo Men’s Health, nước cam cung cấp cho bạn một lượng vitamin C trong ngày, bảo vệ bạn khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời và ô nhiễm không khí và môi trường như chì. Tuy nhiên uống quá nhiều nước cam có thể làm hỏng men răng của bạn.
Một nghiên cứu gần đây của PGS. TS. Yanfeng Ren từ Đại học Rochester Eastman (Mỹ) phát hiện ra rằng nước cam làm giảm 84% độ cứng của men răng sau năm ngày uống liên tục do độ pH quá thấp. Nước trái cây khác có thể có tác dụng tương tự như thức uống năng lượng và nước sô-đa, thường có mức độ pH là 2.6 (pH càng thấp, tính axit càng cao).
Tiến sĩ Ren nói thêm: "Chúng tôi đã chọn nước cam vì đó là nước trái cây phổ biến nhất. Ngoài ra, nước cam không phải sản phẩm thân thiện với môi trường do đòi hỏi nhiều phân bón, thuốc trừ sâu và năng lượng xử lý từ từ khi trước thu hoạch cho tới khi thu hoạch và bảo quản vận chuyển. Ước tính lượng khí carbon dioxide thải ra từ quy trình sản xuất nước cam hàng năm tương đương phát thải từ 1.700 ô tô.
Trong khi đó, sữa là nguồn cung cấp protein và canxi quan trọng. Một nghiên cứu gần đây cho thấy những người uống sữa buổi sáng sẽ ít bị ăn quá nhiều vào buổi trưa, giúp bạn hạn chế tình trạng ăn quá nhiều và kiểm soát cân nặng.
![]() |
Sữa là nguồn protein và canxi quan trọng nó không chỉ bổ dưỡng mà còn giúp điều hòa hormone cho cơ thể. Ảnh: Internet |
Nhược điểm của sữa là dễ nhiễm kháng sinh, hormone tăng trưởng hoặc các chất độc hại từ động vật. Năm 2005 Bộ Nông nghiệp Mỹ kiểm tra và cho thấy 92% sữa trong bò cái có dấu vết thuốc trừ sâu. Hơn nữa, theo các nhà khoa học thuộc trường đại học Cornell, ngành chăn nuôi gia súc phụ thuộc vào nguồn nước và tiêu thụ nguồn nước hàng đầu ở Mỹ. Cùng với hiện tượng trái đất nóng lên, nước sẽ càng ngày càng khan hiếm.
Vậy thức uống nào là sự lựa chọn tối ưu cho ngày mới của bạn?
Giữa sữa và nước cam, các chuyên gia khuyến khích bạn chọn sữa. Giáo sư Yanfeng Ren lý giải sữa tốt cho răng và nếu chọn sữa hữu cơ, bạn sẽ không cần lo lắng về nguy cơ nhiễm thuốc trừ sâu, kháng sinh hay hormone tăng trưởng mà còn cung cấp những chất chống oxy hóa có lợi như ở nước cam. Đặc biệt,so với nước cam sữa hữu cơ chứa lượng dưỡng chất tới 75% chất chống oxy hóa beta-carotene; 50% vitamin E hỗ trợ hệ miễn dịch, ngừa ung thư và bệnh tim mạch;2- 3 lần chất chống oxy hóa lutein cùng zeaxanthin tốt cho mắt, cộng thêm khoảng 70% lượng axit béo omega 3.
![]() |
Nước cam cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C dồi dào. Ảnh: Internet |
Bác sĩ Ren nói: “Bạn không cần phải từ bỏ các loại nước trái cây hoàn toàn” vì trong trường hợp không thích sữa, bạn vẫn có thể uống nước cam nhưng lưu ý nhấp nháp từ từ, từng ngụm trong thời gian dài hơn để răng ít bị bào mòn hoặc ăn nguyên quả thay vì vắt nước.
Và lời khuyên cuối cùng của bác sĩ, nên súc miệng bằng nước thay vì đánh răng ngay sau khi uống nước cam, vì "nếu bạn chải ngay, bạn sẽ chải lớp men mềm". Tốt nhất, nên đợi ít nhất 30 phút sau đó mới đánh răng để bảo vệ men răng của bạn.
Theo Nguyên Hà/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4: Đại chiến vì danh dự

Besiktas vs Goztepe, 0h30 ngày 4/4: "Những chú đại bàng đen" tung cánh

Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế

Giá vàng thế giới tăng cao sau khi Mỹ áp thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội khảo sát việc thực hiện an toàn, vệ sinh lao động

Tỷ giá USD hôm nay (3/4): Giá USD trong nước tăng

Cúp C1 Đông Nam Á: Công an Hà Nội thất thủ trên đất khách
Tin khác

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38