Uống nước vối giải nhiệt, nhất định bạn phải biết những điều sau đây
Những loại trà được mệnh danh là "thần dược" sức khỏe với phái mạnh | |
Dưỡng da, đẹp tóc với trà xanh | |
Những ai không nên uống trà xanh | |
Triển vọng chữa thấp khớp từ trà xanh |
Nụ vối và lá vối từ lâu đã được người dân dùng làm trà uống giải khát rất tốt cho cơ thể. Ngoài việc giải khát tức thì, nước vối còn cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần thiết cho cơ thể.
Thông thường, lá vối được sử dụng có hai loại, một loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp; còn loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ. Hoa mọc thành chùm đan cài vào nhau. Quả vối chín có màu đỏ thẫm giống quả bồ quân, ăn hơi chát và vị hơi đắng.
Các bộ phận như vỏ thân, lá, nụ của cây vối đều được làm thuốc chữa bệnh. Lá vối tươi hay khô sắc đặc đều có tính chất sát trùng, rất thích hợp để rửa những mụn nhọt, lở loét, ghẻ, ngứa. Tuy nhiên, nếu để uống thì nên dùng nụ hoặc lá khô, vì lá vối tươi rất ngái vì có nhiều chất diệp lục, có tính kháng khuẩn mạnh nên phải ủ để phá hủy chất này.
Vì vậy, nếu dùng lá vối khô, cần phải bảo quản tốt, vì nếu nhiễm nấm rất dễ gặp các độc tố nấm mycotoxin sinh bệnh.
Một số công dụng của cây vối với sức khỏe:
Tốt cho người bị tiểu đường
Các nhà khoa học của Viện dinh dưỡng quốc gia và Đại học phụ nữ Nhật Bản đã rút ra kết luận: Nụ vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết sau ăn và hỗ trợ ổn định đường huyết, hỗ trợ giảm lipid máu, phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường khi điều trị lâu dài mà được sử dụng nước nụ vối uống thường xuyên.
Vì trong nụ vối có chứa một hàm lượng polyphenol cao (tương đương 128mg catechin/gam trọng lượng khô) và hoạt chất ức chế men alpha-glucosidase nên có thể hỗ trợ phòng và điều trị chứng tiểu đường.
Chống ô xy hóa cho cơ thể
Các kết quả được tiến hành trong phòng thí nghiệm cũng cho thấy nụ vối có khả năng triệt tiêu các gốc tự do, chống ô xy hóa mạnh. Khả năng chống ô xy hóa (antioxydants) của nụ vối đã làm giảm sự hình thành đục thủy tinh thể, bảo vệ sự tổn thương tế bào bê-ta tuyến tụy, phục hồi các men chống ô xy hóa trong cơ thể.
Giúp đào thải chất độc
Mùa hè, sau những giờ lao động mệt mỏi, nếu được ngồi nghỉ uống bát nước vối sẽ thấy hết khát và đỡ mệt vì ngoài nước ra, cơ thể còn được cung cấp một số muối khoáng và vitamin cần. Loại nước này có công hiệu giải nhiệt rất hiệu quả trong những ngày hè nóng nực. Nó có thể làm mát cơ thể và rất lợi tiểu nên giúp đào thải các độc chất trong cơ thể qua đường tiết niệu.
Giúp sát khuẩn cho da
Trong nước lá vối có chứa một số chất kháng sinh có khả năng diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy mà lá vối tươi hay khô sắc đặc được coi như một loại thuốc sát khuẩn dùng trị liệu các bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt hoặc lấy lá vối tươi nấu lấy nước đặc để gội đầu chữa chốc lở rất hiệu nghiệm.
Lưu ý cần tránh khi dùng nước vối
- Không uống nước vối khi đói vì trong nước vối có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa, chống đầy bụng, ăn ngon miệng... vì tác dụng này nên uống khi đói sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều, gây cảm giác thèm ăn, mệt mỏi, sa sầm mặt mày, mất năng lượng.
- Nên dùng lá vối khô thay vì lá vối tươi vì lá tươi có tính kháng viêm và kháng khuẩn rất mạnh, có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt những vi khuẩn có lợi.
- Ngoài ra, cần căn cứ vào lượng thể trạng, sức khỏe để uống sao cho có hiệu quả nhất. Thông thường khoảng 1 ấm nước lá vối/1 ngày hoặc một ly nước lá vối/1 ngày là được. Không nên uống nhiều quá, sẽ không tốt cho hệ bài tiết và ngăn cản hấp thu dưỡng chất.
Một số bài thuốc hay từ cây vối
- Hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da: Dùng rễ vối 200g sắc uống mỗi ngày.
- Chữa lở ngứa, chốc đầu: Lá vối vừa đủ nấu kỹ lấy nước để tắm, rửa nơi lở ngứa và gội đầu.
- Chữa đau bụng đi ngoài, phân sống: Lá vối 3 cái, vỏ ổi 8g, núm quả chuối tiêu 10g. Tất cả thái nhỏ phơi khô sắc với 400ml nước, còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, dùng liền 2 – 3 ngày.
- Hỗ trợ điều trị tăng mỡ máu, tiểu đường: Nụ vối 15 – 20g, hãm lấy nước uống thay trà trong ngày hoặc nấu thành nước đặc chia 3 lần uống trong ngày. Uống thường xuyên sẽ cho kết quả điều trị tốt.
Hoặc dùng 5 loại hoa, gồm nụ vối, kim ngân hoa, hoa cúc, hoa đại, hoa mộc miên (hoa gạo), chế thành dạng trà, uống mỗi ngày, rất tốt cho người bệnh mỡ máu cao.
Theo M.H/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00