Rồi mới rút kinh nghiệm?
Có mạo hiểm quá không? | |
Đúng quá rồi! | |
Thói quen nhận lỗi |
- Vâng, nghe chuyện có ông bố gồng mình suốt 2 giờ che chở cứu con, thật cảm động.
- Qua chuyện đau xót này, ngẫm ra nhiều vấn đề.
- Không chỉ có tình cha con, mà còn tình đồng loại nữa. bao nhiêu người quên mọi mệt nhọc, nguy hiểm, đào bới tìm kiếm, cứu sống nạn nhân.
- Chuyện này đã đành. Nhưng tớ nghĩ dẫu biết chẳng có sự việc nào giống sự việc nào, song nếu suy xét, cảnh giác, có các động thái kịp thời sẽ tránh được ối cái chết dường như được báo trước.
-Bác nói thế, chứ cái núi như thế, biết nó lở lúc nào mà đề phòng.
-Chuyện tương tự thế này đã xảy ra, chứ có phải giờ mới có đâu. Giá như có quy hoạch nơi dân cư tránh xa núi lở thì đâu nên nỗi.
-Khổ, bác tính đất chật người đông, nếu cứ quy hoạch thì biết ở đâu.
-Chẳng có gì liên quan đến sinh mạng con người là không giải quyết được cả. Có cái, ta còn chủ quan thôi.
-Cũng khó bác ạ. Thiên nhiên đỏng đảnh bất thường, biết đâu mà tránh.
-Có tránh có hơn chứ. Cảnh giác thừa còn hơn không. Như chuyện lũ miền Trung vừa rồi đó. Nếu di dời dân khỏi vùng “rốn lũ”, nghĩa là thường xuyên xảy ra lũ, thì đâu thiệt hại lớn về người và của như thế.
-Khó là chỗ tránh được vùng nguy hiểm thì sẽ về đâu?
-Thế tớ mới nói cần phải có quy hoạch khu dân cư. Tớ nghĩ nếu quyết tâm sẽ làm được. Như vậy sẽ tránh được những cái chết đau thương.
-Vậy chuyện mấy ngôi nhà nghiêng, đổ sập bất cứ lúc nào, cũng cần phải giải quyết ngay bác nhể?
-Đấy cũng là câu chuyện cần bàn tới. Hiện nay, ngay tại HN vẫn còn nhiều ngôi nhà nghiêng, không biết đổ sập lúc nào còn tồn tại. Báo hiệu trước một hậu quả khôn lường, vậy mà vẫn chưa được giải quyết triệt để.
-Chuyện này liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều cấp, ngành nên không thể giải quyết một sớm, một chiều được bác ạ.
-Thực tế cũng xảy ra chuyện nhà sập rồi. Đã rút ra bài học xương máu rồi, chẳng có cớ gì mà không giải quyết để bảo vệ tính mạng người dân.
-Vẫn bảo vệ chứ bác, dưng phải tìm được giải pháp tối ưu, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên. Chính bản thân những người trong cuộc, những người có thể bị xâm hại tính mạng, còn chưa thông thì các cơ quan chức năng có muốn giải quyết cũng khó.
-Như cái chuyện ngôi nhà ở phố Hàng Quạt, khu phố cổ ấy, gia chủ đang nơm nớp lo sợ không biết nó đổ sập lúc nào, xin sửa chữa, cải tạo đã lâu mà chưa được giải quyết, thì chú cho là vì đâu.
-Vì nhiều bên bác ạ. Gia đình này, gia đình kia, nhà công, nhà tư…nghĩa là phải giải quyết hài hòa hết mới được.
-“Lắm cha con khó lấy chồng”, chả nhẽ cứ vì các bên mà để nhà đổ, chết người, rồi mới rút kinh nghiệm?
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49