Có mạo hiểm quá không?
Đúng quá rồi! | |
Thói quen nhận lỗi | |
Hóa ra em nhầm thật! |
- Thì đấy, cái bỏ điểm sàn ấy. Vậy hóa ra các trường thoải mái “vơ bèo gạt tép” à?
- Vơ là thế nào bác? Học đại học đâu phải chuyện đùa, phải có kiến thức nhất định chứ bác.
- Thế chú không thấy, những năm trước nhiều trường đề nghị hạ điểm sàn để tuyển sinh viên à?
- Em biết chuyện ấy, dưng trường nào chả muốn giữ uy tín cho trường mình, học sinh kém quá có mà “sập”.
-Không có đâu chú, trường quốc lập thì không nói, nhưng trường dân lập lại chả “càng nhiều càng ít”, cốt sao có kinh phí để hoạt động. Thiếu sinh viên là “đóng cửa”. Chưa bỏ điểm sàn, đã có chuyện gọi cả học sinh mới tốt nghiệp PTTH, không thi đại học nhập trường còn gì.
-Bác nói thế chứ, mỗi sinh viên đi học cũng phải xác định mình học được mới học. Chứ ai lại tốn tiền để ngồi chơi.
-Lại còn chuyện cho thí sinh thoải mái đăng ký nguyện vọng, vậy ai chả muốn “rải mành mành” trúng đâu thì trúng.
-Cho thoải mái để phát huy hết khả năng của mỗi thí sinh mà bác.
-Chưa cho thoải mái đã “hồ sơ ảo” tùm lum. Lại chết cái anh tổng hợp, cái anh tổ chức, rồi tránh sao được chuyện có phòng thi, đầy đủ ban bệ cả mà chỉ có vài thí sinh.
-Cái chính vẫn là sự đánh giá bản thân của mỗi thí sinh, còn chuyện chất lượng, bác chả phải lo. Các trường phải chịu trách nhiệm trước xã hội về chất lượng đào tạo sinh viên của trường mình.
-Chú nói nghe hay đấy, nhưng “chiu trách nhiệm” là chịu thế nào. Từ lâu chuyện sinh viên ra trường không được tuyển dụng, do thiếu năng lực, thiếu kiến thức đầy ra đấy, có thấy ai chịu trách nhiệm đâu.
-Chính vì thế nên cái dự thảo này hướng tới việc giao tự chủ cho các trường. Một khi tự chủ thì trách nhiệm sẽ cao hơn. Thế nên không phải cứ vào trường là ra trường được.
-Ý chú nói, nới lỏng “đầu vào”, nhưng sẽ thắt chặt “đầu ra” phải không.
-Đúng đó bác. Như vậy sẽ hạn chế “cử nhân giấy” như hiện nay.
-Thắt được thì tốt. Nhưng tớ nghi ngờ lắm. Lại “xin-cho” ra trường. Chú còn lạ gì “bệnh thành tích”, thắt chặt để số lượng sinh viên tốt nghiệp thấp, hóa ra chất lượng đào tạo của anh kém à?
-Nút thắt là cho thoải mái tuyển sinh, dưng phải chất lượng trong đào tạo, nếu không sẽ tự bị đào thải thôi.
-Chú còn lạ gì cái tâm lý “bằng cấp” nữa, cứ vào được đại học là “có bẳng”, không có thì tìm mọi cách để có. Tóm lại, với cái dự thảo này, tớ lo ngại chất lượng cử nhân của ta đã kém, sẽ lại kém hơn. Hình như tạo điều kiện cho các trường tuyển đủ sinh viên để tồn tại thôi.
-Bác nói cũng có lý, dưng mọi cái mới đều phải qua thử nghiệm mới kết luận được.
-Đúng là vậy, nhưng cái thử nghiệm này ít nhất phải mất 5 năm, cái lứa sinh viên của dự thảo ra trương mới biết được. Liệu có mạo hiểm quá không?
-!!!...
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29