Thói quen nhận lỗi
Hóa ra em nhầm thật! | |
Em nghĩ thế! | |
Em cũng tin! |
- Rõ là lẩn thẩn. Chú muốn bàn gì nào?
- Theo em nếu muốn đo tính tự giác của người tham gia giao thông ra sao, thì cứ “đo” những khi chắn tàu.
- Nếu vậy thì nguy. Ai chả biết mỗi khi chắn tàu là chả ai chịu xếp hàng ở làn đường của mình cả, cứ tràn hết cả lòng đường bên đối diện.
- Đấy chính vì thế em mới muốn bàn chuyện “tự giác”.
- Tớ nói nguy vì nếu chú bàn chuyện tự giác ở đây thì hóa ra mức đo tính tự giác của ta thấp quá.
-Thấp là ở góc nhìn tham gia giao thông thôi chứ có khối chuyện tính tự giác cao lắm bác ạ.
-Chuyện gì, chú nói xem.
-Bác nhớ chuyện một học sinh ở Hải Phòng, chót làm vỡ kính ô tô trên đường khi không có chủ xe đã dán lên kính, ghi địa chỉ, điện thoại của mình để chủ xe liên hệ bồi thường không?
-Nhớ quá ấy chứ. Đó chỉ là trường hợp cá biệt thôi. Chứ hôm trước tớ chờ đèn đỏ, bị một thanh niên cố lách lên làm gãy gương hậu ngay trước mắt mình mà không bắt được đấy.
-Chuyện gì thì cũng có người thế này, người thế khác, dưng riêng cái anh tham gia giao thông là ý thức kém lắm.
-Thế nên tớ nghĩ những tấm gương tự giác như của em học sinh nọ, đáng biểu dương nhân rộng lắm.
-Có nhân rồi đó bác. Em nghe nói, vừa rồi TP HCM đã đưa câu chuyện này vào đề thi môn văn đấy bác.
-Vậy thì hay quá. Tớ cho rằng đây là một sáng kiến hay, qua câu chuyện này sẽ nhắc nhở tính tự giác, thói quen biết nhận lỗi của mỗi người.
-Nói đến thói quen biết nhận lỗi, em lại hầu bác câu chuyện này.
-Chú nhiều chuyện thế. Nói nghe nào.
-Chuyện một cô giáo, do bức xúc nhất thời trước việc mất trật tự của học sinh, đã dùng băng keo dán vào miệng mấy em đó.
-Tưởng chuyện gì. Sau chuyện này, cô giáo đã nhận ra cái sai của mình và xin lỗi tất cả phụ huynh và các em rồi mà.
-Vâng, rõ việc làm của cô giáo là đáng phê phán, dưng trước hành động nhận lỗi của cô giáo, tất cả phụ huynh và học sinh đều cảm thông với cô và mong muốn cô tiếp tục được dạy học.
-Thì trước bất cứ cái sai nào, nếu người mắc lỗi tự giác nhìn ra cái lỗi của mình, đều đáng được tha thứ.
-Vâng, dưng cô giáo này đã tự nguyện viết đơn xin “từ chức” dạy học của mình rồi bác ạ.
-Tiếc, nhưng dù sao đây cũng là một hành động tự giác, biết nhận lỗi và chịu trách nhiệm trước lỗi của mình. Rất đáng được suy ngẫm.
-Suy ngẫm gì nữa bác, theo em đây là một hành động dũng cảm và tự trọng. Cô đã biết tự hổ thẹn với hành động không đúng của mình, không dám nhận lòng bao dung của phụ huynh học sinh.
-Vì vậy tớ thấy, để các mối quan hệ xã hội cải thiện hơn, rất cần tạo ra một thói quen nhận lỗi.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49