Phải xử lý nghiêm!

(LĐTĐ) - Xem ra cái lạm quyền còn nan giải lắm chú ạ. - Lạm quyền thì đáng nói lắm, nhưng bác muốn nói lạm quyền ở lĩnh vực nào?
phai xu ly nghiem Xử lý mạnh là sẽ ổn
phai xu ly nghiem Uổng quá những đồng lương!
phai xu ly nghiem Thấy mình lạc lõng mà tự thẹn!

- Tớ muốn nói cái lạm quyền trong việc ra văn bản ấy.

- Tưởng bác nói chuyện gì, chứ lạm quyền trong lĩnh vực ra văn bản thì đâu phải bây giờ mới có.

- Đúng là như thế. Riêng trong năm 2017, Bộ Tư pháp đã phát hiện5.639 văn bản trái pháp luật. Trong đó có 1.236 trái pháp luật về thẩm quyền ban hành và 3.829 văn bản sai về chưng cứ pháp lý, thể thức và kỹ thuật trình bày; còn lại 574 văn bản không phải là quy phạm pháp luật nhưng lại chứa quy phạm pháp luật.

- Chắc chắn những văn bản thế này sẽ để lại hậu quả khôn lường, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thậm chí ảnh hưởng đến tính "tối thượng" của pháp luật trong nhà nước pháp quyền.

- Hậu quả là vậy, thế có quy trách nhiệm những người ra văn bản trái luật không bác?

- Theo tớ biết, hiện nay chưa có quy trách nhiệm bồi thường trong ban hành và thi hành văn bản trái luật gây ra.

- Có phải vì thế mà càng làm gia tăng nỗi bức xúc của xã hội đối với văn bản trái pháp luật?

- Chính vì thế mà Bộ Tư pháp đã kiến nghị với Thủ tướng xem xét, chỉ đạo các cơ quan liên quan sớm trình Quốc hội dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Trong đó đặc biệt quan tâm đến đề xuất cơ chế trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong việc ban hành và thi hành văn bản trái pháp luật?

- Đúng là vậy, thời gian tới, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật sẽ tập trung vào việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các văn bản trái pháp luật xâm hại quyền, lợi ích của nhà nước, xã hội. Qua đó kiến nghị xem xét trách nhiệm cơ quan, cá nhân ban hành văn bản trái pháp luật.

- Đấy là chưa kể việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hiện nay chưa phục vụ lợi ích của nhân dân mà đang hướng tới cơ quan quản lý, phục vụ lợi ích cục bộ.

- Con số các văn bản trái luật và hệ luỵ của nó đã rõ, song từ trước đến nay chưa có quy trách nhiệm người đứng đầu khi ban hành văn bản trái luật; hành vi này cũng chưa được quy đinh trong luật, dẫn đến việc xem xét trách nhiệm, bồi thường đang bị bỏ quên.

- Chưa quy trách nhiệm, nhưng em thấy khi phát hiện ra các cơ quan có thẩm quyền đều ra quyết định thu hồi, hoặc tạm dừng thực hiện, như thế cũng là được.

- Tất nhiên là được, nhưng khi thu hồi hay tạm dừng, nhiều trường hợp đã để lại hậu quả lớn. Vậy tốt nhất là phải có những quy định ngay từ đầu. Phòng bao giờ cũng hơn chống.

- Em còn nghĩ, việc ra văn bản trái luật còn là nhằm mục đích bắt buộc phải xin, để thể hiện quyền uy, vừa kiếm...được tiền. Chính vì vậy Chính phủ nhiều lần đã nhắc nhở, răn đe, nhưng nhiều văn bản có những quy định lạ lùng vẫn tồn tại.

- Thế mới cần có cơ chế phạt nặng đối với hành vi này, như vậy mới mong giải quyết được.

- Nhưng phạt ai, ai đóng phạt, tiền lấy từ đâu để nộp phạt? Hay cuối cùng cũng là tiền thu thuế của dân. Cuối cùng tiền ngân sách lại đền bù ngân sách?

- Theo em, xử phạt hành chính không đủ mà phải có quy định cách chức người ra văn bản trái luật; buộc thôi việc những cán bộ tham mưu thảo ra văn bản. Có như thế mới giảm được số văn bản trái luật.

- Nhân nói chuyện lạm quyền, mới đây cái thông báo do Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 1 đang khiến các doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì khốn đốn.

- Chuyện này em biết, cái thông báo này buộc tái xuất các lô hàng lúa mỳ nhập khẩu do nghi vướng một loại cỏ nguy hiểm phải không bác?

- Đúng đấy, nghe nói cái cỏ này tác hại thật, song việc cấm hay cho nhập cũng cần cân nhắc tuỳ từng trường hợp, chứ không quản được rồi cấm tiệt sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.

- Chính vì vậy, tại cuộc họp với Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ với các bộ, ngành liên quan, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã khẳng định thông báo của Chi cục buộc tái xuất các lô hàng tác động rất lớn tới doanh nghiệp, phải thu hồi ngay và lúa mì có cỏ dại là sai thẩm quyền, và không thể chấp nhận được.

- Đúng là phải cương quyết như vậy. Kỷ cương là rất quan trọng, nhưng mọi kỷ cương phải theo đúng luật định, chứ cứ lạm quyền để tạo cơ chế “xin – cho” thì phải xử lý nghiêm.

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?

Xét xử vụ án “Cố ý gây thương tích” tại huyện Thanh Oai: Có bỏ lọt tội phạm?

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Tòa án nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử đối với các bị cáo Phạm Đức Lợi (sinh năm 1978, trú tại thôn Liên Tân, xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) và Nguyễn Tiến Lập (sinh năm 1989, trú tại thôn Bến, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội), về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Khoản 3, Điều 134 Bộ luật Hình sự.
Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù

Tống tiền cựu Phó chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 389, chủ doanh nghiệp lĩnh án 12 năm tù

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở lại phiên sơ thẩm, tuyên bị cáo Duy Đức Tuấn (50 tuổi, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư tài chính Thái Bình Dương) 12 năm tù tội “Cưỡng đoạt tài sản”.
Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

Đội ngũ nhà giáo không ngừng dấn thân, sáng tạo trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”

Trao giải Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức tổng kết Cuộc thi “Sáng tác ca khúc dành cho học sinh”. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD&ĐT Thủ đô (1954 - 2024).
Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1386/QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân.
Thanh Trì: Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

Thanh Trì: Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Chiều 15/11, huyện Thanh Trì tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam; tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì năm 2024.
Tăng cường các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên ngành GTVT Hà Nội

Tăng cường các hoạt động chăm lo Tết cho đoàn viên ngành GTVT Hà Nội

(LĐTĐ) Thông tin tại Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn ngành Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội lần thứ 9 nhiệm kỳ 2023 - 2028 (mở rộng), đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Chủ tịch Công đoàn ngành cho biết, thời gian tới, các đơn vị thuộc Công đoàn ngành sẽ tập trung, đẩy mạnh các hoạt động chăm lo tới đoàn viên, người lao động dịp Tết.

Tin khác

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm
Phiên bản di động