Xử lý mạnh là sẽ ổn
Uổng quá những đồng lương! | |
Thấy mình lạc lõng mà tự thẹn! | |
Coi trọng tình người! |
- Chuyện là chả hiểu thằng con làm gì, vay mượn tiền người ta không trả được. Vậy là suốt ngày có người đến đòi nợ. Chú tính cán bộ hưu như ông ấy lấy đâu tiền mà trả.
- Thế là bị đe doạ, bị quấy nhiễu phải không bác.
- Đúng thế, sao chú biết?
- Chuyện vay nợ, đe dọa đòi nợ đang là nỗi bức xúc trong xã hội đó bác. Nhưng em nghĩ, con bạn bác chắc cũng phải trưởng thành rồi chứ.
- Quá trưởng thành ấy chứ. Vợ con rồi, mà ở chỗ khác chứ có ở cùng bố đâu.
- Vậy con bác ấy đã đủ khả năng chịu trách nhiệm trước mọi hành vi của mình rồi. Ai vay người đó trả, sao lại đòi bạn bác được.
- Khổ, thằng con không có khả năng trả được, thế là bọn chủ nợ cứ bám riết ông bố để đòi. Bố không trả được cho con, thế là chúng đe dọa, khiến ông ấy điện thoại vay khắp bạn bè, vay vài lần thì được, cứ vay mãi thì cũng chẳng ai cho vay nữa. Có lần ông ấy mếu máo kể lể hoàn cảnh nghe vừa thương vừa giận.
- Vậy là lại giống những câu chuyện đau lòng trước tệ nạn cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê đang rộ lên ở TP HCM rồi. Đến nỗi có cô giáo liên tục bị bọn "xã hội đen" đe doạ vì nợ nần của người chị dâu đã phải viết đơn xin bọn "xã hội đen" buông tha để tiếp tục được đến trường dạy học.
- Tớ có khuyên ông ấy rằng, luật pháp không cho phép các chủ nợ ngang nhiên ép buộc người thân của con nợ phải gánh nợ thay, nên ông ấy không có trách nhiệm phải trả nợ cho con, khi con cái đã đến tuổi trưởng thành.
- Bác khuyên thế là đúng. Cứ trả lời bọn đến đòi nợ như vậy là xong.
- Xong sao được, thân già như thế suốt ngày chúng nó đến đe doạ, chửi bới, quấy phá... nhục lắm, sợ lắm thế là cất hết "danh dự" đi xoay tiền trả.
- Nếu bác ấy cứ như thế thì thằng con bác ấy sẽ lại tiếp tục vay tiền và bác ấy sẽ tiếp tục phải chịu nhục. Sao không báo chính quyền và công an xử lý.
- Cái chuyện cần "đóng cửa bảo nhau" như thế báo chính quyền cũng ngại. Mà có báo đã chắc gì giải quyết được. Tớ thấy hiều trường hợp báo có ăn thua gì đâu.
- Sao lại không ăn thua hả bác. Tất cả những hành động đe doạ, khủng bố tinh thần...đều là vi phạm pháp luật và có quy định xử lý cụ thể theo luật định. Bởi vậy các cơ quan bảo vệ pháp luật phải có trách nhiệm bảo vệ sự bình yên của nhân dân.
- Nếu cứ nói như chú thì cái nạn cho vay nặng lãi, khủng bố đòi nợ thuê đã chả đang gây nhức nhối cho xã hội. Đơn cử như các vụ đòi nợ thuê gần đây, nhất là các vụ ở TP HCM vừa được báo chí nêu, người dân liên tục cầu cứu các cơ quan chức năng, mà lực lượng này không thể xử lý triệt để các hành vi côn đồ, khủng bố tinh thần, thậm chí phá hoại tài sản người dân khi các nhóm đòi nợ thuê ngang nhiên ra tay.
- Vậy đâu là trách nhiệm của lực lượng chức năng? Chính quyền ở đâu khi mà bọn đòi nợ thuê kiểu giang hồ cứ ngang nhiên tồn tại gieo bao nỗi oan khổ cho nhiều người dân? Nếu vậy thì chỉ có thể trả lời là sự thiếu trách nhiệm với người dân và thiếu trách nhiệm trong thực thi pháp luật.
- Đúng là như thế, bởi dấu hiệu cơ bản của tội "khủng bố" theo Điều 299 của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017), chính là người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng; có hành vi đe doạ thực hiện việc xâm phạm trật tự an toàn công cộng, đồng thời xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác, xâm phạm đến tài sản của tổ chức, cá nhân...
- Nếu đối chiếu với đòi nợ như trường hợp của ông bạn bác và các vụ gây bức xúc gần đây báo chí nêu thì hành vi của các đối tượng đòi nợ là phạm tội rõ ràng phải xử lý theo khoản 3 Điều 299 bị phạt tù từ 2 đến 7 năm.
- Như vậy nếu các cơ quan bảo vệ pháp luật không ra tay xử các hành vi vi phạm pháp luật đối với đòi nợ thuê biến tướng như thời gian gần đây để làm gương, làm án lệ thì kiểu đòi nợ thuê biến tướng sẽ còn gây bức xúc, hoảng sợ trong công chúng, và sẽ còn thách thức cơ quan công quyền.
- Em tin là nếu cơ quan chức năng làm hết chức trách của mình, kịp thời ngăn chặn những hành vi cho vay nặng lãi, đòi nợ kiểu "xã hội đen" thì cái nạn này sẽ không còn đất sống; sẽ không còn những thân phận sống mà như chết bởi nỗi lo nơm nớp trước những lời đe doạ, uy hiếp của những kẻ muốn dùng vũ lực để đòi nợ.
- Tớ cũng phải nói thêm rằng việc ngăn chặn tình trạng "tín dụng đen" cho vay nặng lãi cũng cần được làm triệt để, nếu không đây chính là nguyên nhân dẫn đến cáic vụ vay nợ, đòi nợ dẫn đến nhiều hệ luỵ cho xã hội.
- Bác nói rất đúng. Xử lý mạnh là sẽ ổn.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội tự tin tạo kỳ tích trong kỷ nguyên mới
Thời sự 19/12/2024 16:28
Lại câu chuyện giá nhà!
Bình luận 19/12/2024 06:27
Chỉ đạo quyết liệt, triển khai phải nhanh, hiệu quả
Bình luận 13/12/2024 15:40
Giải bài toán giải phóng mặt bằng
Bình luận 12/12/2024 14:06
Cần góc nhìn đồng cảm!
Bình luận 10/12/2024 16:03
“Cách mạng” về môi trường
Bình luận 05/12/2024 11:52
Cấm thuốc lá điện tử, các bậc phụ huynh thở phào…
Bình luận 03/12/2024 07:25
Tổ chức không thể thiếu của giai cấp công nhân
Bình luận 28/11/2024 11:43
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo
Bình luận 26/11/2024 10:00
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49