Những thói quen ăn lẩu gây hại đến sức khỏe mà bạn thường bỏ qua
Cho nhiều mì chính, sa tế, gia vị nấu lẩu
Hầu hết chị em nội trợ khi chế biến lẩu đều cho gia vị các loại vào nồi lẩu như sa tế, gia vị nấu lẩu… để tạo tạo cảm giác thơm và ngon hơn. Tuy nhiên, hỗn lợp hóa chất tạo độ ngọt cho nước dùng có thể tạo cảm giác thơm và ngon hơn nhưng thực chất lại rất nghèo giá trị dinh dưỡng và khiến bạn có nguy cơ “ăn” phải hóa chất, phẩm màu độc hại.
Đó là còn chưa kể sản phẩm trôi nổi không nhãn mác còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ chứa hóa chất, phẩm màu độc hại, kim loại nặng.., dùng nhiều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ăn sống, tái dễ gây hại cho đường tiêu hóa
Nhiều người khi ăn lẩu có thói quen thả thức ăn vào nồi nước dùng đang rồi rồi gắp ra ăn tái. Nhưng thói quen này cực kì không tốt cho sức khỏe thậm chí gây hại cho đường tiêu hóa và nhiễm vi khuẩn, kí sinh trùng.
Thực phẩm tươi sống và tái chưa thể diệt được hết những loại ký sinh trùng còn bám trên đó, dễ gây nhiễm trùng đường tiêu hóa. Vì vậy, khi ăn lẩu, bạn nên lưu ý nhúng đồ ăn chín hẳn. Với rau xanh không nên để quá lâu.
Không biết kết hợp các loại thực phẩm
Đa số chúng ta nghĩ lẩu là món ăn kết hợp nhiều loại thực phẩm cùng lúc. Tuy nhiên, khi cho nhiều loại thịt, hải sản sống, nội tạng động vật, rau, các loại củ chứa tinh bột… vào cùng một nồi lẩu rất dễ mắc một số ký sinh trùng, gây ra các bệnh đường tiêu hóa. Vì vậy, bạn hãy cho lần lượt các loại thực phẩm vào. Đợi chúng chín hãy cho loại thực phẩm khác.
Nhúng các loại thực phẩm quá kỹ
Nếu nhúng kỹ quá sẽ làm mất đi vị tươi ngon của đồ lẩu, nhưng nếu tái quá sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn bởi các vi sinh vật gây hại vẫn còn tồn tại.
Vì vậy, thời gian nhúng các loại thực phẩm vô cùng quan trọng. Thông thường, đối với các loại thịt thời gian nhúng khoảng 10 phút, các loại hải sản là 15 phút, nội tạng: 5 phút và rau khoảng 1 đến 2 phút tùy loại.
Ảnh minh họa. |
Không nên ăn lẩu liên tục
Lẩu cho dù có ngon như thế nào thì cũng không nên ăn liên tục, 1-2 tuần ăn một lần là được.
Đồng thời, khi ăn lẩu không nên ngồi ăn quá lâu bởi việc ngồi ăn liền tù tì mấy tiếng, dạ dày, đường ruột liên tục làm việc, dịch tiêu hóa bài tiết giảm đi, thời gian dài như thế sẽ gây ra rối loạn chức năng tiêu hoá.
Không lưu ý thời gian thay nước lẩu
Một lưu ý nhỏ nhưng rất quan trọng đó là 30 phút sau ăn nên thay nước lẩu, vì lúc đó thực phẩm đun lâu đã biến chất, sinh ra chất nitrit (có thể gây ung thư) và những chất có hại khác. Các chất này càng lớn nếu nồi nước lẩu đun hơn 60 phút.
Theo Châu Anh/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00