Vì sao ăn uống đầy đủ mà cơ thể vẫn mệt mỏi?
Thực phẩm ngừa viêm họng khi mùa đông về | |
Thường xuyên mệt mỏi, hay quên nên ăn ngay 18 thực phẩm sau | |
Nước mía và những lợi ích cho sức khỏe | |
Không muốn mệt mỏi chớ dại ăn 6 loại thực phẩm này |
Chuyển hóa có thể được mô tả như là một nhóm các quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể con người để duy trì các chức năng bình thường của nó.
Nếu tỷ lệ trao đổi chất của bạn không hiệu quả, nó có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe, bắt đầu từ sự mệt mỏi và kết thúc ở các bệnh nguy hiểm như tiểu đường và ung thư!
Vì vậy, có thêm kiến thức về sự trao đổi chất là rất quan trọng và làm mọi thứ bạn có thể để duy trì một tốc độ trao đổi chất bình thường là điều vô cùng có lợi cho sức khỏe.
Có một vài thói quen mà nhiều người trong chúng ta mắc phải thường xuyên, có thể làm chậm quá trình trao đổi chất một cách đáng kể, theo Boldsky.
1. Ăn chất ngọt nhân tạo
Rất nhiều thực phẩm và đồ uống ngày nay có chứa một lượng lớn chất làm ngọt nhân tạo và được cho là có ít chất béo. Vì vậy, người ta cố thay đường bằng chất làm ngọt nhân tạo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng các chất làm ngọt nhân tạo có chứa chất không có lợi cho sức khỏe, có thể không chỉ làm giảm tỷ lệ trao đổi chất đáng kể, mà còn có thể gây ra bệnh như tiểu đường, bệnh não...
2. Tiêu thụ ít canxi
Nhiều người ngày nay tuân theo chế độ ăn thuần chay, trong đó tránh sữa và các sản phẩm sữa. Như chúng ta biết, sữa là một trong những nguồn canxi tự nhiên tốt nhất và khi nó được tránh hoàn toàn, có thể dẫn đến sự thiếu hụt canxi ở người. Thiếu canxi cũng có thể làm chậm sự trao đổi chất của bạn. Vì vậy, đảm bảo rằng bạn tiêu thụ đủ canxi hoặc calcium một cách thường xuyên.
3. Bỏ bữa
Bỏ bữa làm chậm tốc độ trao đổi chất của cơ thể. ẢNH: INTERNET |
Cho dù là để giảm cân hoặc đơn giản vì thiếu thời gian, rất nhiều người có xu hướng bỏ bữa ăn hàng ngày và ăn vào một thời gian bất kỳ. Thói quen này cũng có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất của bạn đến một mức độ lớn và làm cho bạn tăng cân, cùng với các biến chứng sức khỏe khác. Vì vậy, tránh bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng.
4. Không uống đủ nước
Hầu hết chúng ta đã biết rằng không tiêu thụ ít nhất 2 lít nước mỗi ngày có thể gây mất nước và các vấn đề sức khỏe khác. Bây giờ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mất nước có thể làm chậm sự trao đổi chất của bạn, vì cần đủ nước để giữ cho sự trao đổi chất trở nên khỏe mạnh.
5. Ăn quá ít
Một lần nữa, những người có kế hoạch bận rộn hoặc muốn giảm cân, có xu hướng ăn ít hơn và đếm calo trước khi ăn. Ăn ít thực phẩm cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất vì cơ thể bạn cần đủ nhiên liệu để duy trì tốc độ trao đổi chất tốt.
6. Uống rượu
Rất nhiều người ngày nay, đặc biệt là thanh thiếu niên, tiêu thụ rượu thường xuyên xem đó là sự thư giãn. Mặc dù chúng ta đã biết rằng rượu có một số ảnh hưởng sức khỏe nguy hiểm, nó cũng có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất của bạn, khi tiêu thụ quá nhiều.
7. Ăn rau sai cách
Điều này có thể gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người bởi vì chúng ta biết rằng việc tiêu thụ rau tươi là lành mạnh, phải không? Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng quá nhiều bất cứ điều gì cũng sẽ thành xấu! Một lượng lớn rau sống được nạp vào sẽ khó tiêu hóa dễ dàng bởi ruột và tiêu tốn rất nhiều năng lượng, do đó quá trình này cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn.
Nhớ cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng nhé.
8. Không ăn chất béo tốt
Hầu hết mọi người có xu hướng tránh tất cả các loại chất béo để giảm cân hoặc ngăn ngừa tăng cân. Tuy nhiên, các chất béo có lợi cho sức khoẻ như axit béo omega-3, được tìm thấy trong các loại hạt, dừa, bơ, vv ... rất cần thiết để tăng tỷ lệ trao đổi chất của bạn. Vì vậy, tránh chất béo lành mạnh cũng có thể làm chậm sự trao đổi chất.
9. Căng thẳng thường xuyên
Nếu bạn là người bị căng thẳng quá mức dù chỉ là những việc vô cùng nhỏ nhặt, thì điều này nó có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sự trao đổi chất chậm lại. Bởi stress có thể tạo ra một loại hoocmon được gọi là cortisol, có thể làm giảm tỷ lệ trao đổi chất.
10. Thực hiện chế độ ăn lỏng
Rất nhiều người đã trải qua chế độ ăn uống lỏng, trong nhiều ngày, để giải độc hoặc giảm cân, điều này sẽ tốt khi được thực hiện trong vài ngày. Tuy nhiên, không tiêu thụ thực phẩm rắn trong một thời gian dài cũng có thể làm chậm quá trình trao đổi chất của bạn và gây ra thiếu hụt dinh dưỡng.
11. Không tập thể dục
Không vận động cơ thể chắc chắn làm chậm sự trao đổi chất của cơ thể. ẢNH: INTERNET |
Tập thể dục là rất cần thiết cho cơ thể con người để duy trì sức khỏe. Ngay cả một vài giờ tập thể dục trong một tuần có thể tạo ra sự khác biệt tích cực. Vì vậy, không tập thể dục chắc chắn sẽ làm chậm sự trao đổi chất của bạn, và gây ra một số vấn đề sức khỏe khác.
Theo N.Hà/Pháp luật TP HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38