Những căn bệnh bạn sẽ phải đối mặt nếu duy trì thói quen ăn nhanh
Theo các chuyên gia, ăn quá nhanh có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe, điển hình nhất là các bệnh thường gặp sau đây:
Mắc hội chứng chuyển hóa
![]() |
Theo kết quả nghiên cứu được trình bày gần đây tại Hội nghị khoa học của Hiệp hội Tim mạch Mỹ năm 2017 về mối quan hệ giữa tốc độ ăn và tỷ lệ mắc hội chứng chuyển hóa trong việc tạo ra các yếu tố nguy cơ đối với các chứng bệnh tim mạch nghiêm trọng như bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ cho thấy: Những người ăn nhanh có khả năng phát triển hội chứng chuyển hóa gần gấp đôi so với những người ăn uống bình thường. Cụ thể hơn, những người ăn nhanh có nguy cơ phát triển các yếu tố nguy cơ cao hơn 11,6% so với người bình thường là 6,5%. Trong khi đó, những người ăn chậm chỉ có 2,3% nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa.
Các nhà nghiên cứu kết luận: "Tốc độ ăn uống có liên quan đến chứng béo phì và tỷ lệ mắc của hội chứng chuyển hóa trong tương lai. Vì vậy, ăn uống là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa".
Nguy cơ đau dạ dày
![]() |
Một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày có thể ai cũng biết nhưng lại phớt lờ bỏ qua đó chính là việc ăn cơm quá nhanh của nhiều người. Có thể do cuộc sống quá bận rộn hoặc do thói quen mà họ luôn nhai vội nuốt vội mà không nghĩ tới hậu quả.
Thông thường khi đưa thức ăn vào trong cơ thể chúng ta phải nhai thật kỹ trước khi nuốt. Nếu ăn vội vàng để thức ăn quá to khi đưa vào dạ dày sẽ phải làm việc quá sức và rất vất vả mới tiêu hóa hết số lượng thức ăn đó. Việc này xảy ra thường xuyên sẽ làm tổn thương bao tử gây nguy cơ đau dạ dày rất cao.
Tăng nguy cơ đái tháo đường
![]() |
Việc ăn nhanh làm tăng nguy cơ béo phì do cơ thể sẽ ngừng tiết hormone có nhiệm vụ thông báo lên não khi dạ dày đã đầy. Cảm giác no ở dạ dày phải mất 20 phút mới được thông tin đầy đủ đến não. Nếu ăn nhanh, rất dễ xảy ra tình huống là ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết trước khi nhận ra là mình đã no, sau đó thấy quá no không thể kiểm soát được lượng thức ăn vào cơ thể.
Đây cũng là hệ lụy của rất nhiều bệnh do lượng thức ăn vào cơ thể liên tục khiến cơ thể không kịp xử lý gây ra tình trạng ứ đọng chất béo, đường... từ đó ảnh hưởng đến sự điều tiết insullin và hậu quả là làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường.
Không hấp thu được dinh dưỡng
![]() |
Nếu ăn quá nhanh, thậm chí không kịp thưởng thức mùi vị của thức ăn. Thỉnh thoảng còn ăn quá mức cần thiết, vì trong lúc vội vàng không hề để tâm xem mình ăn gì và ăn nhiều đến đâu. Việc ăn nhanh có thể làm mắc nghẹn, gây ra chứng ợ nóng khiến dạ dày khó chịu và còn nhiều căn bệnh khác nữa. Hơn nữa, đối với một số thức ăn có nhiều dầu mỡ hoặc cứng, dạ dày không thể nghiền nát chúng, như thế sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn. Điều này không chỉ làm lãng phí chất dinh dưỡng mà còn tăng cảm giác cồng kềnh hoặc chướng bụng sau khi ăn.
Bí quyết giúp ăn chậm, nhai kỹ Theo các chuyên gia, để có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, cần ăn chậm nhai kỹ để thức ăn sẽ được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn. Các chất dinh dưỡng được hấp thu tốt hơn, tiết kiệm được lượng thức ăn mỗi ngày, vừa tiết kiệm chi phí, vừa giảm bớt gánh nặng cho dạ dày mà vẫn đảm bảo đủ năng lượng. Để kiểm soát thói quen ăn của mình, hãy làm theo những lời khuyên dưới đây: Dùng đũa để gắp thức ăn Ngồi thẳng, hít thở chậm và sâu khi ăn Chỉ tập trung cho việc ăn uống, loại bỏ buồn phiền Dành không gian riêng chỉ để ăn uống Tự nấu nướng để nâng cao chất lượng bữa ăn hơn. |
Theo M.H/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

HAGL "vùi dập" Bình Dương với chiến thắng 4-0 trên sân Pleiku

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay tiếp tục tăng nóng

Xác định hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II

Quý I/2025: Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37