Nhân sự tư vấn tâm lý trong trường học: Cần được quan tâm đúng mức

Những vụ bạo lực học đường liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây, khiến xã hội đặt ra câu hỏi về công tác giáo dục tâm lý trong trường học ở lứa tuổi vị thành niên. Bởi lẽ, việc giáo dục tâm lý trong trường học lâu nay vẫn chưa thành bộ môn và vẫn chỉ thực hiện bằng việc dạy lồng ghép, chưa có giáo viên chuyên trách...
Ra mắt trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục
Google đang làm gì trong các lớp học?
Giáo dục năm 2015 - Một năm nhìn lại
Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, lứa tuổi học sinh hay gặp những khúc mắc trong học tập, trong mối quan hệ với thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè... Nếu không được tư vấn, định hướng, giải tỏa kịp thời, sẽ dễ dẫn đến hậu quả đáng tiếc.

Tuy nhiên, hiện nay, tại hầu hết các trường THPT trên toàn quốc, công tác tư vấn tâm lý trường học vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. Theo khảo sát, việc tư vấn tâm lý, tìm hiểu tâm lý học sinh ở các trường đều được giao cho giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Trong khi áp lực từ công việc chuyên môn khiến các giáo viên không thể sâu sát hết mọi sự việc. Chính vì vậy, hoạt động tâm lý học đường trong các trường mới dừng lại ở mức độ nghiệp dư, do không có nhân sự chuyên trách.

Lý giải tình trạng trên, các chuyên gia đều cho rằng, vấn đề nguồn lực con người và tài chính khiến nhân sự làm công tác tư vấn tâm lý học đường tại các trường gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, việc không có chỉ tiêu cho nhân sự hoạt động tâm lý học đường buộc các trường phải linh động sử dụng các khoản kinh phí khác để ký hợp đồng, trả lương. Phía chuyên viên, do chưa được tạo điều kiện đầy đủ, nên hoạt động chưa toàn tâm, toàn ý. Ngoài ra, vấn đề định biên nhân sự cho mảng tâm lý học đường còn vướng phải khó khăn khan hiếm nguồn tuyển.

Trên thực tế, tại Việt Nam đã có một số trường ĐH sư phạm đào tạo nhân sự phục vụ Khoa Tâm lý Giáo dục, nhưng lại không đào tạo giáo viên tư vấn tâm lý học đường. Các Khoa Tâm lý của các trường Đại học Sư phạm; Đại học Khoa học xã hội và nhân văn những năm gần đây cũng đã triển khai đào tạo chuyên ngành này, nhưng chương trình đào tạo vẫn chưa đề cao tính chuyên nghiệp cho sinh viên theo học. Bên cạnh các trường đại học, hiện ở Việt Nam đã có một số đơn vị tư nhân và tổ chức phi chính phủ cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lý học đường. Tuy nhiên, theo các đơn vị này, cơ quan Nhà nước vẫn chưa có chính sách chỉ đạo hữu hiệu tạo điều kiện để phát triển.

Nhân sự tư vấn tâm lý trong trường học: Cần được quan tâm đúng mức
Một buổi tư vấn cho học sinh.Ảnh minh họa

Trước thực trạng trên, thời gian qua, Bộ GDĐT đã tổ chức đánh giá tổng hợp các mô hình thực hiện công tác tư vấn trong học đường. Bộ GDĐT cũng đã thừa nhận, công tác tư vấn tâm lý học đường chưa được chú trọng đúng mức. Hiện tại chưa có biên chế cho cán bộ chuyên trách công tác tư vấn tâm lý ở nhà trường, chưa có kinh phí hỗ trợ, chế độ đãi ngộ cho cán bộ kiêm nhiệm làm công tác này.

Theo kế hoạch, trong thời gian tới, Bộ GDĐT sẽ nghiên cứu, xây dựng một số mô hình tư vấn tâm lý hiệu quả để các địa phương, trường học triển khai phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục giai đoạn mới. Cùng với đó, Bộ GDĐT cũng sẽ sớm có quyết định cho phép các nhà trường được xây dựng các phòng tham vấn tâm lý học đường với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Quan trọng hơn cả là tạo điều kiện về cơ sở vật chất và tiền lương cho nhân sự làm công tác tâm lý học đường để họ thực sự yên tâm cống hiến cho ngành giáo dục.

P.An

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Xem thêm
Phiên bản di động