Giáo dục năm 2015 - Một năm nhìn lại

Thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, trong năm học 2015 - 2016, một loạt quyết sách lớn có tính lịch sử đã và đang được thực hiện. Nhân dịp năm mới 2016, LĐTĐ điểm lại những sự kiện nổi bật liên quan đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo trong năm qua.
Không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học
11 năm kinh nghiệm vẫn không được xét đặc cách

1. Kỳ thi THPT quốc gia

Việc đổi mới tổ chức kỳ thi THPT năm 2015 đã làm giảm rõ rệt việc dạy thêm, học thêm và luyện thi, đã tiết kiệm đáng kể chi phí ăn ở, đi lại cho học sinh và gia đình. Việc tránh được sự tập trung đông người tại các thành phố lớn cũng làm giảm áp lực về giao thông và công tác đảm bảo an ninh, trật tự xã hội. So với chi phí tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và 3 đợt thi đại học, cao đẳng mỗi năm trước đây, chi phí cho kỳ thi THPT quốc gia năm 2015 giảm nhiều: Từ 4 đợt thi (năm 2014 trở về trước) nay chỉ còn 1, thời gian thi trước đây tối đa 9 ngày, nay tối đa 4 ngày. Thí sinh được thi tại địa bàn sinh sống hoặc địa phương lân cận nên giảm tốn kém.

2. Lễ khai giảng kiểu mới

Một trong những điểm mới ở năm học này là lễ khai giảng tổ chức thống nhất trên toàn quốc vào sáng 5.9.2015 - “Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường". Quyết định này được đưa ra sau khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ý kiến cho rằng cần chọn một ngày khai giảng đồng thời trên cả nước. Theo đó, lễ khai giảng có đủ nghi lễ chào cờ, hát Quốc ca, đọc thư của Chủ tịch Nước... Cách tổ chức lễ khai giảng năm học mới này đã đơn giản hóa phần “lễ”, tăng phần “hội”, nên nhận được sự đồng tình của mọi người dân. Để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới, 41.824 trường từ mầm non đến khối THPT trên cả nước đã lên kế hoạch tổ chức trước đó nhiều ngày.

Giáo dục năm 2015 - Một năm nhìn lại

3. Việc giảm tải cho học sinh phổ thông được thực hiện nghiêm túc

Cụ thể, Bộ GDĐT đã điều chỉnh nội dung chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tinh giản, loại bỏ những phần trùng lặp, xa thực tế và không phù hợp với trình độ, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, đồng thời giao quyền chủ động cho nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện chương trình giáo dục, phù hợp với học sinh, gắn với các di sản văn hóa, lịch sử và thực tiễn địa phương; hướng dẫn trường chủ động xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn với nội dung kiến thức được đề cập đến ở 2 hay nhiều môn học. Bộ đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ đổi mới phương pháp dạy học, truy cập diễn đàn trực tuyến “Trường học kết nối” để tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn trong nhà trường...

4. Mô hình trường học mới

Năm học này, Bộ GDĐT tiếp tục triển khai mô hình trường học mới tại nhiều trường THCS, nhằm hướng học sinh phát triển toàn diện, tự rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

Đến nay, cả nước có hơn 1.600 trường THCS triển khai mô hình này. Tuy nhiên, để mô hình này triển khai ở cấp THCS thực sự hiệu quả, đòi hỏi Bộ GDĐT phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện điều lệ, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy - học...

5. Thu phí đầu năm

Khoản thu đầu năm học luôn là mối quan tâm của mọi gia đình sau ngày khai giảng. Để tránh lạm thu, Bộ GDĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở GDĐT hướng dẫn và giám sát cơ sở GDĐT trên địa bàn thực hiện các khoản thu, chi trong trường học đảm bảo đúng quy định hiện hành. Bộ GDĐT đề nghị các tỉnh cần xử lý nghiêm, kịp thời đối với hiệu trưởng cơ sở để xảy ra việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu hoặc ép học sinh phải đóng những khoản không bắt buộc. Một số nội dung thu có quy định mức trần như: Chăm sóc bán trú, trang thiết bị bán trú, học 2 buổi/ngày, học thêm trong nhà trường, cần phải được thỏa thuận bằng văn bản tới từng cha mẹ học sinh.

6. Tự chủ đại học được tăng cường

Lần đầu tiên sau nhiều năm, Bộ GDĐT công nhận quyền tự chủ trong việc xác định các tiêu chí tuyển sinh của các trường đại học (ĐH), dù phương án tuyển sinh của trường vẫn phải được bộ chấp thuận và phê duyệt trên cơ sở các chuẩn tối thiểu. Thực ra, có tới 2 tấm rào chắn: Kết quả thi tốt nghiệp THPT của thí sinh và phương án xét tuyển được bộ cho phép. Cũng lần đầu tiên, vấn đề tự chủ ĐH được đặt ra một cách nghiêm túc bằng NĐ 77/NĐ-CP và QĐ 70/QĐ-TTg (ban hành Điều lệ trường ĐH), thể hiện sự thận trọng với nhu cầu cải cách quản trị ĐH và chú trọng đến tự chủ về tài chính, thay vì phải nhấn mạnh nhiều hơn đến tự chủ về nhân sự và hoạt động học thuật.

7. Tái mở ngành y - dược gây nhiều tranh cãi

Sau gần 1 năm tạm dừng việc mở ngành đào tạo y - dược trình độ ĐH, quyết định cho phép Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội mở ngành này làm dấy lên mối lo chất lượng của nghề đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người. Ngoài các trường có tiếng tăm thì một số trường mới bắt đầu đào tạo bác sĩ, dược sĩ ĐH gần đây đã mang lại nỗi lo cho những người tâm huyết với ngành y. Nỗi lo này xuất phát từ khả năng đào tạo, cơ sở vật chất, cơ sở thực hành, đội ngũ giảng viên, chất lượng, chương trình giảng dạy, đặc biệt là việc tuyển đầu vào chỉ với 15, 20 điểm, sẽ không thể nào đào tạo được những điều dưỡng viên, dược sĩ lành nghề và đáp ứng được nhu cầu công việc.

8. "Khai tử" môn lịch sử

Trong dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GDĐT dự kiến tích hợp môn Lịch sử với môn Giáo dục công dân và An ninh quốc phòng thành môn mới là “Công dân với Tổ quốc”. Những tranh luận quanh vấn đề này rất "nóng" trong nhiều cuộc hội thảo sau đó. Các chuyên gia và giáo viên tâm huyết với môn lịch sử đã cho rằng, Bộ GDĐT đã đánh giá không đúng vai trò và vị trí của môn lịch sử trong các môn học phổ thông. Việc tích hợp kiến thức 3 môn học nói trên sẽ không khả thi trong cả việc dạy học lẫn viết SGK.

9. Xếp hạng, phân tầng đại học

Để sắp xếp lại mạng lưới gần 450 trường ĐH, cao đẳng trên cả nước, Chính phủ đã yêu cầu các trường phải được phân tầng và xếp hạng kể từ ngày 25.10. Thực tế, các trường vẫn thi nhau thành lập mới, nâng cấp, mở thêm ngành. Chỉ trong năm 2015, đã có 177 trường đăng ký mở 447 ngành đào tạo.

Hiện, việc “phân tầng” các trường ĐH, CĐ chủ yếu được mặc định dựa trên điểm trúng tuyển của các trường. Tuy nhiên, do thiếu những căn cứ khách quan, thí sinh vẫn chỉ dựa vào kinh nghiệm, cảm nhận để lựa chọn trường nên đã gây mất cân đối nguồn nhân lực; chất lượng đào tạo không đáp ứng nhu cầu sử dụng...

10. Dự thảo điều lệ trường học

Bộ GD&ĐT công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học với một số nội dung mới theo định hướng của Thông tư 30 về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học và mô hình trường học mới. Tuy nhiên, ngay sau khi dự thảo được công bố đã xuất hiện nhiều ý kiến đóng góp trái chiều. Một trong những điểm đáng chú ý của dự thảo này là đã đưa ra một số nội dung mới như quy định mỗi lớp không quá 35 học sinh. Nhận xét về những điểm mới của dự thảo điều lệ trường tiểu học, đặc biệt là chức danh được nhiều người đồng tình, bởi điều này sẽ tăng quyền cho học sinh, tạo không khí dân chủ trong lớp học. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản biện cho rằng cách gọi “chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh” khá lạ lẫm và phức tạp. Việc dùng những từ này có thể tạo cho học sinh tâm lý tranh chức, tranh quyền ngay từ nhỏ, khiến cho trẻ em phải làm quen với bộ máy “cồng kềnh” ngay từ nhỏ là phức tạp và không cần thiết.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh

(LĐTĐ) Mùa Giáng sinh đang đến gần, không khí lễ hội tràn ngập khắp nơi, đặc biệt là tại các nhà thờ Công giáo. Nam Định - vùng đất được mệnh danh là “xứ sở của nhà thờ” - những ngày này càng thêm lộng lẫy với sắc màu rực rỡ, hứa hẹn trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn tận hưởng một mùa Noel đặc biệt.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 23/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ hai, khóa XVIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2

(LĐTĐ) Ngày mai (24/12), Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. Trong số 17 bị cáo, 3 cựu Phó Giám đốc sở ở tỉnh Thái Nguyên và Quảng Nam bị cáo buộc nhiều lần nhận tiền để giúp doanh nghiệp xin chủ trương cách ly y tế.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Với mục tiêu mang Tết đến cho mọi nhà, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đang tích cực triển khai Kế hoạch số 67 của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo tất cả đoàn viên, người lao động (NLĐ) của ngành đều có một mùa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 ấm no, đủ đầy.
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân

(LĐTĐ) Cô B.T.H (68 tuổi) đã chịu đựng tình trạng nuốt nghẹn suốt nhiều năm, dù đã thăm khám và điều trị nhiều nơi nhưng không thuyên giảm. Tuy nhiên khi đến Thu Cúc TCI, cô chỉ mất 2 tháng để chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.

Tin khác

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành khoa học và công nghệ Việt Nam có nhiều sự kiện, dự án và sáng kiến đột phá góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và đổi mới sáng tạo.
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ

(LĐTĐ) Nhằm giúp trẻ em khiếm thị được tiếp cận với công nghệ, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã phối hợp với Tập đoàn Logitem Việt Nam triển khai dự án hướng dẫn sử dụng máy vi tính và điện thoại thông minh cho trẻ em khiếm thị.
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong

(LĐTĐ) Sau một thế kỷ đầy biến động, đám cưới của thế kỷ 21 đã mang dáng vẻ rất khác khi xưa. Nhiều gia đình chuộng việc tổ chức đám cưới ở các trung tâm tiệc cưới, các dịch vụ như chụp ảnh, quay phim, trang trí đám cưới mọc lên như nấm. Sự phát triển của kinh tế kéo theo quy mô của tiệc cưới cũng to hơn. Các gia đình cầu kỳ hơn trong các tiểu tiết như hoa trang trí, trang điểm, tráp cưới,..
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu

(LĐTĐ) Năm 2024, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực hoạt động. Với phương châm “Tăng tốc, sáng tạo, về đích”, ngành đã bám sát và triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Xem thêm
Phiên bản di động