Người nghệ sĩ mang tên dòng sông

Quá khứ của người đàn bà đẹp mang tên một dòng sông – Trà Giang, là sự nuối tiếc về những ký ức đầy ắp một thời được sống và đam mê với điện ảnh, nhưng hiện tại là sự mãn nguyện của một người phụ nữ dịu dàng và bình dị với đam mê và hạnh phúc mới.
Chiến tranh và những ám ảnh khôn nguôi
Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh
Gặp lại nữ anh hùng sông Hương
Ký ức về tấm áo lụa và bức thư của Bác
Người nghệ sĩ mang tên dòng sông
NSND Trà Giang

Sống trong từng vai diễn

Sinh năm 1942 ở miền Trung trên quê hương Quảng Ngãi, cuộc đời của Trà Giang gắn bó với nghệ thuật từ khi 10 tuổi. NSƯT Trần Văn Khánh - Trưởng đoàn nghệ thuật Quân khu 5 chính là cha của Trà Giang. Ông là người đã đưa Trà Giang đến với điện ảnh. NSND Trà Giang còn nhớ cái ngày sống và học tập trên đất Bắc, nghe thông tin Bộ Văn hóa tuyển sinh diễn viên điện ảnh, cha đã bảo bà thử sức và Trà Giang đã được tuyển vào lớp điện ảnh khóa đầu tiên vào năm 1959.

Từ mái trường này, Trà Giang bắt đầu làm quen với điện ảnh từ vai diễn chính đầu tiên trong bộ phim “Một ngày đầu thu” (1961). Sau đó là vai chị Tư Hậu trong bộ phim cùng tên (1962). Bộ phim này đã đoạt giải Bạc Liên hoan phim quốc tế Matxcơva - 1963. Từ đây, Trà Giang đã chiếm trọn cảm tình của khán giả qua nhiều bộ phim mà chị tham gia như: “Vỹ tuyến 17 ngày và đêm” (1972); “Bài ca ra trận” (1973); “Em bé Hà Nội” (1974); “Ngày lễ thánh” (1976); “Mối tình đầu” (1977); “Huyền thọai mẹ” (1987); “Thủ lĩnh áo nâu” (1987); “Dòng sông hoa trắng” (1989)...

Nhân vật Dịu trong phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” có thể nói là vai diễn thành công nhất của NSND Trà Giang. Để hoàn thành bộ phim, đoàn làm phim phải đã thu thập kịch bản từ năm 1968 cho đến khoảng tháng 10/1972 mới xong phần quay phim . Sau đó mất 2 tháng để dựng phim, các giai đoạn hậu kỳ trong những ngày Mỹ ném bom B52 ác liệt. Nhớ lại những ngày tháng vất vả của năm 1970 cùng đoàn phim từ bắc vào vùng Vĩnh Linh để thâm nhập thực tế, Trà Giang kể lại rằng: Lúc đó Mỹ đã tạm dừng đánh bom miền Bắc nhưng đoàn phim vẫn cảnh giác đi vào ban đêm.

Đến Vĩnh Linh, đoàn làm phim phải sống và làm việc dưới địa đạo. Ở đây, Trà Giang may mắn gặp được o du kích Hoàng Thị Thảo - Bí thư Chi bộ của một xã miền Nam thời ấy. Lời kể về cuộc đời của o du kích trẻ khi chứng kiến cha mẹ mình hoạt động cách mạng, rồi bị bắt và hi sinh như một cuốn tư liệu quý để tạo nên nhân vật Dịu. Sau này, Trà Giang và đạo diễn Hải Ninh trở về đây để tìm gặp o Thảo nhưng o đã hi sinh ở chiến trường Miền Nam. Trà Giang và người nhà của o Thảo ôm nhau khóc. Cuộc gặp gỡ xúc động ấy khiến ký ức về một thời làm phim cứ thế ùa về trong lòng nữ nghệ sĩ.

Người nghệ sĩ mang tên dòng sông

Có ai ngờ rằng, để có được cảnh nhân vật Dịu bế con sang sông đưa cho chồng rồi quay về miền Nam, đoàn làm phim đã phải quay trong nhiều ngày khiến Trà Giang bị nhiễm lạnh và ốm sốt vì lội nước. Thời điểm đó cũng là lúc Trà Giang có bầu Bích Trà – con gái duy nhất của bà được 4 tháng. Sau đó 1 năm, khi mang phim sang tham dự LHP Matxcơva lần thứ 8 – 1973, các bạn Nga nói, họ không thể tưởng tượng rằng Việt Nam có phim mà còn là phim truyện trong lúc chiến tranh khốc liệt như thế. Bộ phim đã nhận giải thưởng của Ủy ban Hòa bình thế giới và bản thân Trà Giang được vinh dự nhận giải nữ diễn viên xuất sắc nhất. Với nền điện ảnh còn rất non trẻ lúc bấy giờ, nói như NSND Trà Giang: “Đó là một thành tựu.” Đây không chỉ là niềm hạnh phúc lớn lao của riêng nữ nghệ sĩ mà còn là niềm tự hào của nền điện ảnh nước nhà khi được thế giới đánh giá và công nhận.

Người đẹp điện ảnh cho rằng mình là một nữ nghệ sĩ may mắn được sống và trải qua hai giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước: giai đoạn kháng chiến chống Pháp với vai diễn chị Tư Hậu và đến thời kháng chiến chống Mỹ thì có vai Dịu. Trà Giang tâm sự, với tôi khi đứng trước ống kính, nhập vai vào nhân vật, nữ nghệ sĩ như “lên đồng”, thoát hẳn đời thường. Có lẽ thành công mà chị có được qua mỗi vai diễn chính là nhờ đôi mắt “có thần”, lột tả được chiều sâu, tâm trạng của nhân vật mang dáng vẻ cao quý và đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam. Sự mến mộ của khán giả dành cho Trà Giang từ thuở đôi mươi mà cho đến tận bây giờ tuổi đã xế chiều, đã xa ánh đèn sân khấu, chị vẫn cảm nhận được tình cảm chân tình ấy.

Đam mê nối tiếp đam mê

Có lẽ thành công mà chị có được qua mỗi vai diễn chính là nhờ đôi mắt “có thần”, lột tả được chiều sâu, nội dung của nhân vật mang dáng vẻ cao quý và đức hạnh của người phụ nữ Việt Nam. Sự mến mộ của khán giả dành cho Trà Giang từ thuở đôi mươi mà cho đến tận bây giờ tuổi đã xế chiều, đã xa ánh đèn sân khấu, chị vẫn cảm nhận được tình cảm chân tình ấy.

48 tuổi – độ tuổi còn đủ sức khỏe và nhiệt huyết nhưng NSND Trà Giang đã chủ động từ giã phim trường. Trà Giang từ chối nhiều lời mời tham gia đóng phim vì thấy mình không theo kịp thời điện ảnh đổi mới. Với Trà Giang, đó là một quyết định vô cùng khó khăn nhưng theo bà “cái duyên trời cho với điện ảnh đã hết”.

Rồi Trà Giang cân bằng cuộc sống với hội họa và để vực dậy nỗi đau mất đi người chồng yêu quý. Hồi tưởng lại mối tình với nghệ sĩ violon Bích Ngọc, NSND Trà Giang nhận rằng, mình may mắn và hạnh phúc đã được gặp một người chồng bao dung, đức độ và thương vợ hết lòng. Ông là tình yêu duy nhất trong cuộc đời của bà. Sự quan tâm chăm sóc của ông dành cho mình những ngày đi làm phim, chăm con, nâng giấc ngủ, dạy bà cách đóng phim… vẫn còn vẹn nguyên trong trí nhớ nữ nghệ sĩ. Giọng của Trà Giang như rung lên khi nhắc đến người chồng đã mất.

Yêu một diễn viên, nghệ sĩ Bích Ngọc luôn phải nhận phần thiệt thòi về mình. Ông là người hậu thuẫn, động viên, tạo điều kiện cho vợ được làm việc một cách tốt nhất mà không có bất cứ một lời trách móc nào. NSND Trà Giang luôn biết ơn và khi chồng bà còn sống, bà đã nói điều này với ông bằng tất cả tấm lòng. Nghệ sĩ Bích Ngọc đột ngột qua đời là một mất mát khó nguôi trong lòng bà. Bích Trà - cô con gái duy nhất đã đưa bà ra nhập nhóm học vẽ. Bà bắt đầu trải lòng mình qua những bức họa. Bà vẽ liên tục và tham gia triển lãm tranh cùng bạn bè. Bà cảm thấy mình có ích cho đời khi nhiều bức vẽ đẹp được người thân đặt mua, quyên góp cho quỹ từ thiện. Chồng đã mất, không còn đóng phim và con gái duy nhất ở xa, nhưng hội họa như tiếp thêm sức mạnh cho bà thêm niềm đam mê với nghệ thuật.

Khi tôi liên lạc với NSND Trà Giang để thực hiện bài viết này là lúc bà đang đi nghỉ cùng con gái. Bích Trà. Chị cũng là một nghệ sĩ Piano theo nghiệp cha. Chị sống và làm việc ở Anh. Chị về Việt Nam đợt này nhằm thực hiện một dự án âm nhạc tại thành phố Hồ Chí Minh rồi tiếp tục bay sang Mỹ theo đuổi sự nghiệp. NSND Trà Giang tâm sự, bà đã quen với sự bận rộn của con. Lần nào con gái về nước, một nửa thời gian đều cho công việc nhưng bà rất vui và dành nhiều tình yêu thương hơn cho con. Trong cái hối hả của cuộc sống thường ngày, người đàn bà đẹp của điện ảnh cách mạng đang sống bình yên, hạnh phúc bên gia đình cô em gái với các cháu gọi mình là “bà Ba”. Với bà bây giờ, hạnh phúc không ở xa xôi mà rất gần. Hạnh phúc là khi con cháu cười, gia đình đoàn tụ bên nhau. Mùng 2/9 năm nay, bà thấy phấn chấn và khỏe hơn năm ngoái. Bà nói với tôi nếu sắp xếp được bà sẽ ra Hà Nội một chuyến để đón chào kỷ niệm Quốc khánh cùng người dân thủ đô.

Nguyễn Hoài

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là "thời điểm vàng" để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá r
HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

HĐND các cấp đổi mới phương thức giám sát theo hướng đi sâu, đi sát đến tận cơ sở

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố và các quận, huyện, thị xã có cách làm rất hay, sát thực tiễn, trong đó chú trọng thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa các cơ quan. Trong đó, phương thức giám sát tiếp tục được đổi mới theo hướng đi sâu vào những nội dung cụ thể, đi sát đến tận cơ sở.
Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Xe khách bốc cháy trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

(LĐTĐ) Xe khách chở khoảng 20 hành khách đang chạy trên tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Long Thành - Dầu Giây thì bất ngờ bốc cháy, khiến nhiều người hoảng sợ.
Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

Công ty Tâm Lộc Phát đã huy động hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Để tạo lòng tin, thu hút các nhà đầu tư, nhóm của Khuyên đã đưa ra phương thức trả tiền môi giới cao cho những người giới thiệu, trả lãi cho nhà đầu tư theo ngày với mức lãi suất cao hơn nhiều lần lãi suất ngân hàng (khoảng 2,93%/tháng). Từ năm 2019 đến nay, các đối tượng đã huy động được hơn 5.100 tỷ đồng từ các nhà đầu tư.
Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

Khởi tố nhóm đối tượng tàng trữ ma túy, trộm cắp xe máy

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội cho biết đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với nhóm đối tượng Phùng Văn Thi, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Nghị để điều tra làm rõ về các hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, trộm cắp tài sản và tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.

Tin khác

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Mưa đầu mùa

Mưa đầu mùa

(LĐTĐ) Ai đã từng sống ở Phương Nam, mới thấm hết niềm vui và cảm xúc đặc biệt khi gặp cơn mưa đầu mùa. Sáu tháng trời đằng đẵng mùa khô. Nắng khét tóc, khét da. Nắng đốt khô cong cả đất và người. Nắng hút cạn sông hồ kênh rạch. Đến rêu trên mái ngói cũng tưởng như hóa thạch. Nơi phố thị, những hàng cây, lá phổi thành phố trân mình trong nắng. Tán lá oằn mình chịu phết tầng tầng lớp bụi. Bụi phủ lên màu xanh, bụi chui vào từng gân lá. Lá thinh lặng hít thở như hấp hối...Sáu tháng, khát mưa, nhớ mưa...
Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Giỗ tổ Hùng Vương - biểu tượng của tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng hoặc Quốc giỗ, là ngày để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến công lao dựng nước của các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

Trao tặng kỷ vật kháng chiến gắn với Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(LĐTĐ) Ngày 16/4, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Những đêm hè đom đóm

Những đêm hè đom đóm

(LĐTĐ) Bóng hoàng hôn loang dần về phía chân trời, nhuộm những bồng bềnh sóng lúa lấp lánh đến mênh mông. Những chú cò trắng không còn mải miết men sông lượm lặt con tôm, cái tép mà cũng vội cõng ánh hoàng hôn bay về. Những ngọn cây đằm mình đung đưa trên nền trời xâm xấp bóng như vẫy chào tạm biệt một ngày sắp qua. Đêm khe khẽ buông, đôi mi dần khép lại… cho đến khi tôi chỉ bé bằng đứa trẻ tung tăng chân sáo trở về…
Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

Sôi động ngày Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Khmer tại TP.HCM

(LĐTĐ) Nhằm tạo sân chơi lành mạnh và lưu giữ phong tục tập quán tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), ngày Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đã được tổ chức tại quận 12.
Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

Khánh Hoà: Đừng để các di tích “ngủ quên”

(LĐTĐ) Được mệnh danh là “thủ phủ” du lịch Nam Trung Bộ, với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển đảo, du lịch sinh thái, tỉnh Khánh Hoà còn có hệ thống di tích, danh thắng… đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu truyền thống của du khách. Thế nhưng ngoài một số di tích thu hút khách tham quan thì vẫn còn di tích đang “ngủ quên”.
Xem thêm
Phiên bản di động