Chiến tranh và những ám ảnh khôn nguôi
Chiến tranh Việt Nam và những hình ảnh rúng động thế giới | |
Trưng bày hình ảnh nhân dân thế giới đoàn kết với Việt Nam trong chiến tranh |
Nhà văn Bảo Ninh |
Đã từ lâu, bất cứ khi nào nhắc đến Bảo Ninh, thương hiệu văn học chiến tranh luôn là điều được nhắm đến đầu tiên. Chiến tranh dường như là một đối tượng phản ánh chuyên nhất, duy biệt và ổn định trong mạch cảm hứng sáng tác của ông. Nỗi ám ảnh về những cuộc chiến khốc liệt và nỗi buồn ẩn sâu thời hậu chiến được đề cập thẳng thắn và nhiều góc cạnh trong “Nỗi buồn chiến tranh”, một cuốn tiểu thuyết từng được coi là scandal trong văn học những thập niên 80, 90 thế kỷ trước. Một số người cho rằng, “Nỗi buồn chiến tranh” bi đát và bế tắc. Số khác cho rằng, Bảo Ninh, từ góc nhìn người lính đã phơi bày những sự thật trần trụi... Nỗi buồn chiến tranh cũng chính là nỗi đau về thân phận con người.
Nhưng suy cho cùng, thành công của Bảo Ninh không chỉ là tính chân thực, ở cách nhìn mới về chiến tranh mà còn ở cách cảm thụ, cách cắt nghĩa và lý giải về đề tài này. Nỗi buồn chiến tranh vì vậy, không chỉ bộc lộ ở chiều sâu tư tưởng mà còn ở chiều sâu nghệ thuật. Ngay cái nhan đề cũng là một tín hiệu nghệ thuật: Đó là nỗi đau, nỗi mất mát, nỗi ám ảnh kinh hoàng của người lính về sự tàn khốc của chiến tranh. Lớn hơn nỗi đau về thể xác, đó là nỗi đau về tinh thần, điều mà chúng ta gọi là “hội chứng chiến tranh”.
Bảo Ninh mang cảm xúc mạnh mẽ của người trong cuộc. Ông là người đã từng lội qua thung lũng máu tìm xác đồng đội và trải nghiệm nhiều lần cảm giác đau đớn và sợ hãi khi sinh mạng bị hăm dọa. Xuyên suốt trong những tác phẩm của mình, nhà văn muốn nhắc nhở mọi người về những di hại hậu chiến còn kinh hãi hơn nhiều. Đó là một thứ độc chất ngấm vào cơ thể, giày vò, hành hạ nạn nhân mãi không thôi. Những người lính trở về, trong truyện ngắn của ông, đều là những con người cô đơn, hụt hẫng vô cùng. Đó có thể là những người đàn ông tình nguyện ở lại núi rừng, lập trại mưu sinh chứ không trở lại với cộng đồng trong tác phẩm “Trại bảy chú lùn” hoặc có thể họ vẫn trở về, vẫn hòa nhập. Nhưng trong muôn mặt đời thường của những cựu binh ấy, các vết thương tâm lý đã vĩnh viễn không thể liền sẹo. Họ bị giày vò bởi các hồi ức thương đau, nhiều người chuếnh choáng trong đời sống hư thực, mộng mị.
Nhà văn Lê Minh Khuê |
Với nhà văn Lê Minh Khuê, bà cho rằng, bà là người trưởng thành trong chiến tranh và có lẽ tài sản lớn nhất của chị chính là kí ức về chiến tranh. Ký ức đẹp và buồn. Kí ức chiến tranh cũng có thể là một món nợ và buộc bà phải cầm bút. Vùng ký ức trong những năm tháng ấy cứ thế đi thằng vào những trang viết của chị một cách tự nhiên và có lẽ đó cũng là lý do mà những truyện ngắn như “Những ngôi sao xa xôi”, “Cao điểm mùa hạ” hay “Nhiệt đới gió mùa”….vô cùng gần gũi, chân thực và ám ảnh người đọc.
Có lẽ, những người trẻ hôm nay khó có thể tưởng tượng hết sự khốc liệt cùng cả nỗi buồn trong chiến tranh. Những năm 60 của thế kỷ trước, khi Lê Minh Khuê mới chỉ là cô bé 15 tuổi, chị đã tự khai thêm tuổi và gia nhập thanh niên xung phong, có mặt ở biên giới Việt-Lào. Chị nhớ lại: “Thời điểm ấy tôi còn trẻ nên chẳng biết sợ, biết buồn là gì nhưng sau này, lấy chồng và sinh con rồi thì mới cảm thấy sợ. Dù tôi biết rằng, đạn bom, chết chóc, thương tật, chia ly là những chuyện bình thường của chiến tranh. Nhưng, tất cả những gì ghê gớm nhất là sau cuộc chiến”.
Sau này, khi trở về với công việc của một nhà báo tại báo Tiền Phong, chiến tranh cũng chính là dữ liệu chính trong những trang viết của chị. Và để có thêm thực tế một lần nữa, Lê Minh Khuê tự nguyện dấn thân vào các tuyến lửa. Từ Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị rồi vào Đà Nẵng, đi tới đâu chị viết tới đó. Hễ gặp chiếc xe nào trên đường ra Bắc, chị lại gửi bài về tòa soạn.
Nhưng có lúc, nỗi ám ảnh về chiến tranh quá lớn, đã có những câu chuyện bà chưa dám đưa vào tác phẩm của mình, vì sợ rằng nó sẽ để lại cho người đọc sự day dứt khôn nguôi. Chị kể: “Hồi đi làm báo, vào viện Quân y 111, tôi ngồi bên cạnh anh sĩ quan, bị bom phạt mất hết cằm, hai tay, hai chân cũng mất. Anh mê sảng, cằm đã mất nhưng vẫn gọi được “Mẹ, mẹ ơi”. Chỗ băng cứ trào máu ra. Tôi cứ vỗ vai anh và nói “Mẹ đây, mẹ đây!”. Một lúc sau tôi đi đến các hầm thương binh và quay lại thì chị y tá bảo, anh đã mất”.
Nhà văn Chu Lai |
Tương tự như vậy, nhà văn Chu Lai từng cho rằng, cả cuộc đời ông là những chuyến lãng du và trận mạc. Ông khẳng định: “Đáng lẽ sau 10 năm cầm súng kiệt sức, kiếm một việc gì đó thật nhàn thân để sống lai rai nốt quãng đời còn lại. Nhưng lại lao vào cầm bút. Nhưng bỏ làm sao một khi cái đó đã thành nợ nần, thành nghiệp và cả ân tình. Hơn 30 năm cầm bút là rất ngắn. Biển văn vô bờ, mù mịt, càng bơi càng lạc, càng mênh mông, biết đâu là bến mà bảo đủ hay thiếu. Có khi viết được vài chữ đã tưởng đủ nhưng viết thêm triệu chữ lại thấy thiếu. Tôi là người của trận mạc, sống trong thời bình nhưng vẫn mang nặng cuộc chiến. Tôi thích cô đơn, muốn tách ra khỏi nhịp điệu xã hội đầy tạp âm. Tôi luôn ủ dột, ủ dột để nuôi nỗi buồn man mác, để có cảm hứng viết”.
Nỗi ám ảnh chiến tranh trong ký ức nhà văn này nhiều vô kể. Đó là những ngày tháng bi tráng trong 81 ngày đêm thành cổ Quảng Trị. Với ông, đó là một cuộc chiến khốc liệt nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Số phận con người đẩy tới tận cùng, một ngày cả một đại đội hy sinh.
Chu Lai đã viết rất “bạo” ngay từ cuốn “Nắng đồng bằng” cách đây hơn 30 năm, khi đó ông đã “cho” cả tiểu đoàn đặc công hy sinh hết. Đó là sự thật trong cuộc chiến đấu vào ngày 29.4.1975 tại cầu Rạch Miễu, cây cầu cửa ngõ vào Sài Gòn, để giữ cầu không bị bọn lính Sài Gòn đánh sập, chặn đường tiến của xe tăng ta vào thành phố, gần như cả tiểu đoàn đặc công đã hy sinh.
Với nhà văn Chu Lai, 81 ngày đêm ở Thành cổ Quảng Trị luôn ám ảnh ông |
Nói về việc lớp nhà văn trẻ hôm nay, ông cho rằng, chúng ta không thể không hy vọng vào họ. Dĩ nhiên, cái nhìn của những người viết không tham chiến sẽ khác những người viết từng tham chiến. Người đã từng kinh qua trận mạc, trang viết sống động, tươi rói, như cuộc chiến đang hiện diện có khói lửa, có tiếng bom đạn, có mùi thuốc súng và đặc biệt mùi “tử sĩ”- “Mùi” chiến tranh … Người viết thế hệ sau nhìn chiến tranh bằng cái nhìn minh triết, đánh giá sự kiện, sự việc khách quan, chiến tranh không có “mùi” chiến tranh nhưng có sự hấp dẫn ở tính cách nhân vật được phân tích sâu, bố cục cũng hấp dẫn, mới lạ.
Có một sự thực là, những vùng ký ức đặc biệt sẽ khó có thể phai nhòa trong cuộc đời một con người và ký ức chiến tranh, bom đạn một thời sẽ càng khó nguôi ngoai. Suy cho cùng, nhớ về nỗi buồn, niềm day dứt trong chiến tranh buồn đau và khốc liệt sẽ giúp ta trân trọng hơn giá trị của hòa bình hôm nay.
Hải Phú
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Tin khác
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
Sự kiện 22/12/2024 10:22
Phải xây dựng được mô hình bộ máy tinh gọn, khoa học hiệu quả
Sự kiện 21/12/2024 18:22
Công ty Điện lực Thường Tín tổ chức hội nghị tri ân khách hàng năm 2024
Sự kiện 20/12/2024 12:18
Còn nhiều vi phạm về trật tự xây dựng tại khu vực bãi sông
Sự kiện 19/12/2024 16:30
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
Sự kiện 19/12/2024 15:20
Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng mắc cho dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng
Sự kiện 18/12/2024 13:20
Triển khai công tác Tư pháp năm 2025: Đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
Sự kiện 17/12/2024 13:45
Nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật cho người dân
Sự kiện 17/12/2024 11:50
Thành phố Hồ Chí Minh: Thông qua nhiều quyết sách quan trọng về an sinh xã hội
Sự kiện 17/12/2024 09:41
Quy định rõ việc cấm quảng cáo ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em
Sự kiện 15/12/2024 22:32