Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh
![]() | Huyền thoại về một cảm tử quân |
![]() | Ký ức về tấm áo lụa và bức thư của Bác |
![]() | Người cắm cờ thầm lặng |
Nội dung bộ phim kể về những hồi tưởng của Du, một người lính bị thương, cận kề cái chết trên trận địa về cuộc sống, tình yêu, gia đình, đồng đội. Du quen Phương trên một chuyến tầu, mối tình bất chợt đến khi Phương dựa vào vai Du ngủ trong cái ồn ào của tiếng tầu đêm, dưới ánh trăng lướt qua cửa sổ. Khi ấy, Du đã phải lòng cô thanh niên xung phong người Hà Nội xinh đẹp. “Sao anh không ngủ?”. “Vì tôi sợ”. “Sợ gì?”. “Sợ mất”. “Anh có nhiều tiền lắm sao mà sợ mất”. “Tôi sợ mất trái tim”. Đơn giản và mộc mạc nhất trong cái cách tỏ tình của người lính là thế.
![]() |
Diễn viên Bùi Bài Bình trong vai Du |
Sau khi chia tay Phương, Du trở lại chiến trường một thời gian rồi về nhà một ngày để thăm mẹ. Phương biết tin đã đến tìm anh. Nhưng mới tới đầu ngõ Phương nghe đồn rằng Du đào ngũ, cô vô cùng thất vọng, vừa đi vừa khóc. Cô quyết định mang trả lại chiếc ba lô mà Du đã tặng cho cô cùng những thứ anh quyên góp được trên tầu. Nhưng trong lúc Phương đến nhà Du, cũng là lúc Du đến tìm Phương để chào tạm biệt trước khi quay trở lại chiến trường khốc liệt. Số phận hai người như hai đoàn tầu đi ngược chiều nhau mà không thể gặp. Khi Phương chạy ra ga thì đoàn tầu đưa Du đã chuyển bánh, chỉ còn nghe tiếng hai người gọi tên nhau trong tiếng còi xa khuất. Đan xen những hồi tưởng về tình yêu là những khoảnh khắc được ở bên đồng đội và ở bên mẹ già.
Vẫn là đề tài chiến tranh nhưng “Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh” mang nhiều yếu tố tâm lý. Một cuộc chiến đằng sau tiếng bom đạn, cuộc chiến khốc liệt không phải chống ngoại xâm, mà là giữa những người lính cộng hòa miền Nam và bộ đội miền Bắc mà lý tưởng đã đưa họ đến với cuộc chiến sinh tử.
Mở đầu phim là cảnh càn quét của lính cộng hòa trên chiến trường, Du sống sót và bị thương cả hai chân trong khi đồng đội của anh đã hy sinh. Đoạn đầu chủ yếu là màn độc thoại của tên chỉ huy về một tư tưởng chiến tranh khác biệt: “Cuộc sống là cuộc hành trình đi đến cái chết, nhưng mà bản năng của con người lại ham sống, bám chặt lấy sự sống. Đó chính là tấn thảm kịch của thân phận con người”. “Bởi vì anh muốn sống ta sẽ mở cho anh một con đường, chỉ cần anh nhận là công cụ của nhà cầm quyền Bắc Việt, ta sẽ cứu anh thoát chết”.
![]() |
Diễn viên Lan Hương trong một cảnh phim |
Phàm là con người ai cũng có khao khát được sống, là người lính chiến đấu vì tổ quốc nhưng đứng trước cái chết ai mà chẳng run sợ, thế nhưng Du vẫn kiên trung giữ lý tưởng của mình. “Dũng cảm thôi, chưa đủ. Phải biết mình chiến đấu vì cái gì, chiến đấu cho ai”. Sự bất khuất của Du đã khiến cho tên lính ở bên kia chiến tuyến phải ngạc nhiên: “Lạy chúa, chiến cuộc hôm nay đã dẫn đường cho hai sinh vật gặp nhau, một sinh vật là con! Con được hiểu cuộc đời là chuỗi khổ đau không dứt để đi đến cái chết. Còn sinh vật kia là người lính Cộng sản, anh ta quyết chống lại định mệnh”.
Khác với những bộ phim có chủ đề chiến tranh khác, “Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh” không mang nặng yếu tố chiến trường, khói lửa mà chủ yếu tập trung vào yếu tố tâm lý tình cảm con người trong lúc đối mặt với sinh tử. Kể cả nhạc trong phim cũng rất mộc mạc, đơn giản nhưng có sức cuốn hút rất đặc trưng của âm nhạc Phó Đức Phương. Chỉ bằng những âm thanh bập bùng tiếng ghi ta gỗ xuyên suốt cả bộ phim cũng khiến người xem có cảm giác xốn xang, khắc khoải.
“Đợi anh về, đợi anh… Như mùa vàng khi nắng lên, như mùa hoa đợi xuân đến.…Đất trời bao la, giục bước chân ta, chuyến tầu đi xa, cho những câu ca được cất lên dù lòng bao thương nhớ… Đợi anh về đợi anh. Như ngày đầu khi thấy nhau, như vườn cau chờ đêm vắng… Sẽ qua đi những ngày tháng gian nan, sẽ qua đi bao nỗi nhọc nhằn, ngày mai rồi ngày mai anh lại về bên em..”.
Tiếng hát cất lên cho người thương binh ngập tràn hy vọng, cho cô gái đôi mươi lấp lánh niềm tin, cho người mẹ già mỉm cười đợi ngày mai tươi sáng, cho tiếng thét gào của đạn bom bị át đi trong đêm tối, cho đoàn tầu mang những tâm hồn giản dị với những ý tưởng và tình yêu cao đẹp vẫn tiến băng băng về phía trước.
Cuối bộ phim là hình ảnh một cơn mưa rơi xối xả xuống cánh rừng, người lính ngửa mặt lên hớp từng giọt nước như muốn nói: Anh vẫn khát khao được sống, được đấu tranh đến hơi thở cuối cùng để “thay đổi định mệnh”. Vì người lính Cộng sản khi đã biết mình “chiến đấu vì cái gì, chiến đấu cho ai”, anh sẽ không bao giờ lùi bước.
Cả bộ phim không hề có những cảnh đẫm máu của chiến trường, không có sự căm thù giữa những con người đối địch, chỉ có những điều giản dị trong mỗi tâm hồn. Đạo diễn Vũ Phạm Từ có cái nhìn rất bao dung về chiến tranh: “Chỉ là cuộc chiến giữa hai tư tưởng đối nghịch”. Đó chính là cái nhìn nhân văn hiếm có trong thời chiến làm nên một câu chuyện đẹp đẽ và sâu sắc, nhưng mặt khác lại bày tỏ rõ lý tưởng và tinh thần quật khởi của người lính và nhân dân Việt Nam. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

LĐLĐ huyện Phú Xuyên: Giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Sơn Tây: Đa dạng hóa tuyên truyền, lan tỏa ý thức an toàn vệ sinh lao động

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Chú trọng chăm lo cho lao động nữ

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối

Tuyên án các bị cáo trong vụ sai phạm tại Tổng Công ty Chè Việt Nam

500.000 sản phẩm Vinamilk từ quỹ sữa vươn cao Việt Nam đến với trẻ em đúng dịp 50 năm đất nước thống nhất
Tin khác

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ 6 - 8/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh
Văn hóa 22/04/2025 17:11

Ngẩn ngơ một thoáng hoa trôm
Văn hóa 22/04/2025 06:44

Siết chặt quản lý nghệ sĩ quảng cáo trên không gian mạng
Văn hóa 21/04/2025 18:37

Học hỏi từ di sản của hai vị vua nhà Trần
Văn hóa 21/04/2025 17:42

Nhóm bạn trẻ mang di sản vào đời sống đương đại
Văn hóa 18/04/2025 22:58

Phố cổ Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 22:35

Khai mạc Festival Phở 2025, tinh hoa di sản trong kỷ nguyên số
Văn hóa 18/04/2025 22:20

Những dấu ấn không thể quên trên sóng VTV dịp 50 năm Giải phóng miền Nam
Văn hóa 18/04/2025 19:00

Quận Hoàn Kiếm đề xuất 10 khu phát triển thương mại và văn hóa
Văn hóa 18/04/2025 18:46

Lễ hội Tổng Nam Phù: Di sản nối ký ức – tương lai
Văn hóa 17/04/2025 11:41