Gặp lại nữ anh hùng sông Hương

Hơn 40 năm đã trôi qua, với nữ anh hùng Hoàng Thị Nở, trú tại 35 Bà Triệu, TP. Huế, những kỷ niệm về các đồng đội kiên trung của mình năm Mậu Thân vẫn không bao giờ phai nhạt…
Ký ức của cựu thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu
Huyền thoại về một cảm tử quân
Người cắm cờ thầm lặng

Một thời máu lửa

Gặp lại nữ anh hùng sông Hương
Nữ anh hùng Hoàng Thị Nở

Trong chuyến công tác Huế, anh bạn, trưởng văn phòng đại diện báo Nhân dân, đã kể cho tôi biết bao câu chuyện về cố Đô. Đặc biệt, khi kể đến chuyện về 11 cô gái sông Hương, anh bỗng say sưa đến lạ, chẳng thế anh cứ nhắc đi nhắc lại: “Đó là những nữ anh hùng. Các cô đều được phong tặng danh hiệu anh hùng, được lập bia tưởng niệm, ghi công”. Để tôi hiểu hơn về các nữ anh hùng năm xưa, sau khi đưa tôi qua bia ghi công của các cô, anh bảo sẽ đưa tôi đến gặp cô Hoàng Thị Nở - một nhân chứng sống.

Sau một hồi vòng vèo trong những con phố nhỏ, anh dẫn tôi đến ngôi nhà nhỏ nằm khuất trong hẻm sâu ở phố Bà Triệu. Ra đón chúng tôi là người phụ nữ gầy, giản dị với mái tóc quấn hờ, đôi mắt thâm quầng của người thường xuyên đau ốm. Nếu không được báo trước, tôi cũng không thể tin, người đứng trước mặt tôi đã từng cầm súng dọc ngang cùng tiểu đội nữ của mình “hạ gục” mấy tiểu đoàn lính Mỹ với súng máy hiện đại, xe tăng, thiết giáp.

Khi được hỏi về những kỷ niệm của một thời máu lửa, cô Hoàng thị Nở, cười hiền: Do bị thương ở đầu nên có những cái tôi nhớ, tôi quên. Nhưng chuyện ngày ấy thì tôi không bao giờ quên được, nó chỉ như vừa xảy ra ngày hôm qua…”. Theo cô, tiểu đội 11 cô gái sông Hương ngày trước mang tên tiểu đội dân quân Thiên Thuỷ của xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, với các thành viên chỉ ở tuổi mười tám, đôi mươi. Trong chiến dịch Mậu Thân (năm 1968), tiểu đội được cấp trên giao nhiệm vụ dẫn đường đưa bộ đội tấn công các mục tiêu của địch phía bờ nam TP. Huế.

Cô Nở xúc động nhớ lại: “Vì là lần đầu tiên giáp mặt với kẻ thù nên chị em trong đội ai cùng hết sức lo lắng, mọi người phải động viên nhau và coi kẻ thù chỉ như những tấm bia tập bắn mà thôi. Không những thế, chúng còn đem đến biết bao cảnh chết chóc, tù đầy, li tán, đói khát, khổ đau… nên chị em thêm quyết tâm hơn.

Chị Nở còn cho biết, khi hoạt động cách mạng ngay cả với người gia đình cũng không biết. Chúng tôi thường động viên nhau phải cố gắng vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ cấp trên giao cũng như góp phần vào công cuộc kháng chiến của đất nước. Để hoàn thành nhiệm vụ này, chúng tôi phải đóng nhiều vai như bán hàng, người đưa thư… để tiếp cận được với địch, từ đó nghiên cứu những mặt mạnh, mặt yếu của địch. Sau đó tìm đường đi lối về thích hợp dẫn đến các mục tiêu của chúng...”, rót chén trà, cô Nở kể.

Gặp lại nữ anh hùng sông Hương

Sau khi đã nghiên cứu, bàn bạc kỹ, chiến thuật đánh, đêm 30 Tết, tiểu đội 11 cô gái sông Hương chia làm ba cánh quân tiến vào thành phố. Tiếng súng tấn công, nổi dậy của quân và dân thành Huế nổ vang trời. Mỹ Ngụy không kịp trở tay. Quân và dân Huế đã làm chủ thành phố. Tuy nhiên, với lực lượng hùng hậu, xe tăng, thiết giáp, địch đã điều quân từ Phú Bài đổ lên, nhằm dập tắt “phong trào nổi dậy ở Huế”, chúng còn huy động rất nhiều máy bay ứng chiến. Trước tình hình đó, các nữ tiểu đội du kích của cô Nở vừa làm nhiệm vụ dẫn đường, vừa tải thương, và trực tiếp cầm súng đánh giặc.

Hoạt động trong bối cảnh không chiến hào, lực lượng lại mỏng nên các cô đã nghĩ ra cách lợi dụng nhà dân để đánh địch. Đúng 5 giờ 30 phút ngày 12/2/1968, 10 chiếc xe tăng cùng một tiểu đoàn thuỷ quân lục chiến Mỹ ngụy ầm ầm tiếp vào thành phố. Các chị chia làm ba tổ chốt chặn tại Xuân Phú, chợ Cống và một tổ nghi binh. Tiểu đội dân quân Thiên Thuỷ cùng lực lượng bộ đội đã chiến đấu liên tục gần 20 ngày đêm giữa lòng thành phố.

“Bốn đồng chí của tôi ngã xuống khi tuổi đời chỉ 17 -18 và thậm chí chưa một “mảnh tình vắt vai”. Xuân ấy, Huế lạnh tê tái, và chỉ vài phút trước mấy chị em mới ăn tết với những món ăn khẹt lẹt mùi thuốc súng được gia đình đem đến. Vậy mà vài phút sau mỗi người đã mỗi phương, chết một cách thương tâm trước mặt mình…”, đưa tay vén vạt áo lên lau những giọt nước mắt lăn dài, cô Nở xúc động kể lại.

Sau trận chiến quả cảm ấy, tiểu đội của cô người mất, người còn. Nhận được lệnh của chỉ huy, tiểu đội rút về Thủy Thanh để hoạt động.

Với lòng yêu nước, dũng cảm, sự hy sinh của mình, năm 1968, tiểu đội nữ 11 cô gái sông Hương được Bác viết tặng bài thơ.

“Dõng dạc trong tay khẩu súng trường
Khôn ngoan dàn trận khắp trong phường
Bác khen các cháu dân quân gái
Đánh giặc Hoa Kỳ phải nát xương…”

Trở lại đời thường

Được bác Hồ viết thư, làm thơ động viên, tiểu đội nữ 11 cô gái sông Hương càng thêm quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước. “Sau chiến dịch Mậu Thân, tiểu đội của chúng tôi được đổi thành trung đội Võ Thị Sáu và được ra Bắc an dưỡng. Trước khi đi, ai cũng háo hức được một lần gặp Bác, vậy mà đang trên đường ra lại nghe tin Bác mất, khiến chị em ai nấy đều ôm chặt lấy nhau khóc ròng…”, mắt cô đã nhòe từ bao giờ, giọng nghẹn nghẹn kể lại.

Sau ngày giải phóng, Hoàng Thị Nở và những đồng đội còn sống mỗi người một vị trí công tác, mỗi người mỗi hoàn cảnh. “Ngày giải phóng, trở về quê hương với thương tật trên người, lại ngoài 30 tuổi, gia đình lại mong mỏi tôi có tấm chồng để nương tựa. Sau thời gian, tôi cũng tìm được hạnh phúc của riêng mình. Anh ấy cũng là lính Trường Sơn, người cùng xã, là thương binh nặng…”, cô Nở vui vẻ kể.

Hai người với những vết thương chiến tranh còn đeo bám, hiển hiện trên cơ thể, tinh thần khiến cuộc sống của gia đình cô hết sức khó khăn. “Mặc dù khi giải phóng, tôi được điều về công tác tại Hội thẩm Tòa án tỉnh rồi chuyển về Hội Nông dân tỉnh. Dù lương công chức ít ỏi, cùng với tiền lương thương binh, lương thiếu tá của chồng, nhưng đối với tôi đã là một “ân huệ lớn” vì chưa bao giờ tôi được sống hạnh phúc như vậy. Hai cô con gái xinh đẹp, ngoan ngoãn ra đời càng khiến niềm hạnh phúc của tôi thêm trọn vẹn…”.

Hoàng Thị Nở là một trong số 11 cô gái sông Hương được Chủ tịch nước Nguyên Minh Triết phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 2009 để ghi nhận những chiến công hiển hách trong chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Chiến công này đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân TP Huế nói riêng và của nhân dân Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, TP Huế cũng xây đài tưởng niệm và ghi công cho 11 cô gái sông Hương tại phường Xuân Phú, nơi gắn với những chiến công của họ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ…

Công Hậu

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An tập huấn chế độ chính sách cho người lao động

(LĐTĐ) Sáng 27/4, tại Công ty TNHH Sangwoo Việt Nam (đóng tại KCN VSIP), Công đoàn Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Nghệ An tổ chức Hội nghị đối thoại về chính sách Bảo hiểm xã hội, Pháp luật lao động, Luật An toàn vệ sinh lao động.
Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Sau 1 tuần thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID), thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu LLTP theo phương thức này, tạo thuận lợi hơn cho công dân.
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.

Tin khác

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hà Nội: Thi trực tuyến tìm hiểu về 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 26/4, thành phố Hà Nội đã phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Cuộc thi do Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức. Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Thành đoàn Hà Nội phối hợp thực hiện.
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dâng hương, dâng hoa, viếng các anh hùng liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), 138 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 – 1/5/2024), 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024), 26 năm ngày mất của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (27/4/1998 - 27/4/2024), hôm nay (26/4), đoàn đại biểu tỉnh Hưng Yên đã đến dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nhà lưu niệm Bác Hồ; dâng hoa tại Tượng đài Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh; đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tỉnh.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

Phòng chống nắng nóng, xâm nhập mặn tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) triển khai hàng loạt giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2024.
Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

Thanh Oai: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam"

(LĐTĐ) Huyện Thanh Oai đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm phát huy giá trị, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động