Nâng cao phúc lợi để giữ chân lao động

(LĐTĐ) Hiện nay, có một bộ phận lao động trẻ không mặn mà với công việc trong các nhà máy, xí nghiệp - thay vào đó, họ lựa chọn những công việc ngắn hạn, thoải mái về thời gian, thu nhập cũng không kém làm trong các nhà máy. Trước thực tế đó, doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn cần phối hợp với nhau để nâng cao các chế độ phúc lợi nhằm thu hút, giữ chân người lao động.
nang cao phuc loi de giu chan lao dong LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn
nang cao phuc loi de giu chan lao dong Ba giải pháp nâng cao phúc lợi đoàn viên công đoàn
nang cao phuc loi de giu chan lao dong Doanh nghiệp thỏa thuận nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Lặn lội từ Nghệ An ra Hà Nội để kiếm kế mưu sinh, anh Nguyễn Văn Hiện (24 tuổi) xin làm việc tại một doanh nghiệp trong KCN Sài Đồng. Sau một thời gian, anh xin nghỉ để đi chạy xe ôm công nghệ. Lý giải về quyết định này, anh Hiện cho biết: “Làm trong nhà máy xí nghiệp có thu nhập ổn định, được hưởng nhiều quyền lợi nhưng lương không cao, giờ giấc lại bị bó buộc.

nang cao phuc loi de giu chan lao dong
Được chăm lo tốt người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp

Những đợt công ty có nhiều đơn hàng, công nhân phải tăng ca liên tục, cuộc sống cứ lặp lại như một con rô - bốt, sáng đi, tối về đến công ty chỉ làm một công việc lặp đi lặp lại. Vì vậy tôi đã xin nghỉ và đăng ký chạy xe ôm công nghệ, ngoài ra, tôi còn tranh thủ học thêm nghề sửa chữa điện tử điện lạnh để sau này nếu có về quê còn có cái “cần câu cơm”.”

Từng làm công nhân trong KCN Phú Nghĩa, anh Vũ Văn Việt (25 tuổi, quê Nam Định) cũng đã xin nghỉ để ở nhà bán hàng online bởi theo anh, lương công nhân phải chi tiêu tằn tiện mới chỉ đủ ăn, đủ tiêu chứ không có dư dả. Chưa kể, khi ốm đau hay gia đình có công chuyện thì phải đi vay mượn để trang trải là chuyện bình thường. Như thế thì biết bao giờ mới đủ tiền để có thể “an cư lạc nghiệp”.

Nhằm góp phần ổn định tình hình lao động trên địa bàn thành phố và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân lao động đang làm việc trong các KCN - CX, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội cùng nhiều tiện ích đi kèm tại các KCN - CX với giá thuê, mua ưu đãi.

Được biết, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố Hà Nội xây dựng gần 6,2 triệu m2 nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, trong đó có công nhân các KCN – CX. Đến nay, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện 48 dự án với khoảng 3,4 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó 6 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Để hoàn thành kế hoạch đặt ra, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội với khoảng hơn 2,7 triệu m2 nhà ở.

“Nhờ quen biết được một vài mối lấy hàng từ bên Trung Quốc, lại thấy nhu cầu mua hàng online của mọi người ngày càng lớn nên tôi đã quyết định xin nghỉ làm tại công ty để đi học một khóa bán hàng online và hiện tại công việc đang rất thuận lợi. Trung bình một tháng thu nhập của tôi cũng được trên chục triệu đồng, cao hơn so với lương công nhân, thời gian cũng thoải mái hơn rất nhiều. Với khoản thu nhập này tôi cũng đã nghĩ đến chuyện mua một căn hộ nhỏ” – anh Việt chia sẻ.

Việc lao động trẻ ngày càng có xu hướng lựa chọn các công việc thoải mái về thời gian, ứng dụng công nghệ để tạo ra thu nhập và không còn mặn mà với công việc trong các nhà máy, xí nghiệp được xem là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Trước thực tế đó, để thu hút và giữ chân người lao động, thời gian qua, tổ chức Công đoàn đã phối hợp hiệu quả với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi và nâng cao các chế độ phúc lợi cho người lao động.

Tại Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long (KCN Thăng Long), ông Tạ Đức Khôi, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết, bên cạnh việc phối hợp với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, Ban Chấp hành Công đoàn công ty còn đối thoại, thương lượng trực tiếp với Tổng Giám đốc công ty để đưa nhiều nội dung có lợi cho người lao động vào Thỏa ước lao động tập thể của công ty như: Ngoài những ngày nghỉ theo quy định, trong năm người lao động còn được nghỉ thêm 1 ngày; công ty chi tiền quà tặng cho người lao động các dịp lễ, Tết; tặng quà cho con em người lao động vượt khó học giỏi, tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau phải nằm viện...

Ngoài ra, hằng năm, công ty tổ chức khám sức khỏe thêm đối với nữ trên 35 tuổi khám ung thư vú và xét nghiệm ung thư cổ tử cung, đối với nam trên 55 tuổi khám thêm bệnh tiền liệt tuyến; đối với lao động nữ có thai được hưởng thêm các quyền lợi thiết thực như được nghỉ thêm 10 phút/ngày được tính thêm vào giờ làm việc; được làm việc trong tư thế ngồi có ghế tựa lưng; có thai 13 tuần được bồi dưỡng thêm 01 hộp sữa tươi tiệt trùng 180 ml/ngày; có thai từ tháng 7 trở lên hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được đi làm giờ hành chính…

Chính sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền lợi và nâng cao các chế độ phúc lợi cho người lao động đã góp phần giữ chân người lao động, giúp họ yên tâm lao động sản xuất và gắn bó lâu dài với công ty.

Bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi, nhiều doanh nghiệp còn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho người lao động thông qua việc tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Đơn cử như tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam (KCN Nội Bài), hằng năm, Công đoàn công ty đều phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động thể dục thể thao như Hội khỏe Yamaha, sự kiện thể thao chào năm mới…

Tham dự các chương trình này, người lao động của công ty sẽ được tham gia các môn thể thao như bóng đá nam, bóng đá nữ, bóng chuyền hơi, cờ tướng, bóng bàn, kéo co, cầu lông… Ngoài ra, Công đoàn còn phối hợp với Ban lãnh đạo công ty tổ chức thành công chương trình “Mùa gió ấm”, tặng quà cho những gia đình cán bộ, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, thông qua đó đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách” của toàn thể người lao động trong công ty. Thực tế cho thấy, chính sự quan tâm, chăm lo tốt cả về đời sống vật chất và tinh thần đã giúp người lao động gắn bó hơn với công ty trong mỗi chặng đường phát triển.

Ngoài ra, thời gian qua, Công đoàn các KCN – CX Hà Nội cũng đã tích cực tham gia vào việc giám sát, đảm bảo quyền lợi và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm nâng cao các chế độ phúc lợi cho ngươi lao động. Hằng năm, Công đoàn các KCN – CX Hà Nội đều có các hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các buổi tuyên truyền về các kiến thức pháp luật, chăm sóc sức khỏe…, tổ chức hội thi tay nghề để nâng cao kiến thức, rèn luyện tay nghề cho người lao động.

Cạnh đó, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các cấp Công đoàn đều phối hợp với những đơn vị liên quan tổ chức các chuyến xe đưa, đón công nhân về quê ăn Tết… Với sự chăm lo ngày càng tốt hơn cho người lao động của Công đoàn các KCN – CX Hà Nội đã góp phần ổn định tình hình lao động tại các doanh nghiệp và thu hút thêm nhiều lao động đến làm việc tại các KCN – CX trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, nhằm góp phần ổn định tình hình lao động trên địa bàn thành phố và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân lao động đang làm việc trong các KCN - CX, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội cùng nhiều tiện ích đi kèm tại các KCN - CX với giá thuê, mua ưu đãi.

Được biết, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố Hà Nội xây dựng gần 6,2 triệu m2 nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, trong đó có công nhân các KCN – CX. Đến nay, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện 48 dự án với khoảng 3,4 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó 6 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Để hoàn thành kế hoạch đặt ra, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội với khoảng hơn 2,7 triệu m2 nhà ở.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động