Nâng cao phúc lợi để giữ chân lao động

17:41 | 02/04/2019
(LĐTĐ) Hiện nay, có một bộ phận lao động trẻ không mặn mà với công việc trong các nhà máy, xí nghiệp - thay vào đó, họ lựa chọn những công việc ngắn hạn, thoải mái về thời gian, thu nhập cũng không kém làm trong các nhà máy. Trước thực tế đó, doanh nghiệp và tổ chức Công đoàn cần phối hợp với nhau để nâng cao các chế độ phúc lợi nhằm thu hút, giữ chân người lao động.
nang cao phuc loi de giu chan lao dong LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn
nang cao phuc loi de giu chan lao dong Ba giải pháp nâng cao phúc lợi đoàn viên công đoàn
nang cao phuc loi de giu chan lao dong Doanh nghiệp thỏa thuận nâng cao phúc lợi cho đoàn viên công đoàn

Lặn lội từ Nghệ An ra Hà Nội để kiếm kế mưu sinh, anh Nguyễn Văn Hiện (24 tuổi) xin làm việc tại một doanh nghiệp trong KCN Sài Đồng. Sau một thời gian, anh xin nghỉ để đi chạy xe ôm công nghệ. Lý giải về quyết định này, anh Hiện cho biết: “Làm trong nhà máy xí nghiệp có thu nhập ổn định, được hưởng nhiều quyền lợi nhưng lương không cao, giờ giấc lại bị bó buộc.

nang cao phuc loi de giu chan lao dong
Được chăm lo tốt người lao động sẽ gắn bó với doanh nghiệp

Những đợt công ty có nhiều đơn hàng, công nhân phải tăng ca liên tục, cuộc sống cứ lặp lại như một con rô - bốt, sáng đi, tối về đến công ty chỉ làm một công việc lặp đi lặp lại. Vì vậy tôi đã xin nghỉ và đăng ký chạy xe ôm công nghệ, ngoài ra, tôi còn tranh thủ học thêm nghề sửa chữa điện tử điện lạnh để sau này nếu có về quê còn có cái “cần câu cơm”.”

Từng làm công nhân trong KCN Phú Nghĩa, anh Vũ Văn Việt (25 tuổi, quê Nam Định) cũng đã xin nghỉ để ở nhà bán hàng online bởi theo anh, lương công nhân phải chi tiêu tằn tiện mới chỉ đủ ăn, đủ tiêu chứ không có dư dả. Chưa kể, khi ốm đau hay gia đình có công chuyện thì phải đi vay mượn để trang trải là chuyện bình thường. Như thế thì biết bao giờ mới đủ tiền để có thể “an cư lạc nghiệp”.

Nhằm góp phần ổn định tình hình lao động trên địa bàn thành phố và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân lao động đang làm việc trong các KCN - CX, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội cùng nhiều tiện ích đi kèm tại các KCN - CX với giá thuê, mua ưu đãi.

Được biết, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố Hà Nội xây dựng gần 6,2 triệu m2 nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, trong đó có công nhân các KCN – CX. Đến nay, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện 48 dự án với khoảng 3,4 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó 6 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Để hoàn thành kế hoạch đặt ra, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội với khoảng hơn 2,7 triệu m2 nhà ở.

“Nhờ quen biết được một vài mối lấy hàng từ bên Trung Quốc, lại thấy nhu cầu mua hàng online của mọi người ngày càng lớn nên tôi đã quyết định xin nghỉ làm tại công ty để đi học một khóa bán hàng online và hiện tại công việc đang rất thuận lợi. Trung bình một tháng thu nhập của tôi cũng được trên chục triệu đồng, cao hơn so với lương công nhân, thời gian cũng thoải mái hơn rất nhiều. Với khoản thu nhập này tôi cũng đã nghĩ đến chuyện mua một căn hộ nhỏ” – anh Việt chia sẻ.

Việc lao động trẻ ngày càng có xu hướng lựa chọn các công việc thoải mái về thời gian, ứng dụng công nghệ để tạo ra thu nhập và không còn mặn mà với công việc trong các nhà máy, xí nghiệp được xem là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Trước thực tế đó, để thu hút và giữ chân người lao động, thời gian qua, tổ chức Công đoàn đã phối hợp hiệu quả với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi và nâng cao các chế độ phúc lợi cho người lao động.

Tại Công ty TNHH Daiwa Plastics Thăng Long (KCN Thăng Long), ông Tạ Đức Khôi, Chủ tịch Công đoàn công ty cho biết, bên cạnh việc phối hợp với người sử dụng lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật, Ban Chấp hành Công đoàn công ty còn đối thoại, thương lượng trực tiếp với Tổng Giám đốc công ty để đưa nhiều nội dung có lợi cho người lao động vào Thỏa ước lao động tập thể của công ty như: Ngoài những ngày nghỉ theo quy định, trong năm người lao động còn được nghỉ thêm 1 ngày; công ty chi tiền quà tặng cho người lao động các dịp lễ, Tết; tặng quà cho con em người lao động vượt khó học giỏi, tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau phải nằm viện...

Ngoài ra, hằng năm, công ty tổ chức khám sức khỏe thêm đối với nữ trên 35 tuổi khám ung thư vú và xét nghiệm ung thư cổ tử cung, đối với nam trên 55 tuổi khám thêm bệnh tiền liệt tuyến; đối với lao động nữ có thai được hưởng thêm các quyền lợi thiết thực như được nghỉ thêm 10 phút/ngày được tính thêm vào giờ làm việc; được làm việc trong tư thế ngồi có ghế tựa lưng; có thai 13 tuần được bồi dưỡng thêm 01 hộp sữa tươi tiệt trùng 180 ml/ngày; có thai từ tháng 7 trở lên hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi được đi làm giờ hành chính…

Chính sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa tổ chức Công đoàn với người sử dụng lao động trong việc đảm bảo quyền lợi và nâng cao các chế độ phúc lợi cho người lao động đã góp phần giữ chân người lao động, giúp họ yên tâm lao động sản xuất và gắn bó lâu dài với công ty.

Bên cạnh việc đảm bảo quyền lợi, nhiều doanh nghiệp còn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho người lao động thông qua việc tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Đơn cử như tại Công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam (KCN Nội Bài), hằng năm, Công đoàn công ty đều phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức các hoạt động thể dục thể thao như Hội khỏe Yamaha, sự kiện thể thao chào năm mới…

Tham dự các chương trình này, người lao động của công ty sẽ được tham gia các môn thể thao như bóng đá nam, bóng đá nữ, bóng chuyền hơi, cờ tướng, bóng bàn, kéo co, cầu lông… Ngoài ra, Công đoàn còn phối hợp với Ban lãnh đạo công ty tổ chức thành công chương trình “Mùa gió ấm”, tặng quà cho những gia đình cán bộ, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, thông qua đó đã khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, đùm bọc lẫn nhau, “lá lành đùm lá rách” của toàn thể người lao động trong công ty. Thực tế cho thấy, chính sự quan tâm, chăm lo tốt cả về đời sống vật chất và tinh thần đã giúp người lao động gắn bó hơn với công ty trong mỗi chặng đường phát triển.

Ngoài ra, thời gian qua, Công đoàn các KCN – CX Hà Nội cũng đã tích cực tham gia vào việc giám sát, đảm bảo quyền lợi và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm nâng cao các chế độ phúc lợi cho ngươi lao động. Hằng năm, Công đoàn các KCN – CX Hà Nội đều có các hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ người lao động có hoàn cảnh khó khăn, tổ chức các buổi tuyên truyền về các kiến thức pháp luật, chăm sóc sức khỏe…, tổ chức hội thi tay nghề để nâng cao kiến thức, rèn luyện tay nghề cho người lao động.

Cạnh đó, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, các cấp Công đoàn đều phối hợp với những đơn vị liên quan tổ chức các chuyến xe đưa, đón công nhân về quê ăn Tết… Với sự chăm lo ngày càng tốt hơn cho người lao động của Công đoàn các KCN – CX Hà Nội đã góp phần ổn định tình hình lao động tại các doanh nghiệp và thu hút thêm nhiều lao động đến làm việc tại các KCN – CX trên địa bàn thành phố.

Đặc biệt, nhằm góp phần ổn định tình hình lao động trên địa bàn thành phố và không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho công nhân lao động đang làm việc trong các KCN - CX, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều dự án nhà ở công nhân, nhà ở xã hội cùng nhiều tiện ích đi kèm tại các KCN - CX với giá thuê, mua ưu đãi.

Được biết, trong giai đoạn 2016-2020, thành phố Hà Nội xây dựng gần 6,2 triệu m2 nhà ở xã hội cho các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp, trong đó có công nhân các KCN – CX. Đến nay, thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện 48 dự án với khoảng 3,4 triệu m2 nhà ở xã hội, trong đó 6 dự án đã hoàn thành, đưa vào sử dụng. Để hoàn thành kế hoạch đặt ra, từ nay đến năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội với khoảng hơn 2,7 triệu m2 nhà ở.

Mai Quý

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này