Minh bạch nguồn gốc để nền nông nghiệp phát triển bền vững
![]() | Lần đầu tổ chức phiên chợ nông sản an toàn tại Hà Nội |
![]() | Tăng cường kiểm soát và xử lý thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu |
![]() | Công bố 69 địa chỉ cung cấp nông sản an toàn |
![]() | Đẩy mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao |
![]() |
Hội thảo Chung tay xây dựng nền sản xuất thực phẩm an toàn, minh bạch |
Tham dự và phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng: Hiện nay, Bộ NN&PTNT đã thí điểm xây dựng mô hình thanh kiểm tra ATTP tại các quận, huyện, phường và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, tình trạng thực phẩm bẩn vẫn đang diễn ra khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn. Vì thế, các nhà sản xuất cần phải liên kết lại với nhau và Hiệp hội Thực phẩm minh bạch không chỉ giúp giải quyết hiệu quả vấn đề ATVS mà còn sẽ giúp khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, góp phần đưa nông nghiệp từng bước lên sản xuất lớn và nâng cao vị thế nhà sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.
Cũng tại hội thảo, bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Nguyên Thứ trưởng Bộ Thủy sản - Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội Thực phẩm minh bạch cho biết: Thực phẩm bẩn đang trở thành mối nguy ngày càng tăng trong xã hội. Ăn gì, uống gì để đảm bảo vệ sinh đang là câu hỏi và nỗi lo lắng thường xuyên của tất cả mọi người dân. Việc sử dụng thuốc BVTV trong trồng trọt, thuốc kháng sinh trong chăn nuôi và chất bảo quản trong chế biến thực phẩm đang rất phổ biến và ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan có trách nhiệm. Do đó, người tiêu dùng vẫn rất hoang mang về các nhãn hàng “thực phẩm sạch” khi có không ít thông tin trên báo chí và mạng xã hội về hình thức đối phó trong thực hiện cũng như việc cấp chứng nhận GAP.
![]() |
Để nên nông nghiệp phát triển bền vững, sự liên kết và minh bạch trong sản xuất là một trong những yếu tố rất quan trọng |
Cùng chung quan điểm với bà Hồng Minh, rất nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo đều cho rằng, thực phẩm bẩn đang trở thành mối nguy hại gây ảnh hưởng lớn đến xã hội và mức độ ngày càng tăng. Vì thế, để nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững, các nhà sản xuất cần liên kết với nhau dựa trên trên nền tảng tiêu chuẩn, chất lượng, phát triển thương hiệu và đáp ứng lợi ích người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần có những giải pháp phối hợp để xây dựng và phát triển ngành sản xuất thực phẩm đạt các chuẩn mực an toàn, đồng thời cung cấp thông tin minh bạch đến người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc thông tin trên điện tử.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo giá vàng tuần tới: Chuyên gia lạc quan về đà tăng của vàng

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?
Tin khác

Hà Nội ghi nhận thêm 212 ca mắc sởi
Y tế 13/04/2025 13:07

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41