Mang con chữ ra đảo xa

(LĐTĐ) Gần 10 năm qua, cùng với những tiếng ê a tập đánh vần của đám con trẻ trên đảo Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau), là hình ảnh cặm cụi bên giáo án của người thầy giáo mang quân hàm xanh Trần Bình Phục. Hình ảnh ấy được người dân ở đây ví von như “ngọn hải đăng” giữa biển khơi, ngày ngày tỏa sáng dẫn lối tri thức, ươm mầm xanh giữa biển trời Tây Nam của Tổ quốc mến yêu!
mang con chu ra dao xa Vì biển đảo thiêng liêng của đất nước: Mang “con chữ” ra nơi đầu sóng

Hai từ “thầy giáo” thật lớn lao

“Tôi không hiểu vì sao nữa, chỉ biết rằng khi ra đây tôi thấy quý nơi này, quý đám trẻ ở đây vô cùng. Khi nhìn vào mắt bọn trẻ tôi thấy sự bình yên đến lạ. Vì thế, tôi muốn mang đến cho lũ trẻ những gì mà tôi có. Đó là nhiệt huyết, là ý trí, tri thức và nghị lực để bọn trẻ vươn lên trong cuộc sống. Tôi chỉ cố gắng làm hết những gì mình có thể, để bù đắp một phần những thiếu thốn cho bọn trẻ trên đảo…”, Đại úy Trần Bình Phục – người thầy giáo mang quân hàm xanh trên đảo Hòn Chuối tâm sự về cái duyên đến với nghề dạy học của mình.

Nằm nép mình dưới những gốc cây xoài cổ thụ xum xuê, lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối giờ không còn cảnh mái lá, vách đất đơn sơ, cùng những buổi học giật mình thon thót của đám trẻ trước mỗi mùa gió chướng. Thay vào đó, lớp học đặc biệt và duy nhất trên đảo giờ đã khang trang hơn. Mái tranh vách đất ngày nào, được thay thế bằng mái tôn, tường xây kiên cố… Luôn nở cụ cười hạnh phúc trên môi khi nhắc đến lớp học và những học sinh non nớt, ngây ngô của mình, về việc bà còn ở đảo yêu thương nên gọi anh bằng “thầy”. Anh bảo, tôi không nghĩ mình trở thành một người thầy giáo, bởi với tôi hai từ đó thật sự rất lớn lao.

mang con chu ra dao xa
Đại úy Trần Bình Phục miệt mài bên lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối.

Nhớ lại những ngày đầu bước chân ra đảo, cùng những ngày “chập chững” đứng trên bục giảng, thầy giáo mang quân hàm xanh kể, những buổi ban đầu đứng lớp thật sự không đơn giản. Cả trường khi đó chỉ có 4 – 5 em học sinh, còn lại đa số đám trẻ chỉ mải mê phụ gia đình kiếm tiền. Vì thế, việc thuyết phục cha mẹ các em cho con đi học đã khó, nhưng để bọn trẻ tự nguyện đến lớp còn khó khăn gấp bội. Trong khi đó, việc đứng lớp để dạy cho các em lớp 1, lớp 2, vừa học viết, học đọc… rồi tiếp tục quay ra dạy các em lớp lớn học làm toán, học lịch sử…đòi hỏi người dạy phải có kiến thức rộng, kỹ năng tốt. Tuy nhiên, nhiều môn học, bài toán khó không giải được, để giúp các em hiểu bài thầy Phục phải gọi điện vào đất liền cầu cứu các thầy, các cô.

“Những ngày đầu tôi chỉ dạy các em lớp 5, về sau các em lớn lên nhưng lại chưa sẵn sàng, chưa có điều kiện vào đất liền học tập, rồi trường lại tiếp tục mở thêm lớp 6, lớp 7. Trong khi đó, các em nhỏ hơn bắt đầu đam mê đến trường. Thế là tôi lại dạy luôn cả các em lớp 1, lớp 2… Một mình dạy đủ các lớp với bao nhiêu môn học, nếu không chuẩn bị trước, đôi khi sẽ rất rối loạn, tuy nhiên trong cái khó nó ló cái khôn, thế rồi thầy trò cùng nhau vượt qua. Ấy thế, cũng không ít lần tôi phải gọi điện thoại nhờ đất liền, nhờ các anh chị giáo viên cứu giúp đối với các bài toán khó” - thầy Phục say xưa kể.

Chia sẻ về niềm vui được đến trường, bé Hồng Mỹ Em(SN 2005) cho biết, ở đây cuộc sống của chúng em còn khó khăn, nhưng được đến lớp học của thầy Phục em rất vui. Đến đây em được học chữ, học kiến thức và được gặp gỡ các bạn. Ước mơ của em sau này là trở thành cô giáo và tiếp tục trở về đảo để tiếp bước thầy Phục dạy học cho các em nhỏ.

mang con chu ra dao xa
Từ lớp học này nhiều em nhỏ đã trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống.

Nhờ tình cảm đặc biệt mà thầy Trần Bình Phục đã dành cho các em nhỏ trên đảo Hòn Chuối, không chỉ có bé Mỹ Em, mà rất nhiều em nhỏ khác như em Khôi, em Hào… đều hào hứng đến với lớp học. Ở đó, các em không chỉ được gặp người thầy mang quân hàm xanh đáng kính Trần Bình Phục, mà còn được sống trong những ký ức đẹp của tuổi học trò. Từ những điều bình dị ấy, các em đã ý thức hơn về cuộc đời của mình, yêu thương, gắn bó với nhau như những người thân, ruột thịt trong gia đình. Để từ đó các em cùng nhau cố gằng, cùng thể hiện ý chí, quyết tâm “vượt sóng, vượt gió” để làm chủ cuộc sống, làm chủ cuộc đời mình.

“Ngọn hải đăng” mang tên Trần Bình Phục

Trên đảo nhỏ, một mình thầy Phục xoay sở với 23 em học sinh từ lớp 1 cho đến lớp 7. Cứ học sinh lớn đến đâu, anh lại mở lớp dạy đến đó. Để rồi nhiều em nhỏ gia đình có điều kiện, hoặc lớn hơn đã chuyển vào đất liền học tập. Nhiều em có ý trí cũng đã thi đậu vào các trường Đại học và hiện đã có việc làm ổn định, đó là niềm vui không chỉ của các em, của gia đình, mà còn là niềm vui vô bờ bến của người thầy giáo mang quân hàm xanh khi những “đứa con” của mình đã lớn lên, đã trưởng thành và có ích cho xã hội.

“Cái khổ ghê gớm nhất của con người không phải là chuyện đói ăn, đói mặc mà chính là đói tri thức. Vì thế, muốn đẩy lùi cái khó khăn đó không có con đường nào khác ngoài việc phải đến trường, phải có tri thức. Mà ở đây, tôi không chỉ dạy các con kiến thức, mà còn dạy các con làm người. Để từ đó, biến những hoài bão, những ước mơ của các con trở thành hiện thực”, Đại úy Phục bộc bạch.

Câu chuyện đưa cái chữ ra đảo nhỏ của những người lính biên phòng Trần Bình Phục thực sự là câu chuyện dài, thấm đẫm sự hi sinh và tình thương vô bờ bến với lũ trẻ trên đảo Hòn Chuối. Ấy thế, câu chuyện về cái duyên đưa người thầy giáo đến với hòn đảo nhỏ này còn ly kỳ và hấp dẫn hơn rất nhiều. Tâm sự về những kỷ niệm ấy, Đại úy Trần Bình Phục nhớ lại, năm 1997, sau cơn bão Linda, anh được điều ra công tác ở đồn biên phòng đảo Hòn Chuối. Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, thiếu thốn đủ thứ, khiến nơi này chỉ có vài chục nóc nhà nheo nhóc, cơm không đủ bữa, chạy lần quanh năm. Chính những hình ảnh đó đã ám ảnh và thôi thúc Đại úy Trần Bình Phục quyết tâm xin ra đảo.

5 lần viết đơn tình nguyện xin ra đảo công tác, là 5 lần Đại úy Trần Bình Phục bị cấp trên từ chối, trong đó có cả lần anh bị Thủ trưởng đơn vị xé đơn trước mắt; không những vậy, gia đình, bạn bè khi biết tin anh viết đơn tình nguyện ra đảo ai nấy đều bất ngờ và ngăn cản, lý do cũng là bởi anh đang mang trong người căn bênh ung thư. Vì thế, nhiều người còn gay gắt mắng anh “khùng”. Không nản chí, vượt qua áp lực gia đình, anh tiếp tục viết lá đơn thứ 6, và rồi mong ước của anh cuối cùng cũng thành hiện thực. “Khi đó cảm xúc tôi vui lắm, không thể diễn tả nổi”, Đại úy Phục nhớ lại.

Giờ đây, lớp học nhỏ của thầy Phục đã đông hơn, dần đi vào ổn định, mỗi sớm, lũ trẻ đều bắt đầu ngày mới bằng việc đến lớp. Song, tâm nguyện sâu xa của người thầy giáo ấy vẫn là việc, đến một ngày nào đó sẽ có các thầy cô giáo thực thụ ra với các em. “Dù gì tôi cũng chỉ là một người lính, về mặt chuyên môn sư phạm cũng có phần hạn chế, không giống như các thầy cô giáo thực thụ. Các em được truyền thụ kiến thức bởi các thầy cô đó, chắc chắn sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách giữa đảo và đất liền. Khi đó, các em cũng đỡ bỡ ngỡ hơn”, thầy Trần Bình Phục bày tỏ.

Khi được hỏi về sức khỏe của anh, người thầy giáo mang quân hàm xanh khẽ cười rồi bảo, hàng ngày tôi vẫn lên lớp cùng các em, được lên lớp nó như sức mạnh vô hình giúp tôi đứng vững, chiến đấu tốt hơn và giúp cho học trò tốt hơn. Anh khẳng định: Tôi vẫn ổn! Mỗi năm các anh chị đến đây vẫn thấy tôi còn cầm phấn dạy các con nghĩa là tôi vẫn ổn. Đó chính là điều tuyệt vời nhất!

Chia tay người thầy giáo mang quân hàm xanh cùng lũ trẻ trên đảo Hòn Chuối, đâu đó trong tiếng sóng, tiếng gió biển tiếng đánh vần ê a của đám học trò, cùng lời giảng bài người thầy giáo tận tụy vẫn văng vẳng bên tai, như thể những âm thanh ấy đang hòa vào tiếng sóng xô theo đoàn công tác. Có lẽ sẽ còn rất lâu nữa chúng tôi mới có dịp gặp lại Đại úy Trần Bình Phục, thế nhưng tấm gương của anh, sự hi sinh của anh, sẽ còn sáng mãi như những ngọn hải đăng giữa biển trời tổ quốc.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Hành động đầy tình người của lái xe buýt Transerco

Hành động đầy tình người của lái xe buýt Transerco

(LĐTĐ) Chiều (5/3), trên đoạn đê Bất Bạt, đoạn qua huyện Ba Vì, người dân phát hiện một phụ nữ bị ngất, nằm bất động trên đê. Lái xe buýt của Transerco cho dừng xe và cùng nhân viên phục vụ, hành khách nhanh chóng đưa người phụ nữ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế

Vụn Art - mang sản phẩm của người khuyết tật chinh phục thị trường quốc tế

(LĐTĐ) Với quan niệm người khuyết tật nhưng sản phẩm không hề thua kém người bình thường, những năm qua, dưới sự dẫn dắt của anh Lê Việt Cường, những sản phẩm thủ công do hợp tác xã Vụn Art làm ra không chỉ hấp dẫn người tiêu dùng trong nước, mà còn từng bước chinh phục thị trường quốc tế.
Truyền tình yêu nghệ thuật hội họa đến trẻ tự kỷ

Truyền tình yêu nghệ thuật hội họa đến trẻ tự kỷ

(LĐTĐ) Với tình yêu hội họa và tin tưởng vào những điều tuyệt vời mà nó mang lại, những năm qua, cô Hoàng Thị Bình đã sáng tạo trong cách dạy, đưa bộ môn Mỹ thuật đến gần với học sinh hơn. Thông qua hội họa, nhiều trẻ em từ tăng động giảm chú ý, tự kỷ đã tiết chế được cảm xúc của mình và cởi mở hơn trong học tập, giao tiếp.
Trạm ra đa 590: Điểm sáng về vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu

Trạm ra đa 590: Điểm sáng về vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu

(LĐTĐ) Năm 2023, Trạm ra đa 590, Trung đoàn 251, Vùng 2 Hải quân đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện mẫu mực, tiêu biểu với nhiều biện pháp thiết thực, phù hợp đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của trạm, góp phần nâng cao chất lượng các mặt công tác, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao.
Lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt

Lan tỏa những tấm gương người tốt, việc tốt

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào "Người tốt, việc tốt" tại quận Bắc Từ Liêm đã từng bước đi vào chiều sâu và lan tỏa mạnh mẽ. Trên địa bàn quận xuất hiện ngày càng nhiều những tấm gương điển hình tiên tiến, người tốt việc tốt tiêu biểu. Họ đều là những con người bình dị nhưng có tấm lòng cao quý, sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ các mảnh đời bất hạnh hơn.
Lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng

Lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng

(LĐTĐ) Với cương vị là Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ quận Bắc Từ Liêm, những năm qua, ông Nguyễn Duy Tuấn không ngại vất vả đi từng nhà, gặp từng người để kết nối tấm lòng của những nhà hảo tâm đến với các hoàn cảnh khó khăn, bệnh tật, già yếu, neo đơn, góp phần lan tỏa tinh thần thiện nguyện vì cộng đồng.
Nhà sáng lập Trung tâm giáo dục Ngọc Ân được Trường Đại học Mỹ phong tặng Tiến sỹ danh dự

Nhà sáng lập Trung tâm giáo dục Ngọc Ân được Trường Đại học Mỹ phong tặng Tiến sỹ danh dự

(LĐTĐ) Bà Đào Thanh Hoàn - Nhà sáng lập Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Hà Nội) là 1 trong 52 cá nhân xuất sắc đến từ nhiều nước được hai trường đại học danh tiếng phong tặng danh hiệu Giáo sư - Tiến sỹ danh dự. Lễ sắc phong nằm trong khuôn khổ “Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu” diễn ra vào tháng 12 tại Thủ đô New Delhi - Ấn Độ.
Trả lại gần 50 triệu đồng cho hành khách nước ngoài bỏ quên trên tàu

Trả lại gần 50 triệu đồng cho hành khách nước ngoài bỏ quên trên tàu

(LĐTĐ) Nhân viên Công ty CP Vận tải Đường sắt Hà Nội đã phát hiện tài sản của hành khách bỏ quên và trả lại.
Xem thêm
Phiên bản di động