Vì biển đảo thiêng liêng của đất nước: Mang “con chữ” ra nơi đầu sóng
Những khoảnh khắc không thể quên ở Trường Sa | |
Xuân nơi đầu sóng |
Kỳ 1: Những câu chuyện “trồng người”
Giữa trùng khơi sóng gió, ở những hòn đảo vùng địa đầu Đông Bắc Tổ quốc khi nhìn bất kỳ điều gì tôi cũng thấy thật đặc biệt. Và trong một hải trình tìm đến đảo Trần và Trà Bản (tỉnh Quảng Ninh), sự đặc biệt, xen lẫn cảm xúc ngạc nhiên trong tôi càng nhân lên gấp bội.
Vượt qua những khó khăn
Trong hải trình đó, tôi đã ghi, đã thấy những con người kỳ lạ. Họ là những người thầy sẵn sàng từ bỏ những điều kiện, chế độ đãi ngộ tốt đẹp dành cho bản thân để thầm lặng thực hiện sứ mệnh cao cả của mình, hy sinh cả tuổi thanh xuân để mang con chữ đến với học sinh nơi đảo xa. Bình minh một ngày chớm nắng, cái hanh hao, khắc nhiệt và vị mặn mòi của biển dường như đến sớm hơn.
Trên chuyến tàu nhẹ sóng đến tuyến đảo Trần (xã Thanh Lân, huyện Cô Tô) và đảo Trà Bản (xã Bản Sen, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) xen lẫn những chiếc tàu thuyền đánh bắt cá đang tấp nập cập bến Cái Rồng là những chiếc tàu chở khách đến các đảo nhỏ.
Thấy tôi tần ngần ngắm nhìn khung cảnh thơ mộng trên những dải đất ẩn trong muôn trùng sóng, một chiến sĩ thuộc Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh vùng 1 Hải quân lại gần bắt chuyện. Anh bảo, ở các xã đảo thường khi bước vào cao điểm mùa khô tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt lại tái diễn.
Dù lớp học có rất ít học sinh nhưng các cô giáo vẫn bám đảo, bám lớp. |
Thế nên từng có thời điểm, do đặc thù các đảo nằm xa cách nên hệ thống trường lớp và sự dạy học bài bản trên các đảo là bài toán khó. Người ta thường hay ví chuyện đem con chữ đến đảo cho trẻ nhỏ vất vả như mùa khô khát và khó khăn như ra khơi mùa biển động. Tuy nhiên, mọi sự giờ đây đã khác.
Quả thực, có đến mới thấy, giữa tiết trời đầy gió, những nếp nhà ngăn nắp, chắc chắn của người dân hiện ra ngay trước mắt. Chia sẻ về những ngày tháng khó khăn, ông Lê Hồng Phương – Chủ tịch UBND xã Bản Sen cho biết, để có được như hiện tại là cả một hành trình dài, đong đầy mồ hôi, nước mắt cùng cố gắng của tất thảy những người sinh sống trên đảo. Điều kiện tự nhiên trên các đảo này vô cùng khắc nghiệt. Hiếm khi nào vùng biển này lặng gió.
Dễ thấy nhất là vào mùa hè, do đón sóng lớn từ gió Nam thổi lại nên bão biển ở đây có sức tàn phá lớn. Một điểm đặc trưng thời tiết khác là vào mùa đông, đây cũng là nơi đầu tiên hứng chịu những đợt gió mùa Đông Bắc “cắt da cắt thịt” tràn về. Thổ nhưỡng khắc nghiệt nên quanh năm đảo ở trong cảnh khan hiếm nước ngọt. Trời nắng thì khô hạn nhưng hễ mưa là úng lụt, khiến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất gặp nhiều khó khăn…
Theo lời Chủ tịch UBND xã Bản Sen, những năm qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, địa phương nên xã Bản Sen đã được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, hạ tầng, giao thông nông thôn, điện lưới quốc gia. Năm 2014, xã Bản Sen lần đầu tiên được đóng điện, chính thức hòa điện lưới quốc gia.
Từ khi có điện, người dân đua nhau sắm các thiết bị điện như: Tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, ti vi… Tới nay, người dân có thể sử dụng điện 24/24 giờ mà chi phí còn thấp hơn dùng 2-3 giờ/ngày qua máy phát điện trước đây. Nhờ có điện, nhiều người sống trên đất liền đã xin chuyển ra đảo sinh sống, còn người dân ở đây thì yên tâm bám đảo.
Cô giáo Ngần Thị Minh. |
Theo chân một cán bộ địa phương tới thăm Trường Mầm non xã Bản Sen, cá nhân tôi bất ngờ bởi khuôn viên rộng rãi, trường lớp xanh mát, các dãy nhà kiên cố sạch đẹp. Được biết, từ khoảng năm 2013, trường được đầu tư, xây dựng một khu mới với tiêu chí trường chuẩn quốc gia. Năm 2015, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia và cũng được đánh giá theo tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non đạt mức 3.
Ở niên khóa 2018, trường có 66 cháu từ lớp nhà trẻ trên dưới 24 tháng đến các cháu 5, 6 tuổi chia thành 5 nhóm lớp, 4 lớp mẫu giáo và một nhóm nhà trẻ. Cả các cháu thôn Bản Sen, vùng bị lũ nặng năm 2015 nhà trường cũng vận động đưa các cháu về điểm trường chính để học. Nhờ sự quan tâm kịp thời này, sự học ở trong vùng đã ít nhiều vơi bớt khó khăn.
Còn tại tuyến đảo Trần thuộc địa phận xã Thanh Lân – nơi được mệnh danh xa xôi nhất vùng Đông Bắc bộ sự khó khăn cũng chẳng hề kém cạnh. Đảo Trần rộng 4,5ha, tuy là núi đất nhưng đất đai khô cằn, lộng gió, thảm thực vật ít khả năng sinh thủy.
Tại đây có 3 đập chứa nước cứ hết mùa mưa lòng hồ trơ đáy, túi nước ngầm chẳng đáng là bao. Giếng khoan đưa được vò nước sạch lên mặt đất quý như đặc sản. Khó khăn và khắc nghiệt là vậy, thế nhưng bằng sự chung sức đồng lòng của những con người nơi đây, trường học Liên cấp đảo Trần được khởi công xây dựng đầu tháng 8/2015.
Đến nay, dãy nhà hai tầng với 7 lớp học đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Cô giáo Ngần Thị Minh (Trường Liên cấp đảo Trần) cho biết: Hiện tại trường có 10 học sinh (6 tiểu học, 4 mầm non). Đầu năm thì có 8 học sinh, vừa rồi có cô giáo chuyển ra, có thêm 2 học sinh là con của cô giáo.
“Tình yêu biển đảo đã níu chân tôi…”
Nhắc về những ngày tháng gieo chữ nơi đảo xa, cô Ngần Thị Minh chia sẻ, bản thân quê gốc ở Sơn La. Cô ra công tác ở tuyến đảo được 6 năm, từ năm 2012. Khi vừa ra trường (Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh, nay là Đại học Hạ Long) là cô Minh xung phong nhận nhiệm vụ ra công tác tại tuyến đảo.
Riêng tại đảo Trần, cô Minh bắt đầu công tác từ đầu năm học 2018 – 2019. Nghe kể, đáng lẽ sau khi dạy 1 học kỳ tại đây thì cô được điều động về, thế nhưng tình yêu nơi đảo nhỏ cứ níu giữ, chẳng thể dứt, cô lại xin ở lại nơi đây để tiếp tục gắn bó công tác. “Khi chưa ra đảo bao giờ, lúc đầu có một chút gì đấy e dè vì cuộc sống ở biển đảo theo mình nghĩ đơn giản sẽ có một chút gì đó nguy hiểm.
Tuy nhiên khi ra rồi mới thấy ở đây thật sự rất cần những người thầy, người cô ra đây để cống hiến. Những năm gần đây, tuyến đảo được cấp trên quan tâm rất nhiều nên về điện, đường, trường, trạm cũng được quan tâm và hỗ trợ kịp thời. Mình nghĩ trong tương lai mình sẽ gắn bó với đảo lâu dài” – cô giáo Ngần Thị Minh chia sẻ.
Hỏi ra mới biết, kỳ thực thời gian đầu, khi đang công tác tại Hà Nội, khi biết ý định ra công tác tại tuyến đảo của cô Minh, người thân trong gia đình, đặc biệt là mẹ và bà ngoại phản đối quyết liệt.
Bởi nếu ra ngoài đảo công tác, sự khó khăn vất vả sẽ nhân lên bội phần, nhất là với phận nữ cần sự yên ổn, chở che. Trước sự quyết liệt ấy, cô Ngần Thị Minh phải mất hơn 1 tuần để thuyết phục những người thân trong gia đình.
“Mình còn trẻ thì mình sẽ cống hiến, gắng hết sức để sau này không phải hối hận. Nếu ai cũng ỷ lại, ngại khó ngại khổ, ai cũng muốn ở Thủ đô, ai cũng muốn ở những nơi sung sướng thì ngược lại những nơi biển đảo, vùng núi, vùng sâu, vùng xa các cháu sẽ thiệt thòi rất nhiều. Mình tình nguyện ra đây và tới thời điểm hiện tại cũng không hề thấy hối hận về quyết định này” – cô Minh quả quyết:
Cũng giống như cô Minh, cô giáo Nguyễn Thị Hợi (sinh năm 1966), cũng vẹn nguyên tình yêu và sự quyết tâm bám đảo. Cô Hợi hiện đã có 30 năm công tác ngoài xã đảo. Hiện cô đang là giáo viên Trường Phổ thông cơ sở Bản Sen, xã Bản Sen. Theo lời của cô Hợi, ngày mới ra đảo dạy học mọi thứ khó khăn cũng bủa vây đủ bề. Điện, đường không có, nước sạch cũng không, khó khăn thiếu thốn khiến việc dạy – học của thầy và trò càng thêm khó khăn vất vả.
Nhiều học sinh muốn bỏ học để theo bố mẹ đi biển, cô đã phải trực tiếp "đi từng ngõ, gõ từng nhà" để tuyên truyền, vận động các em đến trường. Ngay bản thân cô cũng đã có những lúc nản lòng và định bỏ cuộc. Nhưng rồi sự hồn nhiên, vô tư và hiếu học của các em học sinh đã níu chân cô lại và cô đã gắn bó với vùng đất đảo này cho đến ngày hôm nay.
Phạm Thảo
Kỳ 2: Gửi trái tim nơi biển
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30