Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0

(LĐTĐ) Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao”, anh Nguyễn Văn Thiêm (xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì) cho ra sản lượng 300 tấn cá/năm, doanh thu đạt 7 tỷ đồng, mang lại việc làm cho hơn chục lao động tại địa phương. Vừa qua, anh vinh dự được thành phố Hà Nội tặng danh hiệu “Nông dân Thủ đô xuất sắc” năm 2024.
Người nông dân tâm huyết "giữ lửa" nghề truyền thống ở Hạ Mỗ Đồng hành, hỗ trợ các hộ nông dân bị ảnh hưởng do bão Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Khởi nghiệp từ năm 2018, đi từ những khó khăn thách thức, đến nay, mô hình Ứng dụng khoa học và công nghệ vào xây dựng, triển khai thực hiện thí điểm mô hình nuôi thủy sản công nghệ cao theo công nghệ nước chảy “Sông trong ao” của anh Nguyễn Văn Thiêm đã trở thành một mô hình kinh tế điểm của huyện Thanh Trì.

Năm 2018, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện, trong đó có các mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân, huyện Thanh Trì đã tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, quy hoạch lại các vùng sản xuất nông nghiệp thành 4 vùng: vùng trồng lúa chất lượng cao, vùng trồng rau an toàn, vùng trồng cây ăn quả và vùng nuôi trồng thủy sản tập trung. Trong đó phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung được coi là một nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế nông nghiệp.

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Anh Nguyễn Văn Thiêm nhận khen thưởng của thành phố Hà Nội.

Vì vậy, hàng năm huyện đều ban hành các nội dung hỗ trợ phát triển vùng nuôi trồng thủy sản: Hỗ trợ kinh phí chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản; hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng; hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất mới, đưa các giống thủy sản năng suất, chất lượng cao vào sản xuất (ốc nhồi, cá rô phi đơn tính, tôm càng xanh, cá chẽm, mô hình nuôi cá chép dòng V1…). Đặc biệt năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì bắt đầu chỉ đạo thực hiện mô hình thí điểm nuôi cá thâm canh ứng dụng công nghệ cao “Sông trong ao”.

Anh Thiêm cho biết, sau khi được các cấp ủy đảng, chính quyền phổ biến, tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó có nội dung phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; nâng cao đời sống nông dân;

Với nhận thức của cá nhân về vai trò, tầm quan trọng của khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực của đời sống, trong đó có lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, anh Thiêm đã tích cực ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực hiện mô hình nuôi thủy sản “Sông trong ao” theo liên kết chuỗi, nuôi trồng, sơ chế, chế biến sau thu hoạch, tiêu thụ tại thôn Đại Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì.

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Mô hình bắt đầu đưa vào sản xuất từ tháng 8/2018, đến nay đã sản xuất ổn định với sản lượng đạt khoảng 300 tấn cá/năm.

“Bước đầu triển khai tôi gặp rất nhiều khó khăn do đây là mô hình mới đầu tiên của Thành phố áp dụng kỹ thuật “Sông trong ao”, đòi hỏi kỹ thuật cao, đầu tư vốn lớn, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều rủi ro phần lớn các hộ nông dân không mặn mà đầu tư. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của các cấp ủy, đảng, chính quyền tôi đã quyết tâm đưa công nghệ cao vào sản xuất thủy sản. Tháng 3/2018, mô hình bắt đầu được triển khai xây dựng tại xã Đại Áng với 15 bể nuôi trên diện tích 15ha ao. Các ao nuôi được lắp thiết bị máy sục khí, máy hút chất thải, hệ thống nước trắng, hệ thống xử lý nước thải và oxy hóa”, anh Thiêm cho biết.

Mô hình bắt đầu đưa vào sản xuất từ tháng 8/2018, đến nay đã sản xuất ổn định với sản lượng đạt khoảng 300 tấn cá/năm, cao hơn 1,8 lần so với nuôi truyền thống. Lợi nhuận trừ chi phí mỗi năm đạt khoảng 500 triệu đồng, mang lại công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động.

Mô hình đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, các sản phẩm của mô hình thường xuyên được các cơ quan chức năng của Thành phố lấy mẫu đi kiểm tra và đều đảm bảo các tiêu chí về an toàn thực phẩm, bước đầu được người tiêu dùng chấp nhận. Mô hình đã liên kết với đơn vị cung cấp thực phẩm cho các bếp ăn tập thể để tiêu thụ sản phẩm với sản lượng khoảng 8 tấn/tháng.

Ông Bùi Văn Bình - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Thanh Trì đánh giá: Không chỉ thực hiện tốt mô hình kinh tế của gia đình, anh Nguyễn Văn Thiêm còn là Phó Giám đốc Hợp tác xã Thủy sản công nghệ cao Đại Áng. Đây là mô hình liên kết chuỗi gồm hơn 100 hộ nuôi cá an toàn sinh học, mỗi ngày xuất ra thị trường, bếp ăn, nhà hàng hơn 4 tấn cá.

Người nông dân làm giàu từ nuôi cá nhờ công nghệ 4.0
Mô hình đã được cấp giấy chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hàng năm, Hợp tác xã đã hỗ trợ dạy nghề cho 10 lao động nông thôn, hướng dẫn và phổ biến kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh cho 50 lao động trở lên. Giúp đỡ cho 20 lao động có việc làm và giúp đỡ 5 lượt hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất.

Là hộ hội viên nông dân xã Vạn Phúc và phát triển kinh tế trên địa bàn xã Đại Áng, ngoài việc chăm lo làm kinh tế, anh Thiêm còn tích cực tham gia các phong trào xây dựng địa phương, đã đóng góp nhiều kinh nghiệm sản xuất phát triển kinh tế địa phương. Anh luôn nêu cao tấm gương kiên trì, bền bỉ, vượt khó đi lên trở thành người nông dân sản xuất giỏi và tham gia tích cực trong công tác hội và phong trào của nông dân, phong trào của địa phương.

Bản thân anh Thiêm và gia đình nhiều năm liền được công nhận là gia đình văn hóa tiêu biểu. Ngoài việc phát triển kinh tế trang trại bản thân anh luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong sản xuất kinh doanh để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Qua đó, giúp đỡ 5 hộ nghèo, hộ chính sách, hộ gặp hoàn cảnh khó khăn ở địa phương.

Cùng với đó, anh Thiêm tích cực tuyên truyền, vận động gia đình và các hộ trong thôn sử dụng các chế phẩm sinh học và thức ăn hữu cơ trong việc nuôi thuỷ sản, đảm bảo đúng quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm. Góp phần vào phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường sống của người nông dân và trong môi trường nước, trang trại của hộ gia đình.

Với những nỗ lực không ngừng trong phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới, năm 2022 anh Nguyễn Văn Thiêm được thành phố Hà Nội tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 1/11/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội”.

Nhiều năm anh Thiêm được Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì và xã Đại Áng khen thưởng thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và các phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt, năm 2024 anh được thành phố Hà Nội vinh danh “Nông dân Thủ đô xuất sắc”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 12/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống (22/12/1944-22/12/2024) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và có bài phát biểu chỉ đạo quan trọng.
Lễ nghi trong đám cưới xưa và nay

Lễ nghi trong đám cưới xưa và nay

(LĐTĐ) Đám cưới Việt Nam qua các thời kỳ đã trải qua nhiều biến đổi, từ nghi lễ phức tạp truyền thống đến sự pha trộn hiện đại. Dù có thay đổi, cốt lõi vẫn là tình yêu và sự gắn kết giữa hai con người, là minh chứng cho tình cảm bền chặt trong gia đình và xã hội.
Nhanh chóng hạ nhiệt mọi deadline và tươi mát tận hưởng mùa giáng sinh

Nhanh chóng hạ nhiệt mọi deadline và tươi mát tận hưởng mùa giáng sinh

(LĐTĐ) Là thế hệ đa màu sắc, sáng tạo, người trẻ ngày nay có 7749 cách giữ cơ thể tươi mát mỗi ngày. Người chọn ăn uống healthy, hạn chế tiệc tùng cháy phố, ngủ nghỉ điều độ kết hợp spa làm đẹp. Cũng có người "order hỏa tốc" thùng Trà Dr Thanh để thanh lọc cơ thể giúp bản thân tươi mát, sẵn sàng chinh chiến với mọi deadline, task gấp. Với những người dùng đồ uống này, nóng trong người chỉ còn là chuyện nhỏ, thay vào đó là nét tươi mới, tràn đầy sức sống để tận hưởng không khí cuối năm.
Giải bài toán giải phóng mặt bằng

Giải bài toán giải phóng mặt bằng

(LĐTĐ) Nhìn lại các dự án trên địa bàn cả nước thời gian qua kể cả dự án trọng điểm quốc gia, đến dự án thuộc quyền quản lý các tỉnh, thành, địa phương đa số đều chậm tiến độ bởi khâu giải phóng mặt bằng.
Cảnh cáo người đăng tin cháo lươn Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cảnh cáo người đăng tin cháo lươn Nghệ An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(LĐTĐ) Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) vừa ra quyết định cảnh cáo người đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, với nội dung cháo lươn tỉnh Nghệ An trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của Hà Nội

25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của Hà Nội

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 20, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2025; trong đó đặt ra 25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của Hà Nội.
Hệ giá trị gia đình hạt nhân Thủ đô văn minh

Hệ giá trị gia đình hạt nhân Thủ đô văn minh

(LĐTĐ) Việc xây dựng các chuẩn mực và tiêu chí người Hà Nội không chỉ nhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân mà còn góp phần gia tăng sức cạnh tranh và khả năng hội nhập quốc tế của Thủ đô. Đồng thời, đây cũng là giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự đoàn kết, đồng thuận xã hội, và phát triển bền vững.

Tin khác

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức

(LĐTĐ) 22 năm gắn bó với chuyên ngành Gây mê hồi sức, Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lương Thị Ngọc Vân - Phó trưởng Khoa Gây mê hồi sức (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã trở thành chỗ dựa vững vàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Vượt qua bao thử thách, hy sinh, bác sĩ Vân luôn giữ vững tinh thần tận tâm, cứu chữa cho người bệnh bằng cả trái tim và trí tuệ.
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết

(LĐTĐ) “Tâm huyết, năng động, nhiệt tình, trách nhiệm, mẫu mực” là những điều dễ nhận thấy ở thầy Kiều Quang Học - giáo viên, Tổng phụ trách Trường Trung học cơ sở (THCS) Đồng Trúc (huyện Thạch Thất, Hà Nội).
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô

(LĐTĐ) Được tuyên dương “Người con hiếu thảo” Thủ đô năm 2024, Chử Tuấn Ninh, một người con của thôn Cổ Điển A, xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã góp phần tôn vinh đạo hiếu - một nền tảng đạo đức quan trọng để xây dựng một xã hội nhân văn, gắn kết và đầy yêu thương.
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Xem thêm
Phiên bản di động