Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Đẩy mạnh các hoạt động hướng về xây dựng gia đình văn hóa Lan toả giá trị tốt đẹp từ xây dựng gia đình văn hóa |
Vai trò của gia đình luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệt quan tâm. Người từng khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình". Quan điểm này đã trở thành kim chỉ nam cho công tác xây dựng gia đình của Đảng và Nhà nước ta.
Trong những năm qua, công tác gia đình ngày càng được khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển đất nước. Thông báo kết luận số 26 ngày 9/5/2011 của Ban Chấp hành Trung ương đã khẳng định, xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hệ trọng của dân tộc và thời đại. Tiếp đó, Chỉ thị số 06 ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới đã xác định: “Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, môi trường lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc cho các thành viên trong gia đình”.
87 gia đình tiêu biểu được Thành phố tặng danh hiệu Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu năm 2024. |
Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) đã đề ra chủ trương "Thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam; phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình ấm no - tiến bộ - hạnh phúc - văn minh". Đại hội tiếp tục khẳng định mục tiêu xây dựng gia đình với phương châm "ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận - anh chị em đoàn kết thương yêu nhau". Đặc biệt, Đại hội XIII (2021) đã có bước phát triển mới khi không chỉ đặt ra vấn đề "đúc kết, xây dựng hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị con người Việt Nam", mà còn nhấn mạnh yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa "hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người" với "hệ giá trị gia đình Việt Nam" trong thời kỳ mới.
Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng cho biết: "Quán triệt sâu sắc quan điểm của Bác Hồ, của Đảng, Nhà nước, Chính phủ trong những năm qua thành phố Hà Nội đã quán triệt sâu sắc các quan điểm này thông qua việc triển khai liên tục 5 Chương trình toàn khóa của Thành ủy. Từ Chương trình số 05 năm 1997 hướng tới kỷ niệm 990 năm và 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đến Chương trình số 06 ngày 30/7/2021 về "Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh". Sở Văn hóa và Thể thao, với vai trò cơ quan Thường trực về công tác gia đình, đã tích cực tham mưu nhiều văn bản chỉ đạo quan trọng. Các nội dung trọng tâm bao gồm: Xây dựng gia đình văn hóa; thực hiện phòng, chống bạo lực gia đình; thu thập lưu trữ thông tin về gia đình; tuyên truyền, giáo dục giá trị đạo đức, lối sống; triển khai bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình".
Theo báo cáo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, kết quả đáng ghi nhận là 100% các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xã hội từ Thành phố đến cơ sở đã triển khai hiệu quả công tác gia đình. Số lượng các gia đình đăng ký xây dựng danh hiệu "Gia đình văn hóa" đều đạt hơn 90%. Hiện có 1.758.788/2.009.986 hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu này, đạt tỷ lệ 88%. Nhiều mô hình tiêu biểu đã xuất hiện như gia đình làm kinh tế giỏi, gia đình hiếu học, gia đình thể thao, gia đình làm công tác xã hội từ thiện, gia đình nghệ nhân - nghệ sĩ. Kinh tế hộ gia đình đóng góp đáng kể vào thu nhập quốc dân, nhiều hộ gia đình đã vươn lên làm giàu chính đáng. Công tác bình đẳng giới, quyền trẻ em, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được đề cao. Các giá trị chung thủy, yêu thương, chia sẻ và bình đẳng trong hôn nhân luôn được coi trọng…
Năm 2024, với chủ đề "Gia đình hạnh phúc - Quốc gia thịnh vượng", phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đã phát hiện hàng nghìn gia đình tiêu biểu với những hành động, nghĩa cử cao đẹp. Đặc biệt, 87 gia đình được Thành phố tặng danh hiệu Gia đình văn hóa Thủ đô tiêu biểu, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 15 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, hướng tới xây dựng Thủ đô "văn hiến - văn minh - hiện đại".
Điển hình như gia đình anh Chu Quang Ưng, ở thôn Nhông Nương Tụ, xã Phú Sơn, huyện Ba Vì - một gia đình nhà giáo gương mẫu. Cả hai vợ chồng đều là giáo viên, nhưng luôn nỗ lực sắp xếp thời gian hợp lý để chăm sóc, giáo dục con cái và tham gia các hoạt động cộng đồng. Kết quả là các con trong gia đình đều ngoan ngoãn, học giỏi, là tấm gương sáng cho nhiều gia đình học tập. Hay gia đình bà Đào Thị Hoa, thuộc Tổ dân phố số 1, phường Khương Đình, quận Thanh Xuân là một trong những gia đình thường xuyên tham gia hoạt động thiện nguyện, từ thiện. Gia đình còn là một gia đình chính sách, giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa nhiều năm liền. Đặc biệt, gia đình bà Đỗ Thị Phượng ở thôn Châu Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh - một gia đình có bốn thế hệ cùng chung sống hạnh phúc dưới một mái nhà cổ trăm năm tuổi. Với truyền thống cách mạng của gia đình, bà Phượng đã dày công giáo dục con cháu về đạo đức, lối sống, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp. Gia đình bà là minh chứng sinh động cho việc gìn giữ nền nếp gia phong trong thời đại mới.
Có thể nói, những thành tựu này đạt được nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Trung ương, sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, sự phối hợp hiệu quả của các sở, ban, ngành Thành phố và đặc biệt là sự quyết tâm phấn đấu của từng gia đình Thủ đô trong việc thực hiện phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở".
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân
Văn hóa 24/12/2024 11:51
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11