Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số

(LĐTĐ) Thực tế, các quốc gia đang phát triển muốn bao phủ nhanh và hiệu quả dịch vụ tài chính chính thức. Theo đó, cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa các kênh cung ứng dịch vụ tài chính hiện đại. Thời gian qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số dịch vụ tài chính, song thực trạng bức tranh tiếp cận dịch vụ cho thấy vẫn còn dư địa lớn để cải thiện, đặc biệt là với nhóm thu nhập thấp.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Chính phủ vào cuộc

Tài chính toàn diện đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đã mang lại hiệu quả trong việc giúp người dân tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính một cách thuận tiện phù hợp với nhu cầu, với chi phí hợp lý hơn. Tuy nhiên, nếu chỉ xét riêng ở nhóm thu nhập thấp nhất, mức độ cải thiện cũng như khoảng cách với các nhóm thu nhập cao hơn là rất lớn.

Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Ảnh minh họa: BT

Liên hợp quốc xác định tài chính toàn diện là một giải pháp quan trọng để đạt 7 trong số 17 mục tiêu Phát triển bền vững đến 2030. Đến nay, hơn 80 quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai xây dựng Chiến lược tài chính toàn diện. Kết quả thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện ở các quốc gia đều ghi nhận sự đóng góp to lớn vào xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đẳng, tạo việc làm, tăng sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, hỗ trợ ổn định tài chính và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính phủ luôn nhất quán với quan điểm không để ai bị bỏ lại phía sau, không để ai bị đặt ngoài lề của sự phát triển. Tăng trưởng nhanh gắn liền với phát triển bền vững, xây dựng “dân giàu, nước mạnh”, “mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện” là mục tiêu tiên quyết của Việt Nam. Trong tiến trình đó, ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 149/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược).

Chiến lược xác định đối tượng là “Tất cả mọi người dân và doanh nghiệp, đặc biệt chú trọng tới nhóm đối tượng mục tiêu là những người sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác; doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh”; hướng tới mục tiêu “Mọi người dân và doanh nghiệp đều được tiếp cận và sử dụng an toàn, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, do các tổ chức được cấp phép cung ứng một cách có trách nhiệm và bền vững”.

Chiến lược đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm thúc đẩy tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp. Trong đó, ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo được xác định là thành tố quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược. Tuy nhiên, đối với nhóm thu nhập thấp nhất, mức độ cải thiện cũng như khoảng cách với các nhóm thu nhập cao hơn vẫn còn rất lớn.

Người thu nhập thấp được hưởng lợi

Tại Tọa đàm “Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia: Con đường tiếp cận vốn mới của doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh tại Việt Nam” tổ chức cuối tháng 10 vừa qua, Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) và nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng, về sở hữu tài khoản, trong năm 2022, tỷ trọng người trưởng thành có tài khoản ngân hàng chỉ đạt 25,1% ở nhóm có mức thu nhập thấp nhất, cách xa đáng kể so với tỷ lệ của nhóm thu nhập cao nhất là 67,9%. Nhóm có thu nhập thấp nhất cũng có mức độ cải thiện thấp nhất về sở hữu tài khoản (chỉ tăng 6% sau 5 năm) trong khi các nhóm thu nhập cao hơn có sự cải thiện vượt trội.

Về hoạt động gửi tiết kiệm, nhóm thu nhập thấp nhất rất ít gửi tiết kiệm tại các tổ chức tài chính và mobile money; mức độ cải thiện của tình trạng này hầu như không đáng kể theo thời gian. Tỷ trọng tương ứng chỉ là 5,8% vào năm 2022, tăng rất nhẹ từ mức 5,6% năm 2017.

Về hoạt động thanh toán, khi thanh toán các hóa đơn, tỷ trọng người thu nhập thấp thanh toán từ tài khoản chỉ là 2,9%, trong khi thanh toán tiền mặt là 51,2%. Như vậy, nhóm thu nhập thấp nhất vẫn chủ yếu sử dụng tiền mặt để thanh toán cho các giao dịch hàng ngày và họ cũng ít thực hiện các giao dịch thanh toán qua kênh kỹ thuật số hơn so với các nhóm thu nhập cao hơn.

Khi phân tích dưới góc độ tiêu chí của khái niệm tài chính toàn diện được nêu trong Chiến lược, kết quả nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân của sự cải thiện chậm chạp trong tiếp cận dịch vụ tài chính ở nhóm có thu nhập thấp.

Theo đó, đối với tiêu chí thuận tiện, phù hợp nhu cầu, với chi phí hợp lý, kênh tài chính hiện đại dường như chưa đáp ứng được. Đối với nhóm thu nhập thấp nhất, năm 2017 có 2 lý do chính ngăn cản họ có tài khoản ngân hàng, đó là thiếu tiền (58,4%) và tổ chức tài chính quá xa (14,8%). Tới năm 2022, tỷ trọng “thiếu tiền” giảm xuống 32,5% nhờ thu nhập được cải thiện, trong khi trở ngại tăng lên ở lý do tổ chức tài chính quá xa (23,1%). Đó là chưa kể “thiếu các giấy tờ cần thiết” cũng là lý do khiến nhóm thu nhập thấp nhất không mở tài khoản, với tỷ trọng 13,1% vào năm 2022, cao hơn so với mức trung bình là 8,9%.

“Từ kết quả thực hiện Chiến lược và bối cảnh hiện nay, cần phải nhìn nhận sâu sắc hơn về các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với nhóm đối tượng là người thu nhập thấp. Nhóm đối tượng này rất dễ bị tổn thương trong cuộc sống và một trong những cách bảo vệ đối tượng này là giúp họ có khả năng tiếp cận với sản phẩm, dịch vụ tài chính chính thức và ngăn họ tiếp cận với “tín dụng đen””, Tiến sĩ Nguyễn Đức Kiên nhấn mạnh.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, việc sử dụng công cụ là tài chính vi mô và các công ty fintech với những lợi thế vượt trội so với các tổ chức tài chính truyền thống cần được triển khai mạnh mẽ hơn nữa. Tỷ trọng người dân Việt Nam sở hữu điện thoại là 94,8% (ở nhóm thu nhập thấp nhất là 91,3%) trong khi tỷ trọng người dân tiếp cận internet lần lượt là 80,3% và 60,4%. Với khoảng cách này, dư địa để cải thiện tỷ trọng người dân tiếp cận internet còn rất lớn ở nhóm thu nhập thấp nhất, là cơ hội để nhóm này tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính thông qua các fintech với lợi thế về công nghệ hiện đại.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

Nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học

(LĐTĐ) Chuỗi sự kiện phát động dự án “Đến trường an toàn” vừa diễn ra sôi nổi tại 6 điểm trường tiểu học, thuộc hai tỉnh Gia Lai và Yên Bái, qua đó góp phần nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho học sinh tiểu học .
Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

Cháy nhiều nhà xưởng, cửa hàng đồ gỗ ở xã Hữu Bằng, Thạch Thất

(LĐTĐ) Tối 12/12, khói bốc lên cuồn cuộn từ ngôi nhà 2 tầng tại một xưởng gỗ ở thôn Bàn Giữa, xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Do chứa nhiều vật liệu dễ cháy, khiến ngọn lửa nhanh chóng bắt cháy sang các cửa hàng, xưởng đồ gỗ bên cạnh. Hiện, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực khống chế ngọn lửa, chống cháy lan.
Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

Tôn vinh những đóng góp của Nguyễn Đình Thi đối với nền văn học, nghệ thuật

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà văn hóa, nghệ sĩ tài năng Nguyễn Đình Thi, chiều 12/12, Hội đồng lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương - Thành ủy Hà Nội - Báo Nhân dân phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc “Di sản văn hóa, văn nghệ của Nguyễn Đình Thi cho hôm nay”.
Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

Hiệu quả từ các cầu vượt bộ hành

(LĐTĐ) Việc đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các cầu bộ hành không chỉ đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường, mà còn góp phần giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ sáu (Khóa XIII) diễn ra chiều nay (12/12), ông Đỗ Văn Chiến - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Công đoàn cần tích cực, chủ động tham gia vào cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy trong hệ thống chính trị, cũng như trong tổ chức Công đoàn.
Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

Quận Bắc Từ Liêm hoàn thành 27/27 chỉ tiêu xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngày 12/12, Đảng bộ quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị lần thứ 35 Ban Chấp hành Đảng bộ.
Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng

Quận Đống Đa: Các mô hình “Dân vận khéo” có sức lan tỏa sâu rộng

(LĐTĐ) Trong năm 2024, quận Đống Đa có 324 tập thể và 222 cá nhân đăng ký thực hiện với tổng số 546 mô hình “Dân vận khéo” trên 4 lĩnh vực: Xây dựng hệ thống chính trị; kinh tế - quản lý đô thị; văn hóa - xã hội; an ninh, quốc phòng. Bên cạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”, công tác xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cũng được triển khai tốt.

Tin khác

Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

Khoa học và công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0

(LĐTĐ) Ngày 12/12, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức Lễ công bố và Hội thảo khoa học thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ Net Zero.
Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

Nhiều sáng kiến đẩy nhanh tiến độ cài đặt và kích hoạt iHanoi

(LĐTĐ) Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã có nhiều sáng kiến, huy động lực lượng đến từng nhà, hướng dẫn nhân dân cài đặt và kích hoạt ứng dụng iHanoi.
Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

Phát triển công nghiệp bán dẫn, động lực mới cho Việt Nam và Hà Nội

(LĐTĐ) Trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần chuyển dịch sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam được đánh giá là có đầy đủ điều kiện và yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp bán dẫn từ hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu phong phú, nguồn nhân lực trong lĩnh vực kỹ thuật công nghệ dồi dào.
Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu

Thành phố thông minh, quản trị, điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu

(LĐTĐ) Chiều 2/12, hội thảo “Thành phố thông minh: Quản trị, Điều hành linh hoạt dựa trên dữ liệu” đã diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố Thông minh Việt Nam - châu Á 2024.
Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Tiếp tục xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

(LĐTĐ) Bộ Khoa học Công nghệ cam kết sẽ tiếp tục sứ mệnh xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của quốc gia. Tiếp tục phối hợp cùng các bộ, ngành, địa phương, hoàn thiện hành lang pháp lý nhằm hỗ trợ thuận lợi nhất cho hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

Khởi nghiệp sáng tạo có thể tạo ra những thay đổi đột phá

(LĐTĐ) Những năm qua, Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi đây là một trong những quốc sách hàng đầu để phát triển nhanh và bền vững. Trong đó, khởi nghiệp sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng mới, tạo ra lực lượng sản xuất mới cho phát triển trong kỷ nguyên mới.
16 triệu lượt người truy cập, sử dụng iHanoi

16 triệu lượt người truy cập, sử dụng iHanoi

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội, đến nay, đã có khoảng 16 triệu lượt người truy cập, sử dụng ứng dụng iHanoi.
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu

Cơ hội thúc đẩy ứng dụng AI và hợp tác số toàn cầu

(LĐTĐ) Tuần lễ số quốc tế Việt Nam 2024 gồm 12 sự kiện chính thức cùng các sự kiện bên lề, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chia sẻ các thực tiễn tốt, cách tiếp cận và sáng kiến mới để mở rộng hợp tác giữa các nước, các tổ chức, doanh nghiệp về đẩy mạnh phát triển AI và triển khai trợ lý ảo.
Xem thêm
Phiên bản di động