Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô Đại biểu đề xuất tổ chức lại hệ thống y tế để chống quá tải khám, chữa bệnh |
Giảm thời gian, chi phí cho người bệnh
Thảo luận tại Kỳ họp, nhiều đại biểu đã đề cập đến thực trạng chuyển tuyến khám chữa bệnh, liên thông kết quả khám chữa bệnh... giữa các cơ sở y tế, nhằm giảm thời gian, chi phí cho người bệnh.
Liên quan đến việc chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám chữa bệnh BHYT, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó trưởng Đoàn đại biểu tỉnh Hải Dương cho biết, dự thảo Luật đã đơn giản hóa thủ tục chuyển người bệnh giữa các cơ sở khám, chữa bệnh, mở rộng hơn quyền lợi của người khám chữa bệnh theo BHYT. Điều này vô cùng phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của cử tri.
Việc liên thông kết quả khám chữa bệnh sẽ giảm chi phí cho người dân. Ảnh: H.L |
Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, cùng với việc quy định đơn giản hóa thủ tục chuyển tuyến, cần xem xét quy định việc liên thông kết quả khám cận lâm sàng của cơ sở khám, chữa bệnh trước đó để giảm thời gian chờ đợi, khám, chữa bệnh, giảm chi phí của người bệnh; chống lãng phí, tiết kiệm chi phí cho quỹ BHYT. Đây cũng là bước đệm quan trọng nhằm tiến tới đồng bộ và liên thông các hồ sơ, dữ liệu của bệnh nhân tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.
Đại biểu đoàn Hải Dương cũng đề nghị, tích hợp thông tin bảo hiểm xã hội, BHYT nói riêng và các thông tin khác của công dân vào chung một cơ sở dữ liệu. Khi đó, người dân chỉ cần có thông tin về căn cước công dân là có thể thực hiện các thủ tục hành chính, trong đó có việc khám, chữa bệnh BHYT.
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry (Đoàn tỉnh Bạc Liêu) tán thành với quy định liên thông cấp chuyên môn kỹ thuật khi khám bệnh. Đồng thời, đại biểu đề nghị, cần bổ sung thêm quy định về liên thông kết quả cận lâm sàng giữa các cơ sở khám chữa bệnh thuộc cấp chuyên môn kỹ thuật và quy định rõ thời điểm thực hiện liên thông toàn quốc để công nhận kết quả cận lâm sàng của các cơ sở khám bệnh.
“Kết quả thống kê sơ bộ của 21 bệnh viện đang áp dụng về việc lưu trữ và truyền hình ảnh của các dịch vụ kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh mà không phải in phim đã tiết kiệm được trên 267 tỷ đồng.
Nếu triển khai áp dụng trên toàn quốc trong 1.000 bệnh viện và 22.000 phòng khám, thì số tiền tiết kiệm sẽ lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Nếu ngành Y tế thực hiện được việc liên thông kết quả xét nghiệm thì hàng ngàn tỷ đồng tiết kiệm được cho Quỹ BHYT. Quan trọng hơn là giảm gánh nặng cho việc chi trả dịch vụ y tế của toàn xã hội, trong đó có hàng triệu người là bệnh nhân nghèo, cận nghèo và người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn”, đại biểu phân tích.
Cần đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế
Đại biểu Trần Chí Cường (Đoàn thành phố Đà Nẵng) cũng đề nghị quy định cụ thể lộ trình liên thông và công nhận kết quả cận lâm sàng giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chậm nhất trước ngày 1/1/2026. Điều này sẽ góp phần tiết kiệm cho quỹ BHYT và ngân sách tài chính của các gia đình có người thân đi khám bệnh, chữa bệnh.
Đồng thời, đại biểu cho biết, việc bệnh nhân khám, chữa bệnh BHYT phải mua thuốc và vật tư y tế bên ngoài, khi bệnh viện không có, thì sẽ được thanh toán như thế nào mới đang là vấn đề thực tế được rất nhiều cử tri quan tâm hiện nay.
“Mặc dù trước khi trình dự thảo Luật tại Kỳ họp này, Bộ Y tế đã kịp thời ban hành Thông tư số 22 quy định về thanh toán chi phí thuốc, thiết bị y tế trực tiếp cho người có thẻ BHYT đi khám bệnh, chữa bệnh, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu, tôi nhận thấy Thông tư này không giải quyết được vướng mắc trên, cũng như không thể giải quyết triệt để tình trạng thiếu thuốc như hiện nay… Bên cạnh đó, điều kiện, hồ sơ, thủ tục thanh toán quy định tại Thông tư 22 cũng có nhiều vướng mắc, khó khăn khi triển khai thực hiện”, đại biểu nêu rõ.
Vì vậy, đại biểu đoàn thành phố Đà Nẵng đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung thêm một khoản quy định về nội dung thanh toán cho bệnh nhân BHYT phải mua thuốc và vật tư y tế bên ngoài, khi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có thuốc và vật tư y tế để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân khi đi khám, chữa bệnh theo chế độ BHYT…
Cùng quan tâm đến việc thiếu hụt thuốc, vật tư y tế khiến nhiều bệnh nhân BHYT phải tự mua, ảnh hưởng tới quyền lợi, tài chính cá nhân của người bệnh, đại biểu Thạch Phước Bình (Đoàn tỉnh Trà Vinh) cho biết, báo cáo của Bộ Y tế năm 2022 cho thấy có tới 40% bệnh nhân phải chi trả thuốc và vật tư ngoài danh mục tại bệnh viện tuyến huyện.
Vì vậy, đại biểu đề xuất bổ sung Điều 43 của Luật BHYT quy định cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải chịu trách nhiệm đảm bảo đầy đủ thuốc, vật tư y tế cần thiết cho người bệnh BHYT. Nếu người bệnh phải mua ngoài, cơ sở y tế có trách nhiệm hoàn trả chi phí trước khi bệnh nhân xuất viện. Như vậy, sẽ giúp đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân BHYT ngay tại cơ sở y tế, giảm thủ tục hành chính không cần thiết, rút ngắn thời gian xử lý chi phí...
Bổ sung phạm vi thanh toán BHYT cho khám sàng lọc định kỳ Đáng quan tâm, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn thành phố Hà Nội) cho biết, hiện nay Quỹ BHYT chưa thanh toán cho các dịch vụ có tính chất dự phòng, sàng lọc. Các bệnh như ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường đang chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí điều trị. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, nếu phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp, chi phí điều trị chỉ khoảng 5 triệu đồng/1 năm, trong khi điều trị biến chứng muộn có thể lên tới 92 triệu đồng/1 năm. Tuy nhiên, các dịch vụ dự phòng này vẫn chưa được BHYT chi trả, gây lãng phí tiềm năng phòng ngừa bệnh tật của hệ thống y tế. Vì vậy, đại biểu kiến nghị bổ sung phạm vi thanh toán BHYT cho danh mục dự phòng sàng lọc định kỳ và Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể danh mục bệnh, tần suất, khung giá các dịch vụ này. Bên cạnh đó, về thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT, Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã quy định cụ thể giá khám bệnh, chữa bệnh bao gồm giá thành toàn bộ, tích lũy hoặc lợi nhuận dự kiến và các nghĩa vụ tài chính khác. Đại biểu đoàn Hà Nội kiển nghị hai phương án. Phương án 1 là sửa đổi dự thảo Luật theo hướng đồng bộ quy định về giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, tuy nhiên, giá BHYT sẽ tăng, dẫn đến nguy cơ mất an toàn cho quỹ, vì vậy, trong dự thảo phải có các chính sách để cân đối Quỹ như bổ sung nguồn quỹ, tăng cường hiệu quả sử dụng quỹ. Phương án 2 là thực hiện thanh toán BHYT theo định suất, theo nhóm chẩn đoán. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế ban hành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT thống nhất chung trên toàn quốc. |
Phương Thảo
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44