Lưu ý khi chạy thận nhân tạo: 20 biến chứng có thể tử vong

Vừa qua, tại bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hòa Bình đã xảy ra vụ việc 18 bệnh nhân chạy thận lọc máu chu kỳ bị biến chứng tập thể nghi do sốc phản vệ. Trong số đó đã có 7 bệnh nhân tử vong và 11 bệnh nhân khác đang được điều trị tích cực. Vụ việc trên đã khiến cho người dân, người bệnh và đặc biệt là những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này không khỏi hoang mang, lo sợ. 
20 bien chung co the tu vong Các chuyên gia y tế nói gì về sự cố y khoa?
20 bien chung co the tu vong Hà Nội cấp tốc rà soát các đơn vị chạy thận nhân tạo
20 bien chung co the tu vong 10 bệnh nhân bị sốc phản vệ ở Hòa Bình đã được chuyển về bệnh viện Bạch Mai

Là người trực tiếp điều trị cho các bệnh nhân trong vụ tai biến này, TS Nguyễn Hữu Dũng -Trưởng khoa Thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: “Hơn 20 biến chứng có thể xảy ra khi chạy thận nhân tạo như: hạ huyết áp, buồn nôn và nôn, đau đầu, đau ngực, chuột rút ở bụng… Nặng hơn là hội chứng sa sút trí tuệ, hội chứng ép tim do tràn dịch hoặc tràn máu khoang màng ngoài tim, chảy máu cấp hoặc rối loạn đông máu thậm chí có thể gặp chảy máu não…dẫn đến tử vong nhanh chóng.

Cũng theo TS Dũng, những biến chứng xảy ra trong quá trình chạy thận thì có nhiều, nhưng tựu chung có một số triệu chứng lâm sàng khá giống nhau (các tai biến này xảy ra trong thời gian rất ngắn, nếu không xử lý kịp sẽ rất nguy hiểm). Cụ thể, có khoảng hơn 20 biến chứng có thể xảy ra trong quá trình lọc máu.

Đặc biệt theo TS Dũng phân tích, nếu để khí lọt trong quá trình bơm máu vào người bệnh nhân thì cực kỳ nguy hiểm, chỉ cần 10 ml khí chèn vào có thể gây biến chứng tắc mạch máu, tử vong ngay lập tức.

20 bien chung co the tu vong
10 bệnh nhân bị biến chứng trong quá trình chạy thận tại Hòa Bình đã được chuyển lên điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.
Theo các chuyên gia y tế, sốc phản vệ có thể xảy ra rất sớm hay đôi khi muộn hơn sau một vài giờ sau khi dùng thuốc. Nhưng khi đã xảy ra sốc phản vệ, diễn tiến sẽ rất nhanh trong vòng 1– 2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để đảo ngược tình huống. Bởi vậy, khi đang tiêm thuốc, nếu thấy có những cảm giác khác thường như bồn chồn hay tê lưỡi… thì cần nói ngay với bác sĩ để ngừng tiêm và kịp thời xử lý. Sau khi tiêm thuốc xong, người bệnh nên ở lại phòng tiêm khoảng 15- 30 phút, để đề phòng sốc phản vệ có thể xảy ra. Đặc biệt, nếu bạn có tiền sử dị ứng, hãy trao đổi thật kỹ với bác sĩ khi kê đơn thuốc, vì những người có cơ địa dị ứng sẽ rất dễ bị sốc phản vệ.

Với những bệnh nhân đã có chỉ định chạy thận, thời gian chạy thận thường kéo dài và liên tục. Do đó, người bệnh và cơ sở y tế cần tuân thủ và chuẩn bị theo đúng quy trình nghiêm ngặt của chạy thận, bao gồm: Máy móc, đường máu, đường dịch và quá trình chạy thận. Trong suốt thời gian chạy thận (3-4 tiếng/lần), cần có sự giám sát của nhân viên y tế.

“Đơn cử, trong lọc thận nhân tạo, nếu quả lọc máu không được sát trùng hàng ngày, rửa không sạch cũng gây nguy hiểm cho người bệnh. Dịch được pha không đảm bảo chất lượng, nước lọc xử lý không tốt cũng sẽ khiến nhiều bệnh nhân gặp dị ứng biến chứng”, TS Dũng ví dụ.

Bên cạnh đó theo các chuyên gia y tế, thể trạng, sức khỏe người bệnh không tốt là một trong những nguyên nhân dễ dẫn tới sốc khi chạy thận. Đặc biệt với bệnh nhân có thêm bệnh về tim mạch.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Giá USD trong nước tăng, thế giới tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Giá USD trong nước tăng, thế giới tiếp tục giảm

Tỷ giá USD hôm nay (6/4): Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 43 đồng, hiện ở mức 24.886 đồng.
Nhận định Roma vs Juventus (01h45 ngày 7/4): Đại chiến quyết định cuộc đua top 4

Nhận định Roma vs Juventus (01h45 ngày 7/4): Đại chiến quyết định cuộc đua top 4

Cuộc so tài giữa AS Roma và Juventus tại vòng 31 Serie A 2024/25 là trận đấu mang tính bước ngoặt trong cuộc đua giành vé dự Champions League. Với chỉ 3 điểm cách biệt trên bảng xếp hạng, cả hai đội đều hiểu rõ tầm quan trọng của một chiến thắng tại Olimpico - đặc biệt trong bối cảnh mùa giải chỉ còn 8 vòng đấu.
Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"

Giá vàng hôm nay (6/4): Giá vàng trong nước và thế giới tiếp tục "lao dốc"

Hôm nay (6/4), giá vàng thế giới mất đi sức hấp dẫn của một tài sản trú ẩn. Trong nước, giá vàng tiếp tục giảm sâu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 6/4, khu vực Hà Nội nhiều mây, có mưa, mưa nhỏ. Gió nhẹ.
Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương vừa có Công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.
Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã phối hợp với Quỹ Trợ vốn công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô phát triển kinh tế gia đình, tiếp cận nhanh chóng với nguồn vốn vay; nhiều đoàn viên, CNVCLĐ đã sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, tăng thu nhập và kinh tế cho gia đình.
LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Nhờ đẩy mạnh triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong điều hành thành lập Công đoàn cơ sở, quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên đã thành lập mới 57 Công đoàn cơ sở và phát triển được 2.241 đoàn viên (gấp 10 lần so cùng kỳ năm 2024).

Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 28/3 đến ngày 4/4), toàn Thành phố ghi nhận 206 trường hợp mắc sởi tại 30 quận, huyện, thị xã; không ghi nhận ca tử vong.
Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhân nguy kịch do nhiễm não mô cầu. Người bệnh là anh P.T.Đ, 22 tuổi, hiện đang làm việc và sinh sống tại Bắc Ninh.
Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện

Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh sởi từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được các bệnh viện tiến hành đồng bộ và bài bản.
Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội

Vinmec Times City đã giúp một phụ nữ hiếm muộn đón con đầu lòng sau nhiều năm mong mỏi và 3 lần chuyển phôi thất bại. “Mục tiêu của Vinmec không chỉ là giúp các cặp vợ chồng mang thai, mà còn phải đưa em bé IVF khỏe mạnh về nhà”, TS.BS Tô Minh Hương, người trực tiếp điều trị ca IVF khó, chia sẻ.
Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng

Ngày 3/4, Sở Y tế Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban công tác chuyên môn y tế cơ sở và y tế dự phòng quý I, triển khai nhiệm vụ quý 2 năm 2025. Tiến sĩ Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội tham dự và chủ trì hội nghị.
Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin

Hiện nay, tình hình bệnh sởi vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca mắc trên địa bàn Hà Nội có xu hướng tăng cao. Đáng lo ngại, đa phần trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thành phố đều chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh, dù đã đến độ tuổi tiêm chủng. Phóng viên (PV) Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trao đổi trực tiếp với bác sĩ Nguyễn Sỹ Đức, Khoa Nhiễm khuẩn, Bệnh viện Nhi Hà Nội, để có cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề này.
Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%

Sở Y tế Hà Nội vừa có báo cáo 1399/BC-SYT về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, người bệnh nội trú, ngoại trú và nhân viên y tế trong quý I/2025, với tỷ lệ hài lòng của người bệnh là 97,21% và của nhân viên y tế 93,08%.
CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Xem thêm
Phiên bản di động