Lộn xộn, mất an toàn!
Kỳ cuối: Khách hàng thước đo chân thực nhất | |
Kỳ 3: Bài toán giao thông | |
Kỳ 2: Giá cước “siêu rẻ” đang dần bị phá vỡ | |
Kỳ 1: Tiện nhưng cũng nhiều phiền toái |
Dễ dàng trà trộn
Ghi nhận của PV tại các bến xe khách liên tỉnh lớn như: Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm), Giáp Bát, Nước ngầm (quận Hoàng Mai)… hàng ngày luôn thường trực một lượng lớn xe ôm mặc áo, đội mũ có logo Grab vây quanh. Đáng nói, đội ngũ xe ôm này ngoài việc tụ tập “chiếm” lòng đường, vỉa hè, không ít trong số đó còn chèo kéo, vẫy khách gây mất ANTT.
Cụ thể, ngay tại khu vực đối diện cổng ra vào bến xe Mỹ Đình, hướng đi Khuất Duy Tiến, “cánh” xe ôm trong đó có nhiều người mặc trang phục Grab khi đợi khách đã tụ tập, dừng đỗ trên vỉa hè dành cho người đi bộ, gây cản trở giao thông. Tương tự, tại bến xe Nước Ngầm, tình trạng xe ôm dừng đỗ tùy tiện gây mất trật tự an toàn giao thông còn có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Minh chứng dễ thấy nhất là khu vực cổng bến xe, hướng đường Ngọc Hồi thường xuyên xuất hiện cảnh hàng chục xe ôm công nghệ đứng tràn lan trên đường nhằm chờ, đón trả khách.
“Grab nhái” được cho là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất ANTT quanh các bến xe khách. |
Trao đổi với PV, anh Phạm Trung H (Cầu Giấy) một tài xế xe ôm Grab cho biết, không phải ai mặc áo, mũ màu xanh Grab cũng là “Grab xịn”. Nói cách khác, tài xế xe ôm trong trang phục áo, mũ Grab gây mất ANTT phần lớn là “hàng nhái”. Họ có trang phục và dáng vẻ bề ngoài như một xe ôm công nghệ nhưng lại không hề bật ứng dụng mà đứng yên một nơi bắt khách không khác gì xe ôm truyền thống. Theo tìm hiểu, thay vì cầm theo chứng minh nhân dân, bằng lái xe, sổ hộ khẩu… lên trụ sở của Grab để đăng ký thì cách dễ dàng nhất để “nhái” và bắt khách là mua quần áo Grab. “Hiện giờ mua quần áo để chạy Grab khá dễ dàng, anh muốn mua chỉ cần “leo” lên các nhóm và đặt hàng là có ngay” – H chia sẻ.
Quả thực, dạo qua các nhóm, hội liên quan đến Grab như: Áo Đồng Phục Grab; Grabbike Hà Nội; Cộng đồng grab bike Hà Nội… dễ dàng thấy nhiều lời chào mời, mua bán. Hoạt động mua bán, trao đổi khá phong phú, từ quần áo, mũ bảo hiểm và thậm chí ngay cả tài khoản Grap. Theo đó, giá mỗi bộ quần áo Grab thường được chào mời với giá từ 150.000 – 250.000 đồng/bộ.
Theo giải thích từ chủ tài khoản facebook tên Thái Long trong một hội kín của Grab thì giá cả như vậy đã tương đối “mềm”. “Nếu mua đồng phục ở trung tâm thường sẽ có giá cao hơn, khoảng 500.000 đồng/bộ, bởi tính riêng mũ bảo hiểm đã giá của hãng cung cấp ra đã là 90.000 đồng/mũ, đó là chưa kể mỗi bộ cần 2 mũ bảo hiểm và 3 áo đồng phục” – chủ tài khoản mời chào.
Mua bán quần áo, mũ bảo hiểm Grab tràn lan trên mạng xã hội |
Đó là trên mạng, ngoài thực tế việc mua bán, trao đổi mũ áo Grab thì cũng phong phú và nhộn nhịp không kém. Dễ thấy nhất là các điểm bán mũ bảo hiểm hoặc các “cửa hàng” vỉa hè gần bến xe, áo và mũ Grab được bày bán công khai. Tại khu vực đường Nguyễn Hoàng, gần cổng vào bến xe khách Mỹ Đình, khi nói nhu cầu muốn mua áo, mũ của hãng Grab, chủ cửa hàng kinh doanh mũ bảo hiểm này cho biết giá một áo thun Grab mới là 120.000 đồng, trọn bộ từ áo đến mũ có giá từ 400.000 – 600.000 đồng.
Ngang nhiên vi phạm pháp luật
Theo anh Nguyễn Tú - một tài xế Grab, thì “Grab chuẩn” là lái xe luôn mặc đồng phục, sử dụng ứng dụng để bắt khách và có hợp đồng hợp tác với hãng công nghệ. Tuy nhiên, cá nhân anh Tú cũng khó phân biệt đâu là đồng nghiệp trong cùng hãng và đâu là giả danh. “Theo tôi, tài xế xe ôm trong trang phục áo, mũ Grab nhưng không hề bật ứng dụng, đứng yên một nơi bắt khách không khác gì xe ôm truyền thống thường là giả. Hầu hết các tài xế Grab “xịn” chỉ đến nhận đến nhận khách theo cuốc rồi đi. Trước đây cũng từng có hiện tượng tài xế Grab “xịn” muốn kiếm thêm thu nhập nên tự bắt khách rồi tự thỏa thuận giá cả để làm thêm. Tuy nhiên, hiện tượng này đã được chấn chỉnh bởi nếu bị hãng phát hiện sẽ bị khóa tài khoản” - anh Tú chia sẻ.
Quả thực, dạo qua các nhóm, hội liên quan đến Grab như: Áo Đồng Phục Grab; Grabbike Hà Nội; Cộng đồng grab bike Hà Nội… dễ dàng thấy nhiều lời chào mời, mua bán. Hoạt động mua bán, trao đổi khá phong phú, từ quần áo, mũ bảo hiểm và thậm chí ngay cả tài khoản Grap. Theo đó, giá mỗi bộ quần áo Grab thường được chào mời với giá từ 150.000 – 250.000 đồng/bộ. Theo giải thích từ chủ tài khoản facebook tên Thái Long trong một hội kín của Grab thì giá cả như vậy đã tương đối “mềm”. “Nếu mua đồng phục ở trung tâm thường sẽ có giá cao hơn, khoảng 500.000 đồng/bộ, bởi tính riêng mũ bảo hiểm đã giá của hãng cung cấp ra đã là 90.000 đồng/mũ, đó là chưa kể mỗi bộ cần 2 mũ bảo hiểm và 3 áo đồng phục” – chủ tài khoản mời chào. |
Từng ngậm “quả đắng” vì những tài xế giả danh Grab, chị Nguyễn Thị Thảo (phường Ô Chợ Dừa) cho biết: Trong một lần di chuyển từ khu vực Giáp Bát đến đầu phố Lê Thanh Nghị chị được một tài xế mặc đồng phục Grab mời chào. Hỏi giá tiền, người tài xế này khẳng định, quãng đường tính rẻ nhất cũng phải 25.000 đồng. Không thông thạo việc sử dụng ứng dụng của Grab nên chỉ khi về đến Lê Thanh Nghị, được chồng đón và tra số tiền phải trả nếu đặt trên hệ thống App của Grab thì chị Thảo mới biết bản thân bị “chặt chém”. “Tính ra quãng đường ấy tôi phải trả phí gần như gấp đôi bởi giá thực nếu đi Grab chuẩn thì chỉ từ 11.000 – 15.000 đồng” – chị Thảo bức xúc.
Nhìn nhận trên khía cạnh pháp lý, theo ông Nguyễn Ngọc Sinh - Chuyên viên tư vấn luật (Công ty Cổ phần Tư vấn DLS Việt Nam) bản thân người tiêu dùng thường là đối tượng chịu thiệt nhiều nhất nếu sử dụng phải một sản phẩm “không chính hãng”. Nói cách khác, ngoài việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ và rủi ro như: Lừa đảo, mất an toàn, đơn vị quản lý không chịu trách nhiệm nếu xảy ra sự cố… thì hệ lụy dễ thấy nhất là người tiêu dùng thường bị “chặt chém” với cước phí cao từ 1,5 đến 2 lần. “Những nhân viên giả mạo xe ôm công nghệ, không nằm trong sự quản lý của các hãng thì tất nhiên nếu có sự cố các hãng sẽ không chịu trách nhiệm” – ông Sinh chia sẻ.
Điều đáng nói, do sử dụng điện thoại để liên hệ với khách hàng, nên không ít “tài xế” cứ ngang nhiên vừa điều khiển xe gắn máy, vừa lướt điện thoại y như chỗ không người, khiến người tham giao thông nhiều phen thoát tim. Về vấn đề này, chủ xe Grap cho biết, theo quy định của hãng nếu đã đa tham gia thì người lái phải được truyền đạt luật giao thông và các yếu tố đảm bảo đến sinh mạng khách hàng đầu tiên. Nên nếu là lái xe grap thật, bao giờ các thao tác xem, nghe, điện thoại cũng phải thực hiện ngay bên lề đường.
Trao đổi sâu hơn về vấn đề này, ông Nguyễn Ngọc Sinh cho biết, cá nhân những người tự ý trang bị quần áo, giày, mũ… với mục đích “nhái” các hãng như Grab để hành nghề cũng là một hành vi vi phạm pháp luật. Đây có thể coi là một hình thức cạnh tranh không lành mạnh, gây nhầm lẫn cho khách hàng. Với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, tại Chương II Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định từng mức phạt cụ thể đối với từng hành vi.
Trong đó, các hình thức xử phạt bổ sung tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức như: Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42