Kỳ cuối: Khách hàng thước đo chân thực nhất
Kỳ 3: Bài toán giao thông | |
Kỳ 2: Giá cước “siêu rẻ” đang dần bị phá vỡ | |
Kỳ 1: Tiện nhưng cũng nhiều phiền toái |
Quyền lợi người tiêu dùng, ai bảo vệ?
Sự xuất hiện của Grab và Uber thay đổi hoàn toàn thị trường vận tải hành khách ở Việt Nam. Người tiêu dùng được tiếp cận với một sản phẩm hoàn toàn mới, với không chỉ giá cước rẻ hơn mà còn chất lượng dịch vụ tốt hơn. Có xe hợp đồng điện tử, người tiêu dùng dần “bỏ rơi” taxi truyền thống, thậm chí ngay cả lái xe taxi truyền thống, không ít người cũng gia nhập Uber và Grab.
Cho dù là taxi truyền thống hay taxi công nghệ, người tiêu dùng mới là người quyết định sự tồn tại của các hãng này. |
Chị Lan Hương ở, quận Hai Bà Trưng người hay di chuyển bằng xe hợp đồng điện tử, cho biết: "Nếu chỉ vì loay hoay với quản lý, rồi kêu không quản được Uber, Grab là cấm đoán, đuổi họ đi, thì quyền lợi người tiêu dùng ai quản? Rõ ràng ở phương diện người dân, mọi người chỉ cần biết dịch vụ nào tiện lợi, giá lại ưu đãi là đi chứ không thể bị ép phải sử dụng dịch vụ nào cả?”
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là Uber hay Grab đã hoàn hảo, không có những bất cập. Bênh cạnh những khó khăn về cơ sở pháp lý hiện nay như giải quyết những vướng mắc với khách hàng; vấn đề thuế, về định danh là hãng taxi hay chỉ là công nghệ… cần được các cơ quan chức năng giải quyết một cách thấu đáo…. Và một trong số những vấn đề nổi cộm hiện nay mà loại hình xe hợp đồng điện tử vẫn chưa giải quyết được là việc quản lý những lái xe đang sử dụng các công nghệ này khi mà việc mạo danh đang diễn ra ở khắp nơi mà không có sự quản lý rõ ràng.
Theo nhiều lái xe Grab bike, quy định gia nhập “đội quân áo xanh” chỉ cần một CMND, một bằng lái xe và phương tiện di chuyển là họ đã đủ điều kiện làm việc cho Grab. Tuy nhiên, thời gian làm việc tự do và không bị ai quản thúc cũng là cơ hội tốt để họ tranh thủ làm ngoài.
Theo ông Vũ Đại Chiến, vốn là xe ôm truyền thống, làm việc ở BX Mỹ Đình đã hơn 20 năm. Từ khi Grab thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường, ông chuyển sang làm việc cho hãng. Tuy nhiên, giờ đây tài xế Grab quá đông, việc bắt khách khó khăn. Hơn nữa hãng lại vừa tăng chiết khấu nên lúc thì ông "sắm vai” lái xe Grab, lúc lại trở về làm xe ôm truyền thống. Cũng theo ông Chiến chia sẻ, nhiều người mặc dù không cài ứng dụng Grap nhưng vì đã nghe nhiều điều tốt và tiện lợi về loại dịch vụ này nên tin tưởng chọn đi xe của những người mặc áo xanh thay vì xe ôm thân thiện hoặc xe ôm truyền thống.
“Đến giờ cao điểm, giá cước xe tốt mình bật ứng dụng lên để kiếm khách. Hết giờ cao điểm, rảnh rỗi lại tắt ứng dụng đi làm việc bình thường”, ông Chiến cho hay. Thực tế, những người biết và áp dụng “mẹo” nhỏ như ông Chiến không phải quá hiếm, việc làm này giúp họ thêm thu nhập trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt hiện nay, tuy nhiên việc làm này vô tình đã khiến hình ảnh xe hợp đồng điện tử trở nên lộn xộn, người tiêu dùng thì lạc trong ma trận thật giả lẫn lộn.
Cần chính sách công bằng
Ủng hộ chủ trương phải “nắm được gáy” để quản lý Uber, Grab nhưng nếu quản lý như taxi truyền thống là chưa hợp lý. Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy – Nguyên Giám đốc Nhà xuất bản Giao thông, là khách hàng, ai cũng thấy Uber, Grab đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ. Do đó, nếu áp đặt quản lý Uber, Grab như taxi truyền thống, sẽ làm mất đi ý nghĩa ứng dụng công nghệ cao trong hoạt động vận tải. Cơ quan quản lý nên tạo ra hành lang pháp lý công bằng cho các loại hình vận tải để họ cạnh tranh lành mạnh, cùng phát triển.
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia giao thông - Tiến sĩ Phạm Sanh cho rằng, thực tế kể trong giai đoạn thí điểm hiện nay, Nhà nước đã, đang và vẫn quản lý, chứ không phải là không quản lý. Xu hướng thế giới hiện nay cũng không ai cấm hay đuổi xe hợp đồng điện tử mà vấn đề là khung quản lý như thế nào. Lấy ví dụ trường hợp của Uber tại Trung Quốc, Tiến sĩ Phạm Sanh dẫn giải sau khi taxi truyền thống Trung Quốc nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ người dân thì chỉ sau 1 năm chính Uber cũng đã phải tuyên bố rút lui khỏi Trung Quốc.
Từ thực tế này, Tiến sĩ Phạm Sanh nhận định, nhìn từ góc độ quản lý nhà nước thì mấu chốt đó là quản lý như thế nào? Nếu chưa làm tốt thì phải làm tốt hơn, chưa công bằng thì phải làm cho công bằng… "Nếu đã hết thí điểm, chúng ta cần phải ngồi lại để nhìn nhận ra vấn đề, từ đó ban hành cách quy định và thông tư nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cũng không thể phủ nhận thực tế hiện nay đa số người dân đang ủng hộ Uber và Grab vì loại hình này mang lại nhiều tiện ích cho người dân...” - Tiến sĩ Phạm Sanh nhấn mạnh.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Công nghệ pin đột phá: Vượt qua giới hạn của pin lithium - ion
Công nghệ 08/12/2024 08:21
Phát triển hệ thống mới thay thế GPS
Công nghệ 05/12/2024 07:03
Khai mạc Triển lãm các sản phẩm, dịch vụ khởi nghiệp sáng tạo
Công nghệ 26/11/2024 21:54
Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam
Công nghệ 21/11/2024 13:54
Apple sắp ra mắt thiết bị nhà thông minh kết hợp AI
Công nghệ 15/11/2024 07:20
Google thử nghiệm tìm kiếm bằng giọng nói liền mạch và phản hồi cực nhanh
Công nghệ 12/11/2024 07:53
Trí tuệ nhân tạo (AI) - Bước đột phá giúp hoàn thiện bản đồ não bộ con người
Công nghệ 11/11/2024 07:30
MacBook Pro thế hệ tiếp theo, nâng tầm trải nghiệm người dùng
Công nghệ 05/11/2024 09:49
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Công nghệ 02/11/2024 20:33
Meta phát triển nền tảng tìm kiếm AI độc lập
Công nghệ 30/10/2024 19:06