Lành mạnh và phát triển
Đúng quá, bác ạ! | |
Phải như vậy mới được! | |
Thật là sâu sát! |
- Đúng quá rồi chứ bác, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn phát triển xã hội phải chăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là về học vấn, nhận thức để họ có thể góp phần xây dựng và cải tạo xã hội. Muốn làm được điều này chính là vai trò của giáo dục đó.
- Tớ có nói sai đâu. Quá đúng ấy chứ.
- Thế sao tự nhiên bác lại ưu tư thế?
- Chả là gần đây tớ thấy nhiều chuyện buồn xung quanh cái anh giáo dục này quá.
- Ơ hay, hôm qua bác nói không muốn bàn đến anh này nữa cơ mà?
-Tớ nghĩ lại, thấy vẫn cần phải “đa chiều” cái anh “trồng người” này góp tiếng nói vào sự lành mạnh của môi trường giáo dục.
-Thế cũng phải bác ạ, thực ra em cũng thấy anh giáo dục thời gian vừa rồi có nhiều chuyện khiến dư luận dậy sóng quá. Đấy cái chuyện phong giáo sư, phó giáo sư ấy, “tùm lum” quá, mới chú trọng cái danh mà không quan tâm đến lượng.
-Chính vì thế sau khi Chính phủ chỉ đạo chấn chỉnh đã có ối vị tự xin rút hồ sơ. Đã biết thẹn với mình như thế cũng là có chuyển biến.
-Có một sự thật không thể phủ nhận là trình độ của nhiều tiến sĩ, giáo sư ở ta còn “ngô nghê” lắm.
-Dưng thôi, khoan hãy bàn đến những chuyện to tát này. Tớ muốn bàn đến những chuyện tưởng nhỏ trong giáo dục phổ thông, mà lại rất đáng quan ngại về anh Giáo dục.
-Chuyện này nói rồi mà.
-Tớ muốn phân tích sâu một tý. Này nhé, nói đến giáo dục phổ thông là phải nói đến mối quan hệ: Thầy giáo – học sinh – phụ huynh…
-Điều này quá rõ rồi mà bác.
-Tất nhiên là rõ, thế mới đáng nói. Bởi thời gian gần đây càng bộc lộ cả 3 chủ thể của mối quan hệ này đều rất… có vấn đề.
-Nghe bác nói em mới vỡ nhẽ đó. Trước hết là người thầy, gần đây một ông hiệu trưởng ở Sóc Trăng đã phải xin lỗi vì mắng học sinh là “quân phản bội”.
-Đúng vậy. Nguyên nhân chỉ vì học sinh mua nước ở quán bên ngoài, không mua ở căng tin nhà trường mà mắng học sinh là “quân phản bội” thì thật hết chỗ nói.
-Chắc vì thầy hiệu trưởng có lợi ích ở căng tin nhà trường nên muốn “lùa” học sinh mua ở căng tin. Rõ là vì cái tư lợi nhỏ mà cư xử như thế, thật không xứng đáng lãnh đạo một tập thể “trồng người”.
-Rồi chuyện một cô giáo ở huyện Nhà Bè, TP HCM suốt cả một học kỳ lên lớp giảng bài chỉ viết, không nói một lời mới lạ.
-Nghe đâu cô này đã có “phốt” về cách ăn nói với học sinh, tỷ như cô hỏi học sinh “Ai sủa trong lớp”, nên mới bị kỷ luật bằng cách chuyển công tác.
-Không thể vì thế mà đối phó bằng cách không nói gì với học sinh nữa, kể cả cách giảng bài không bằng lời nói.
-Chuyện một thầy giáo ở Đông Triều QN đánh học sinh phải nhập viện chỉ vì em này tự ý đổi chỗ ngồi, càng khó chấp nhận.
-Thầy giáo thì thế, còn học sinh thì sao? Chuyện học sinh đánh giáo viên không còn là cá biệt. Gần đây nhất tại trường THCS Tân Thanh (Bến Tre), một nam sinh đã bóp cổ cô giáo ngay trong lớp. Nguyên nhân vì cô giáo phát hiện một nữ học sinh mang vở môn khác, yêu cầu cất. Thấy vậy nam sinh đã đứng lên thách thức cô giáo…
-Và cô giáo đã ra khỏi lớp mời 2 giáo viên lớp bên cạnh chứng kiến sự việc. Trước mặt cả 3 giáo viên nam sinh này vẫn chửi và lao vào bóp cổ cô giáo.
-Thật không thể tưởng tượng nổi lại có một học sinh ngỗ ngược như thế, cư xử với người thầy bạo lực như thế.
-Nguyên nhân có những học sinh như thế này cũng do một phần lỗi của phụ huynh, chủ thể thứ ba trong mối quan hệ: thầy, trò, phụ huynh.
-Chú nói rất đúng. Chỉ vì bênh con mà phụ huynh bắt cô giáo quỳ trước mặt con mình thì thử hỏi làm sao học sinh có thể tôn trọng giáo viên được.
-Chuyện bắt cô giáo quỳ ở Long An đâu phải đã hết, lại có chuyện một phụ nữ ở Nghệ An, chỉ vì thấy vết bầm ở chân con mà lao vào đánh cô giáo phải nhập viện cấp cứu.
-Cũng chưa hết đâu, gần đây ở Đắk Nông, có phụ huynh đến xin đón con sớm, cô giáo không đồng ý vì quy định của nhà trường, cũng như bố cháu này dặn chỉ có mình đến đón cô giáo mới giao. Ấy vậy mà hôm sau phụ nữ này gặp cô giáo ở sân trường, đã ra tay đánh cô phải nhập viện.
-Có phân tích mới thấy cái băn khoăn của bác về mối quan hệ thầy, trò, phụ huynh quả thật rất đáng băn khoăn.
-Đấy cả 3 nhân tố chính cho một nền giáo dục lành mạnh và phát triển đều có những chuyện đau lòng như thế thì thật quá lo cho anh Giáo dục.
-Em nghĩ đã đến lúc cần phải chấn chỉnh để thầy ra thầy, trò ra trò và phụ huynh ra phụ huynh.
-Để những khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn” hay “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” …trở nên sống động trong thực tiễn.
-Có như vậy mới có một nền giáo dục lành mạnh và phát triển.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29