Đúng quá, bác ạ!
Phải như vậy mới được! | |
Thật là sâu sát! | |
Tỉnh táo trước tin đồn |
- Thì thế. Mà chú nói chuyện bức xúc là chuyện gì?
- Đấy, liên tiếp xảy ra các vụ cháy; vừa nóng rần rật chuyện phụ huynh học sinh bắt cô giáo quỳ, lại có chuyện phụ huynh chỉ vì thấy một vết bầm trên chân con mình, mà lao đến trường uýnh cô giáo đến phải nhập viện do có nguy cơ xảy thai…
- Vậy là chú lại lái câu chuyện sang hướng khác rồi. Nói thật với chú, những chuyện này, buồn quá, tớ chẳng muốn nói nữa.
- Thế bác nghĩ sao về tượng 12 con giáp với đầy đủ bộ phận nhạy cảm, được anh Hải Phòng trưng bày ở khu du lịch Hòn Dấu.
-Hòn Dấu mà lại hở hết cả bộ phận nhạy cảm? Đùa tý thôi, chứ theo tớ cái anh nghệ thuật cũng có chuyện mỗi người nghĩ mỗi khác. Cái anh bảo vệ chủ nghĩa phồn thực coi chuyện này là “nghệ thuật” đấy, dưng theo tớ, một kẻ u tỳ về nghệ thuật thì thấy nó không ổn.
-Chẳng cứ bác u tỳ nghệ thuật mới thấy không ổn đâu, ối nhà mỹ thuật hẳn hoi nhé, cũng phản đối kịch liệt. Rõ là nó không phù hợp với thuần phong mỹ tục của ta.
-Nói như chú cũng là giải thích cho các ý kiến cho rằng bên tây người ta “phồn thực” như thế bao đời nay rồi, có sao đâu. Mà thôi không lan man với chú nữa, tớ đi vào cái khía cạnh xã hội muốn bàn với chú đây.
-Thì chuyện ta vừa bàn cũng là chuyện xã hội cả, vậy bác muốn bàn khía cạnh gì?
-Khía cạnh đánh giá thế nào cho đúng về một con người.
-Bàn chuyện này khó lắm bác ơi. Các cụ có câu “đo lòng sông chứ ai đo được lòng người”.
-Thế nên tớ mới muốn bàn. Chả là vừa rồi trên facbook có cái sờ ta tút đại loại: Có nhiều người rất sang trọng, dùng đồ hàng hiệu, xe sang …
-Vậy chắc chắn phải đánh giá những người này là giàu sang rồi.
-Nếu thế đã chả phải đánh giá. Sau cái sờ ta tút ấy chính ngững người này lại phàn nàn rằng đang nợ nần ngập cổ, phá sản , nhà nát cửa tan đến nơi rồi.
-Thế sao vẫn sang thế.
-Vậy mới đáng bàn. Hỏi vì sao phá sản, nợ nần vậy mà vẫn sài sang…
-Họ trả lời sao bác?
-Rằng, nợ thì nợ vẫn phải sang, vì có sang mới dễ vay được tiền trả nợ. Bởi dù sao cho kẻ giàu sang vay tiền vẫn yên tâm hơn cho kẻ nghèo vay.
-Đúng là chả biết thế nào mà lần bác nhỉ.
-Đấy đánh giá con người giàu hay nghèo khó thế đấy. Thường người ta dễ bị cái hào nhoáng bên ngoài che mắt.
-Hẳn nào em có quen mấy vị đại gia thực thụ, họ sống giản dị lắm, nếu không quen khó mà biết được họ là tỷ tỷ phú.
-Đấy là chuyện giàu, nghèo còn chuyện nhân cách, đánh giá cho đúng lại càng khó.
-Vâng, cái học vấn với cái văn hóa khác hẳn nhau mà bác. Đâu cứ hàm này, vị nọ là có nhân cách tốt đâu.
-Nhân đây tớ kể cho chú câu chuyện này. Câu chuyện từ thời cụ thân sinh ra tớ nói lại, tớ thấy rất thấm thía về cách đánh giá một con người.
-Câu chuyện thế nào bác?
-Chuyện là có 3 người cùng sang nước ngoài học. Họ ở cùng phòng, cùng sắm 3 cái xe đạp để đi lại cho tiện. Ngày ấy chiếc xe đạp cũng đã là tài sản lớn rồi.Trong 3 người, có 2 người chẳng coi cái xe ra gì, còn người kia hôm nào cũng mang xe đạp ra lau chùi rất cẩn thận.
-Chuyện này có là tính cách thì cũng bình thường mà bác.
-Đáng nói là, thấy người kia lau chùi xe, 2 người còn lại đều rè bửu, cho rằng anh này “ki bo”, có cái xe đạp mà phải vất vả lau chùi. Mặc 2 bạn nói, anh này vẫn chăm chút xe đạp của mình, coi đây là của quý…
-Em vẫn chưa hiểu.
-Vậy mà đến khi về nước, 2 người kia đều gói xe của mình gửi về nhà, riêng cái anh “lau chùi” kia gọi một người bạn mới sang đến tặng lại chiếc xe của mình.
-Ồ, hóa ra chẳng biết ai “ki bo” bác nhể. Khó, khó thật.
-Về khía cạnh này, tớ rất tâm đắc câu thơ của cố nhà thơ Xuân Quỳnh: “…Lòng tốt để duy trì sự sống/ Cho con người thực sự Người hơn”.
-Đúng quá, bác ạ!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00