Thật là sâu sát!
Tỉnh táo trước tin đồn | |
Cũng đáng lắm! | |
Phí thời gian bàn chuyện lãng phí |
- Tào lao nào, vấn nạn buôn bán người đã được quản lý và xử lý nghiêm, nên it nhiều đỡ nhức nhối rồi. Tớ muốn nói cái “giải cứu” khác.
- Khác, vậy có gì cấp bách mà bác phải dùng từ “giải cứu”?
- Nói không cấp bách cũng không đúng mà nói cấp bách cũng chưa hẳn. Cái “giải cứu” này cũng không còn mới mẻ gì, dưng chứa ẩn sau nó ối vấn đề đáng bàn.
- Thời gian không có mà bác cứ vòng vo tam quốc, sốt hết cả ruột. Em đề nghị phải “giải cứu” cái thói rườm rà của bác, không bệnh này mà lây lan thì e rằng cái cải cách thủ tục hành chính khó mà thực hiện được.
-Thì tớ vào việc đây. Mấy ngày nay, chú không biết chuyện nhiều người dân Hà Nội tham gia “giải cứu” củ cải cho nông dân huyện Mê Linh à?
-À, em tưởng chuyện gì, chứ chuyện giải cứu nông sản thì có gì mới đâu. Năm nào chả có chuyện này. “Gải cứu dưa hấu”; “giải cứu tỏi, giải cứu ớt…”, “giải cứu lợn”… thôi thì đủ cả.
-Đấy vấn đề đáng nói là ở chỗ không mới mà vẫn xảy ra. Chứng tỏ giải pháp cho việc này nghe ra còn “bí” lắm. Làm thế nào để nông dân không còn phải rơi vào hoàn cảnh được mùa mất giá, được giá lại mất mùa nữa.
-Khó lắm bác ạ. Câu chuyện “đầu ra” cho sản phẩm của nông dân còn “mịt mù” lắm. Chưa có sự gắn kết 3 nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp thì sản phẩm của nông dân cứ gọi là còn long đong.
-Ở vùng sâu, vùng xa gì thì tớ không biết, chứ chuyện hàng trăm tấn củ cải vứt ra đường ở Mê Linh, ngay sát Thủ đô, e là chuyện hiếm.
-Cũng chẳng trách được, việc củ cải bị giảm giá là do người dân không chủ động được đầu ra. Được biết, trong 2.000 tấn củ cải được thu hoạch trên diện tích 20 ha, có tới 95% củ cải phụ thuộc vào thương lái, 5% còn lại tiêu thụ qua hệ thống siêu thị.
-Đấy tớ muốn nói đến cái 5% tiêu thụ qua hệ thống siêu thị ấy. Người nông dân còn đơn độc quá, ta có cả một hệ thống thương mại, hiệp hội siêu thị đủ cả mọi thành phần… mà sao cái anh lưu thông kém vậy.
-Nhiều người dân cho biết vẫn phải mua củ cải với giá cao ở các chợ, vậy tại sao củ cải ở Mê Linh lại đem vứt đi mà không mang vào chợ?
-Có rất nhiều điều để nói, dưng rõ ràng cái anh khuyến nông còn chưa làm hết vai trò đối với nông dân, để dân tự phát không có định hướng nuôi trồng gắn với tiêu thụ…là nguy to rồi.
-95% phụ thuộc vào thương lái thì anh thương lái “to” quá, tha hồ mà đỏng đảnh, hạ giá bao nhiêu chả được.
-Rồi có mỗi chuyện xây dựng ngành công nghiệp chế biến nông sản, tưởng đơn giản mà hàng chục năm nay vẫn giậm chân tại chỗ.
-Không phải ta chưa có vải, nhãn đóng hộp; mít, chuối, dứa sấy… dưng còn khiêm tốn lắm. Mỗi khi có dịp ra nước ngoài nhìn sản phẩm chế biến từ nông sản của họ mà “ước gì” nông sản của ta cũng được như thế. Ngay củ cải, bên cạnh tiêu thụ sản phẩm tươi, cũng cần phải chế biến thành nhiều loại mặt hàng khác nhau.
-Chuyện chế biến nông sản dù sao cũng còn “to tát”, phải có lộ trình, chứ tớ muốn nói đến vai trò của anh thương mại trong lưu thông phân phối ấy. Tại sao nhiều nơi không có củ cải để ăn, nhiều chợ chân sinh không có củ cải, hệ thống siêu thị còn rất ít củ cải…mà ở Mê Linh lại vứt củ cải ra đường?
-Đó chính là nghịch lý. Để mỗi khi có cá nhân tổ chức nào đứng lên “giải cứu” mới thấy hết sức tiêu thụ của người tiêu dùng.
-Thế nên, ngay sau chuyện củ cải vứt ra đường ở Mê Linh, Chủ tịch UBND TP Hà Nội , đã cho khảo sát và giao sở ngành liên quan tới huyện Mê Linh xem xét, đề xuất địa điểm xây dựng chợ đầu mối tại đây để người dân tiêu thụ nông sản, là việc làm rất thiết thực và đáng hoan nghênh lắm.
-Ông Chủ tịch còn khẳng định, vấn đề này cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm hỗ trợ người dân kiến thức tiêu thụ hàng hóa. Cùng đó, các sở ngành cũng phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của người dân. Sở Công Thương cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nông thôn mời các hệ thống bán lẻ, các doanh nghiệp họp bàn kết nối các sản phẩm nông nghiệp cho thành phố.
-Lấy ví dụ “Hoa trồng từ Sơn La còn chuyển về sân bay Nội Bài để xuất khẩu”, ông Chủ tịch chỉ đạo Sở Công Thương cũng phải hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu, xuất xứ nguồn gốc hàng hóa. Thật là sâu sát!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29